Tư lệnh Nga: Vũ khí chính xác Mỹ đe dọa Moscow
Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Korolev tuyên bố, việc Mỹ không ngừng triển khai vũ khí chính xác đến gần Nga khiến Moscow gặp nguy hiểm.
Ông Vladimir Korolev đưa ra tuyên bố trên khi trả lời phỏng vấn nhật báo Krasnaya Zvezda, Mỹ đang gia tăng số lượng hệ thống vũ khí phi hạt nhân chiến lược có độ chính xác cao ở những vùng biển tiếp giáp Nga.
Mỹ hiện đã thiết kế cái gọi là “Chương trình tấn công nhanh toàn cầu”. Đây là chương trình tên lửa siêu thanh có thể tấn công nhanh, chính xác vào bất kỳ vị trí nào trên thế giới chỉ một giờ sau khi nhận lệnh.
Chương trình vạch ra một cuộc không kích bằng vũ khí thông thường có độ chính xác cao nhằm vào các cơ sở quân sự chủ chốt của đối phương như trung tâm chỉ huy, trụ sở quân sự và quan trọng nhất là các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cùng với việc đưa vũ khí đến gần Nga và chương trình tấn công nhanh của Mỹ đang khiến Nga gặp nguy hiểm.
Mỹ phóng tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó, cổng thông tin Global Firepower cho biết rằng, sức mạnh quân đội Mỹ hiện nay rất mạnh và hoàn toàn vượt qua sức mạnh của Nga, Trung Quốc và 124 quốc gia khác. Tuyên bố này dựa trên tất cả hơn 50 yêu tố, bao gồm ngân sách quân sự, nhân lực và số lượng, chất lượng vũ khí trang bị.
Theo số liệu chi tiêu quân sự của các quốc gia trên toàn thế giới, Mỹ, Nga và Trung Quốc là những quốc gia chi tiêu quốc phòng rất lớn. Chi tiêu quốc phòng của Mỹ khoảng 611 tỷ USD, Trung Quốc khoảng 215 tỷ USD và Nga khoảng 69,2 tỷ USD. Rõ ràng ngân sách quân sự mà Mỹ bỏ ra rất lớn, lớn hơn Trung Quốc gần 3 lần và hơn Nga gần 9 lần.
Xét về tiềm năng con người, hiện nay quân đội chính quy Mỹ có khoảng 1,4 triệu người, còn quân đội Nga khoảng gần 800 ngàn người. Rõ ràng xét về quân số chính quy quân đội Mỹ lớn hơn rất nhiều so với Nga.
Video đang HOT
Về vũ khí trang bị, hiện nay quân đội Mỹ được trang bị khoảng 8848 xe tăng, 72 tàu ngầm và 13892 máy bay, còn quân đội Nga khoảng 15400 xe tăng, 3430 máy bay và 55 tàu ngầm.
Quân đội Mỹ có số xe tăng ít hơn Nga gần 2 lần nhưng số máy bay lại nhiều hơn Nga hơn 4 lần. Đặc biệt lợi thế của Mỹ là sở hữu hạm đội gồm 10 tàu sân bay trong khi đó hiện nay Nga chỉ có duy nhất 1 tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Dựa vào những con số rõ ràng quân đội Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối trước Nga. Một giả thiết được đưa ra là trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Nga-Trung Quốc sẽ liên minh lại với nhau.
Tuy nhiên cơ hội họ dành chiến thắng không nhiều bởi vì Mỹ còn có NATO và các nước đồng minh khác nữa, và thậm chí Mỹ có thể dành chiến thắng nhanh chóng. Lầu Năm Góc có thể sử dụng 3500 – 4000 loại vũ khí chính xác cao, cho phép đánh bại các hệ thống phòng thủ, tiêu diệt các mục tiêu và cơ sở hạ tầng của Nga trong vòng 6 giờ.
Đặc biệt Washington nhấn mạnh thêm rằng, Bắc Kinh và Moscow có những mục tiêu khác nhau và không hòa đồng, vì vậy khả năng họ cùng nhau chống lại Mỹ về mặt quân sự rất thấp.
Tuy nhiên đánh giá của Mỹ chỉ đúng trong vài năm trước, hiện tại tình hình đã thay đổi. Vài ngày trước, trong bài phát biểu của mình ở diễn đàn cấp cao Hợp tác Quốc tế “Một vành đai, một con đường”, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ các sáng kiến của Trung Quốc.
Theo đó, Trung Quốc bây giờ không chỉ nhận từ Nga những loại vũ khí mới mà còn “chủ động sử dụng vũ khí” để cải tiến, sản xuất nhờ công nghệ tiên tiến của Nga nhằm tăng cường quân sự quốc phòng.
Ngay sau đó các nhà phân tích Mỹ đã có bản báo cáo cho Quốc hội Mỹ, trong đó bày tỏ lo ngại về sự hợp tác quân sự mới giữa Nga – Trung Quốc. Đối với phương Tây, họ hoảng sợ.
Một số chuyên gia cho rằng, hiện nay Nga có nhiều lĩnh vực vượt trội hoàn toàn so với Mỹ và các nước đồng minh. Nhằm chống lại các mối đe dọa này Tổng thống Donald Trump đã quyết định rót thêm 54 tỷ USD.
Nguồn kinh phí này sẽ ưu tiên thực hiện các dự án nhằm chống lại tên lửa Zircon và tổ hợp tên lửa Sarmat và những vũ khí khác có tốc độ siêu thanh của Nga.
Những loạt bài phân tích trên Global Firepower thường xuyên tán dương quân đội Mỹ là mạnh nhất và Mỹ có thể đối phó được với cả Nga và Trung Quốc cùng một lúc. Tuy nhiên không ai kiểm nghiệm, và chúng vẫn chỉ dừng lại ở những tuyên bố lớn.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet.vn
Nga Mỹ 'đá xoáy' Trung Quốc về vi phạm chủ quyền, sao chép vũ khí
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc làm xói mòn luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền của các nước nhỏ hơn thì Nga cũng cáo buộc Trung Quốc sao chép nhiều loại vũ khí của Moscow.
Theo ông, Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng các lực lượng vũ trang, nâng cao năng lực của họ trong các lĩnh vực không gian và mạng. Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền của các nước nhỏ hơn mà còn tìm cách làm xói mòn luật pháp và quy chuẩn quốc tế vốn mang lại lợi thế cho bản thân.Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York (Mỹ) ngày 13/12, ông Mark Esper Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết hiện nay Trung Quốc và Nga đang là hai thử thách hàng đầu của nước này trong thiết lập trật tự thế giới dựa trên luật quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper (Ảnh: Getty)
Trung Quốc đã đưa ra yêu sách "đường chín đoạn" phi lý nhằm đòi hỏi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông. Nước này cũng ngang nhiên tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng, triển khai thiết bị quân sự trái phép tại Biển Đông, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc hiện hành tại Biển Đông, do vậy nước này đã phá vỡ hiện trạng khu vực.
Bộ trưởng Esper cho rằng "hành vi của Trung Quốc đã đi ngược lại hoàn toàn với tầm nhìn của Mỹ, một tầm nhìn tôn trọng và mở ra cơ hội cho tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ".
Ông khẳng định Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc và đảm bảo các quy tắc cũng như trật tự quốc tế hiện hành, bằng cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các đồng minh truyền thống.
Trong khi đó, phát biểu trên Tass ngày 13/12, ông Yevgeny Livadny, trưởng bộ phận phụ trách sở hữu trí tuệ của tập đoàn quốc phòng Rostech của Nga khẳng định Trung Quốc đã sao chép nhiều loại vũ khí của nước này.
Máy bay J-15, vũ khí Trung Quốc bị nghi sao chép Su-33 của Nga (Ảnh: Reuters)
"Sao chép không xin phép các thiết bị của chúng ta ở nước ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Đã có 500 trường hợp như vậy trong 17 năm qua. Riêng Trung Quốc đã sao chép động cơ máy bay, các máy bay của hãng Sukhoi, các hệ thống phòng thủ, các tên lửa phòng không có thể di chuyển, thiết bị của hệ thống tự hành đất đối không tầm trung Pantsir", ông Livadny cho hay.
Việc sao chép được nhiều chuyên gia nước này phát hiện ở nước ngoài tuy nhiên lại không có bằng chứng vì vũ khí Nga không có bằng sáng chế đăng ký ở nước ngoài.
"Các công ty nước ngoài như Raytheon (Mỹ) hay BAE Systems (Anh) có 5.000 bằng sáng chế ở nước ngoài. Họ đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ vì vậy sẽ ít rủi ro. Trong khi đó, ngay cả Bộ Quốc phòng hay các công ty doanh nghiệp quốc phòng của Nga không đăng ký bằng sáng chế ở nước ngoài", ông Livadny lý giải.
Theo thoidai.com.vn
Tin thế giới : Ngoại trưởng Nga tuyên bố vỗ mặt Mỹ Nga phát triển các tên lửa mới là nhằm đối phó với các hành động của Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov "Quyết định của Nga để phát triển các vũ khí từng bị cấm bởi một thỏa thuận không còn tồn tại chỉ là một biện pháp đáp trả các bước đi của Washington", ông...