Tư lệnh Mỹ nói về ý nghĩa tuần tra gần đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông
Đô đốc Mỹ Harry Harris khẳng định chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông là “hợp thức hóa luật pháp quốc tế” và nó “giúp ích cho các nước”.
Đô đốc Harry Harris phát biểu trước các lãnh đạo trẻ tại Đối thoại Shangri-La, Singapore. Ảnh: Trọng Giáp
“Tôi tin rằng tự do hàng hải giúp ích cho các nước trong khu vực vì nó hợp thức hoá quan điểm luật quốc tế dành cho tất cả chúng ta và luật quốc tế cho phép tàu bè, máy bay của chúng ta hoạt động trên đại dương. Đó là ý nghĩa của chương trình tự do hàng hải”, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, hôm qua nói trước các lãnh đạo trẻ Đông Nam Á và quốc tế, trong chương trình song hành cùng Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Đối thoại Shangri-La tại Singapore.
Tàu khu trục USS Dewey hôm 24/5 tuần tra xung quanh đá Vành Khăn, một trong 7 đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và thực hiện diễn tập cứu nạn. Cuộc tuần tra được coi là hành động thách thức mạnh mẽ nhất của Mỹ nhắm tới hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển Biển Đông, đồng thời phát đi thông điệp tới Bắc Kinh rằng họ không có quyền lãnh hải quanh các đảo nhân tạo đó.
Ông Harris cũng quan ngại về việc hình thành một số căn cứ quân sự trên Biển Đông.
Video đang HOT
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ hồi cuối tháng 3 cho biết Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông. Tại đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn có các cơ sở hải quân, không quân, radar và cơ sở phòng thủ. Hồi tháng hai, giới chức Mỹ cũng nói Trung Quốc đã xây xong khoảng 20 kiến trúc trên đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, nghi để bố trí tên lửa đất đối không tầm xa.
Trung Quốc ngang nhiên cho rằng nước này “có quyền xây dựng” các cơ sở quân sự ở Biển Đông, bao biện đây là “quyền phòng vệ của Trung Quốc”.
Tư lệnh Mỹ cho rằng “đây là vấn đề lựa chọn của Trung Quốc” bất chấp “là bên ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”, “bất chấp kết quả phán quyết của toà trọng tài, trong vụ kiện cụ thể giữa Philippines và Trung Quốc”.
Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách của Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Đối thoại Shangri-La, ông phản đối các quốc gia quân sự hóa các đảo nhân tạo và thực thi yêu sách hàng hải thái quá, không chấp nhận những thay đổi hiện trạng đơn phương, cưỡng ép.
Ông Mattis cho rằng việc tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do đi lại trên không, trên biển sẽ giúp bảo đảm sự ổn định, xây dựng lòng tin, an ninh và thịnh vượng. Mỹ sẽ tiếp tục công việc đảm bảo hòa bình, thịnh vượng và tự do cho châu Á, tôn trọng mọi quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc bực tức với hoạt động trinh sát cự ly gần ở Biển Đông
Tướng Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore nói nước này phản đối việc trinh sát cự ly gần ở Biển Đông.
Trung tướng Hà Lôi (phải) ngồi cạnh Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh: Reuters
"Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết phản đối hoạt động trinh sát cự ly gần và các hoạt động quân sự khác", CCTV dẫn lời trung tướng Hà Lôi (He Lei), dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-la ở Singpore, hôm qua tuyên bố.
Ông Hà, hiện là Phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc "có đóng góp vào luật lệ quốc tế và khu vực". Viên tướng này cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông "chưa bao giờ là vấn đề".
"Tôi nghĩ tự do hàng hải không đồng nghĩa với hoạt động trinh sát cự ly gần", ông Hà phát biểu. Ông Hà nói rằng các máy bay quân sự và tàu chiến tiếp cận vùng nước, vùng trời để trinh sát cự ly gần thực thể mà ông ngang nhiên gọi là "đảo của Trung Quốc" không phải là hoạt động tự do hàng hải.
Tàu khu trục USS Dewey ngày 24/5 tiến vào vùng 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, trong hoạt động được biết với tên gọi tự do hàng hải. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên của Mỹ kể từ tháng 10 năm ngoái, cũng là lần đầu tiên kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một.
Vành Khăn là một trong số 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi lấp, cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo và xây dựng các đường băng phi pháp, đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay quân sự hạng nặng. Trung Quốc ngày 25/5 ngang nhiên lên tiếng "cảnh báo" và phản đối chuyến tuần tra của tàu hải quân Mỹ.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Khi nói về việc tàu chiến Mỹ tuần tra gần đá Vành Khăn, Việt Nam nhắc lại lập trường nhất quán là tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Đối thoại Shangri-la được tổ chức lần đầu năm 2002, là hội nghị hàng đầu về các vấn đề an ninh và địa chính trị ở châu Á Thái Bình Dương. Đối thoại Shangri-la năm nay được tổ chức từ ngày 2/6 đến 4/6.
Văn Việt
Theo VNE
Tàu Mỹ lần đầu tuần tra tự do hàng hải Biển Đông dưới thời Trump Tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa, trong chuyến tuần tra tự do hàng hải đầu tiên dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tàu khu trục USS Dewey của Mỹ. Ảnh: USNavy Tàu khu trục USS Dewey tuần tra xung quanh Đá Vành Khăn ở quần đảo...