Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm Đà Nẵng
Trong khuôn khổ chuyến thăm đến Việt Nam, ngày 17/12, Đô đốc Harry B. Harris – Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) và phu nhân đã đến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng.
Ngay sau khi xuống sân bay Đà Nẵng, Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và đoàn công tác đã có buổi thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (Đà Nẵng) và chào xã giao UBND TP Đà Nẵng.
Buổi làm việc giữa Đô đốc Harry B. Harris và lãnh đạo TP Đà Nẵn
Tại buổi chào xã giao, các bên đã trao đổi, chia sẻ và ghi nhận sự nỗ lực hợp tác giữa lực lượng hải quân 2 nước trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ trong suốt thời gian qua.
Tại buổi chào xã giao với ông Văn Hữu Chiến – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Đô đốc Harry B. Harris đã cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của UBND TP Đà nẵng trong các hoạt động hợp tác quốc phòng của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đồng thời với cương vị mới của mình, Đô đốc Harry B. Harris sẽ nỗ lực để thúc đẩy, phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, giữa Đà Nẵng và các thành phố của Mỹ.
Video đang HOT
Chủ tịch TP Đà Nẵng – ông Văn Hữu Chiến (phải) trao quà lưu niệm đến Đô đốc Harry B. Harris
Trao đổi với Đô đốc Harry B. Harris, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã cảm ơn sự hợp tác của chính phủ Mỹ trong thời gian qua, nhất là trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. Đồng thời hy vọng trong nhiệm kỳ của mình, Đô đốc Harry B. Harris sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển hơn nữa.
Lãnh đạo Đà Nẵng cũng cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề tẩy rửa chất độc điôxin tại sân bay Đà Nẵng và hỗ trợ người khuyết tật tại Đà Nẵng trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Đà Nẵng đã hoan nghênh việc Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Đề nghị Đô đốc trên cương vị mới của mình (Tổng thống Obama đã bổ nhiệm Đô đốc Harry B. Harris làm Tư lệnh Thái Bình Dương vào ngày 22/9/2014) sẽ có những đóng góp tích cực hơn nữa vào hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam từ 15-17/12/2014, Đô đốc Harry B. Harris đã có buổi làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại Giao và Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam.
Sau khi thăm Đà Nẵng, Đô đốc Harry B. Harris và đoàn công tác sẽ đến căn cứ của Hạm đội tại Singapore.
Theo Dân Trí
Đài Nga bình việc đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào Cam Ranh
Phải chăng Nga đang trở lại Cam Ranh? Tiêu đề như vậy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi Nga và Việt Nam ký kết thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.
Bình luận viên của Đài Tiếng nói nước Nga Aleksei Lensov viết: Tháng Tư năm 1905, lần đầu tiên có tàu biển lớn vào đỗ cảng Cam Ranh. Đó là đội tàu Thái Bình Dương của nước Nga. Khi đó đang diễn ra cuộc chiến tranh Nga-Nhật, đội tàu này đã đi từ cảng Baltic của Nga đến khu vực chiến sự trong vùng biển Nhật Bản. Đội tàu Nga đã cập cảng Cam Ranh trong hai tuần để lấy nước, thực phẩm và than đá.
Sau ba phần tư thế kỷ, trong tình hình địa chính trị hoàn toàn mới, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là trạm hậu cần của Hải quân Liên Xô trong vòng 25 năm. Khi đó, tại Cam Ranh đã lập ra căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, với tổng diện tích 100 km2. Được thuê căn cứ này miễn phí, Liên Xô đã giúp Việt Nam khôi phục Hải quân và các lực lượng vũ trang, điều đó đặc biệt cấp thiết sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Năm 2001, ban lãnh đạo Nga đã quyết định sơ tán căn cứ trước thời hạn. Tổng biên tập tạp chí Nga "Quốc phòng" Igor Korotchenko cho biết: "Như vậy, ở đây không hề nói về căn cứ quân sự nào. Đây chỉ là thỏa thuận cho các tàu chiến của Nga vào cảng Cam Ranh bằng thủ tục đơn giản, không cần thỏa thuận ngoại giao, để bổ sung lương thực và nước, để thủy thủ đoàn có thể nghỉ ngơi và tiến hành các sửa chữa cần thiết. Định dạng chỉ có như vậy."
Đơn giản hóa thủ tục nhập cảng có nghĩa là tàu Hải quân Nga khi vào Cam Ranh chỉ cần thông báo cho giới chức cảng. Sau đó, các tàu tự động được phép nhập cảng. Tàu có thể nhập cảng miễn phí, nhưng phải trả tiền cho tất cả các dịch vụ khác: tiếp nhiên liệu, cung cấp nước và thực phẩm, nạp điện, sửa chữa. Trong thực tế, các điều kiện như thế cũng đã được cung cấp cho hạm đội Thái Bình Dương khi các tàu Nga vào Vịnh Cam Ranh năm 1905. Hiện nay, Việt Nam là nước thứ hai sau Syria mà Nga có thỏa thuận tương tự.
Ông Igor Korotchenko nói tiếp: "Hiện nay, Hải quân Nga đang mở rộng sự hiện diện của mình trên các đại dương thế giới. Điều đó có nghĩa là sẽ có những chuyến đi xa mới, sẽ có giải pháp cho các vấn đề bên ngoài khuôn khổ cũ. Do đó, việc đơn giản hóa thủ tục nhập cảng Cam Ranh sẽ tăng cường khả năng hoạt động của Hải quân Nga."
Trong số những cơ hội đó là những chuyến đi bất ngờ đến các khu vực. Phía Nga có thể mua nhiên liệu và thực phẩm trực tiếp tại Việt Nam cho tàu mà không phải chở tất cả từ Nga. Và các lực lượng hải quân Nga sẽ có thể đáp trả kẻ thù tiềm năng ở xa biên giới Nga.
Bình luận viên Aleksei Lensov cho rằng còn có một khía cạnh nữa là Nga không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra trong vùng biển cách xa Nga. Hải quân Nga chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước mình. Nếu nói về Biển Đông thì Trung Quốc thực sự đang có tham vọng khẳng định quyền sở hữu đối với hầu hết toàn bộ vùng biển này. Nếu trường hợp tình hình trở nên phức tạp, trong khu vực này có thể xuất hiện lực lượng hải quân của Mỹ và các nước đang muốn tuyên bố chủ quyền đối với khu vực giàu tiềm năng dầu khí này. Khi ấy, rất cần nhóm tàu chiến của Nga để duy trì sự cân bằng lực lượng. Trên thực tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảng đối với tàu Nga sẽ cho phép duy trì nhóm tàu này tại Cam Ranh./.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga
VOV.VN
Pháp quyết qua mặt đồng minh, "đi đêm" với Nga? Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral thứ hai mà Pháp đóng cho Nga đã được hạ thủy trong ngày hôm qua (20/11), hãng tin RIA Novosti cho biết. Động thái này khiến người ta nghĩ rằng, Pháp quyết qua mặt đồng minh để "đi đêm" với Nga dù bên ngoài vẫn thể hiện rằng Paris đang theo tiến trình của phương Tây....