Tư lệnh Hải quân Mỹ: Mỹ hoạt động ở Biển Đông là chuyện thường
Người đứng đầu Hải quân Mỹ lên tiếng phản bác cáo buộc của Trung Quốc rằng Mỹ gây hấn “châm dầu vào lửa” ở Biển Đông, khi nói rằng tàu và máy bay Mỹ tuần tra Biển Đông là chuyện thường, không phải khiêu khích.
Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ – Ảnh: Hải quân Mỹ
Hoạt động của Mỹ trên vùng biển quốc tế trong khu vực Biển Đông không nên xem là điều đáng ngạc nhiên và đó cũng không phải là hành động khiêu khích, Reuters ngày 15.10 dẫn lời đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Tokyo (Nhật Bản), đô đốc Richardson đã phản bác cáo buộc của Bắc Kinh nói rằng Washington đang gây hấn và “châm dầu vào lửa” ở Biển Đông.
Trước đó, trong một thông cáo ngày 14.10, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc cho biết “quan ngại sâu sắc” về tuyên bố chung của các bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ và Úc.
Video đang HOT
“Chúng tôi đề nghị các bên có liên quan chấm dứt sử dụng tiêu chuẩn kép. Tốt hơn là họ nên giữ cam kết không đứng về phe nào trong những vụ tranh chấp và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định khu vực, hơn là châm dầu vào lửa”, thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc viết.
Trước đó nữa, trong tuyên bố chung sau cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ở Boston (Mỹ), các quan chức cấp cao của Mỹ và Úc cũng bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 13.10 tuyên bố quân đội Mỹ sẽ đưa tàu, máy bay đến bất kỳ đâu ở vùng biển quốc tế, kể cả Biển Đông.
Báo Navy Times (Mỹ) hôm 7.10 dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ nói rằng hải quân nước này sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh khi cho biết sẽ gửi tàu đi vào bên trong vùng giới hạn 12 hải lý ở quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông. Navy Times nói việc đưa tàu vào khu vực này đang đợi sự chấp thuận của chính phủ Obama.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc khoe vũ khí trên không 'khống chế Biển Đông'
Truyền thông Trung Quốc "khoe" rằng máy bay ném bom của nước này có thể không kích chính xác tầm xa, giữa lúc Mỹ sắp điều tàu chiến và máy bay áp sát những đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Trung Quốc - Ảnh: Quân đội Trung Quốc
Không quân Trung Quốc có khả năng tiến hành những cuộc không kích chính xác tầm xa trong mọi điều kiện thời tiết, tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 14.10 dẫn lời chuyên gia không quân Trung Quốc Fu Qianshao cho hay.
"Máy bay ném bom H-6K của chúng ta đã tham gia những cuộc tập trận tầm xa ở Thái Bình Dương; phi đội H-6K có khả năng tiến hành nhiều chiến dịch khác nhau bao gồm những cuộc không kích chính xác tầm xa", ông Fu khoe khoang.
Theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản), H-6K là phiên bản Trung Quốc của máy bay ném bom chiến lược hai động cơ Tupolov Tu-16 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. Máy bay ném bom H-6K lần đầu tiên bay vào năm 2007 và từ đó trải qua nhiều lần nâng cấp. Nếu không tiếp nhiêu liệu, H-6K có tầm bay tối đa 3.000 km; tuy nhiên tầm bay của H-6K có thể tăng lên đến gần 5.000 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không hai lần. Hiện Không quân Trung Quốc có 36 máy bay loại này.
"Trước đây, những máy bay ném bom của chúng ta chỉ có thể thả bom nên không thể tiến hành những cuộc không kích chính xác, nhưng H-6K được nâng cấp với những công nghệ tiên tiến, có thể mang và phóng tên lửa hành trình không đối đất và tên lửa diệt hạm, đồng nghĩa với việc có thể tấn công nhiều mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển trong một sứ mạng", ông Fu cho biết thêm.
Máy bay H-6K mặc dù thiếu công nghệ tàng hình nhưng có thể mang theo 7 tên lửa diệt hạm siêu thanh YJ-12 (tầm bắn 400 km) hoặc tên lửa hành trình CJ-20 (tầm bắn 2.400 km), chuyên san quốc phòng IHS Jane's Defense Weekly (Anh) cho biết. Tạp chí này cũng cho rằng H-6K cũng có thể mang theo nhiều loại vũ khí chính xác mới có sẵn trong kho vũ khí của Trung Quốc.
China Daily đăng tải bài viết với ý kiến chuyên gia Fu đánh giá sức mạnh của H-6K giữa lúc các chuyên gia quốc tế nhận định Mỹ sẽ điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý và những hành động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Cũng trong ngày 14.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông, và một số quốc gia cố bành trướng sức mạnh quân sự ở vùng biển này (ám chỉ Mỹ) nên chấm dứt thổi phồng vấn đề.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 15.10 đăng bài xã luận, ngang ngược chỉ trích Mỹ "liên tục gây hấn" ở Biển Đông. Hoàn Cầu Thời báo cho biết thêm quân đội Trung Quốc "nên sẵn sàng có những biện pháp đáp trả tùy theo mức độ gây hấn của Mỹ".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc sẽ phải 'ngậm bồ hòn' nhìn chiến hạm Mỹ áp sát đảo nhân tạo Giới phân tích cho rằng Trung Quốc không thể làm gì nếu chiến hạm Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của nước này trên Biển Đông và việc dùng vũ lực là hành động tự sát. Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: US Navy Thứ năm tuần trước, tờ Navy Times...