Tư lệnh Hải quân Nga bác tin loại biên tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolay Yevmenov, xác nhận tàu ngầm hạt nhân hạng nặng Dmitry Donskoy sẽ còn hoạt động trong nhiều năm nữa.
Tàu ngầm hạt nhân hạng nặng Dmitry Donskoy. Ảnh: TASS
“Ai nói rằng tàu Dmitry Donskoy sẽ bị loại biên khỏi hạm đội? Con tàu này vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và sẽ phục vụ thêm vài năm nữa”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Yevmenov cho biết hôm 15/8.
Trước đó, một số nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu và các cơ quan quốc phòng ở miền Bắc nước Nga cũng đã bác bỏ thông tin cho rằng tàu ngầm Dmitry Donskoy sắp bị loại khỏi danh sách các tàu chiến của Hải quân Nga.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Dmitry Donskoy hạ thủy vào ngày 29/9/1980 và gia nhập Hải quân Nga vào ngày 29/12/1981. Ban đầu, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của hệ thống D-19 là vũ khí chính của tàu. Năm 2002, hệ thống này được nâng cấp theo đề án 941UM và tham gia thử nghiệm tên lửa Bulava.
Vào mùa hè năm 2017, tàu ngầm Dmitry Donskoy đã thực hiện chuyến đi liên hạm đội đến biển Baltic, tham gia Cuộc diễu hành Hải quân. Tổng cộng, Hải quân Nga đã tiếp nhận 6 tàu ngầm thuộc Đề án 941 trong giai đoạn 1981-1989. Tất cả đều đóng tại cơ sở Zapadnaya Litsa của Hạm đội Phương Bắc. Đến nay, 3 trong số chúng đã bị loại biên. Hai chiếc – Arkhangelsk và Severstal – đã rút khỏi hạm đội và đang chờ xử lý.
Với kích thước khổng lồ, Dmitry Donskoy đã được kỷ lục Guinness công nhận là tàu ngầm lớn nhất thế giới năm 1988, với chiều dài 172 m và rộng 23 m. Chiều cao của con tàu này sánh ngang với một tòa nhà chung cư 9 tầng.
New Zealand có tiềm năng tham gia AUKUS
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết trong tương lai, New Zealand có thể trở thành thành viên mới của liên minh AUKUS cùng với Australia, Anh và Mỹ.
Một quân nhân của Quân đội New Zealand đang quan sát các tàu chiến cập cảng Waitemata. Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn đài Radio New Zealand ngày 9/8, bà Wendy Sherman khẳng định trong thời gian tới, liên minh AUKUS sẽ cân nhắc về các quốc gia công nghệ mới nổi khác cùng vai trò của họ đối với an ninh thế giới. Và tại thời điểm đó, New Zealand sẽ là một ứng cử viên tiềm năng.
Tháng 9/2021, Australia, Anh và Mỹ đã thiết lập hệ đối tác ba bên mới mang tên AUKUS, nhằm mục đích hỗ trợ Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân riêng. Sau động thái này, Canberra tuyên bố rút khỏi hợp mua 12 tàu ngầm tấn công trị giá 66 tỷ USD với Pháp và bị Paris phản đối mạnh mẽ.
Mỹ đã cam kết hỗ trợ Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân riêng để tăng cường tiềm lực quân sự quốc gia. Theo đó, Australia sẽ tiếp nhận ít nhất 8 tàu ngầm với sự hỗ trợ công nghệ của Mỹ. Chiếc tàu đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2036.
Trước diễn biến trên, Nga và Trung Quốc đều bày tỏ quan ngại về những thách thức đối với an ninh khu vực do việc thành lập AUKUS gây ra. Moskva và Bắc Kinh cho rằng động thái này có thể dẫn đến sự sụp đổ của nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Hải quân Nga kiểm soát vùng Tây Bắc Biển Đen trong chiến dịch ở Ukraine Hạm đội Biển Đen của Nga đã giành ưu thế ở Biển Azov và thiết lập quyền kiểm soát vùng Tây Bắc Biển Đen nhờ các hoạt động hải quân của nước này trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Một tàu chiến của Hạm đội Biển Đen Nga. Ảnh: TASS Đó là tuyên bố của Đô đốc Igor Osipov, Tư...