Tư lệnh Giao thông báo cáo Quốc hội hướng xử lý 4 điểm nóng BOT
Sau khi xử lý xong 15/19 dự án BOT có những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua, Bộ GTVT đang rốt ráo xử lý hoặc xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hướng xử lý 4 dự án còn lại.
Việc thu phí hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng đường Thái Nguyên – Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 – Km100 vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.
Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, 7, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn.
Trong bản báo cáo gồm hơn 30 trang A4, Bộ trưởng Bộ GTVT đã báo cáo Quốc hội, các đai biểu Quốc hội khá chi tiết và có trách nhiệm việc xử lý các điểm nóng thuộc trách nhiệm của bộ này trong các lĩnh vực công tác như: xây dựng; rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực GTVT; quản lý, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; việc thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; phương án đầu tư phát triển vận tải đường sắt bảo đảm an toàn, hiệu quả; phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam; các biện pháp, giải pháp, hoạt động chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông; việc cơ cấu lai lĩnh vực vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải; các biện pháp, giải pháp bảo đảm trật tự ATGT…
Đáng lưu ý là Bộ GTVT đã dành một dung lượng đáng kể để báo cáo về Theo Tư lệnh ngành GTVT, trong thời gian qua, việc rà soát, xử lý các tồn tại, bất cập, vướng mắc về vị trí trạm BOT đã được Bộ Giao thông vận tải thực hiện và báo cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại nhiều báo cáo từ năm 2015 đến nay. Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để xem xét một cách cẩn trọng và có nhiều chỉ đạo cụ thể và kịp thời.
Theo đó, Bộ GTVT đã nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức đánh giá, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục bất cập tại các trạm BOT trên các tuyến quốc lộ. Đến nay, 15/19 trạm đã được khắc phục, tình hình an ninh trật tự, ATGT đến nay đã ổn định.
Video đang HOT
Đối với 4 trạm bất cập còn lại, Bộ GTVT cho biết là do tính chất đặc thù nên việc triển khai các giải pháp xử lý gặp nhiều vướng mắc.
Cụ thể, đối với trạm Bỉm Sơn (thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây Thanh Hóa đoạn Km0 – Km6), do trạm nằm ngoài phạm vi dự án, nếu tiếp tục thu phí để hoàn vốn cho tuyến tránh phía Tây Tp.Thanh Hóa sẽ phát sinh nguy cơ mất an ninh trật tự, ATGT.
Thực hiện kết luận của Chính phủ tại Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 26/6/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa và Nhà đầu tư nghiên cứu phương án di dời trạm Bỉm Sơn về tuyến tránh phía Tây để hoàn vốn. Tuy nhiên, do hiện tại có 3 tuyến song hành (gồm Quốc lộ 1 qua Tp. Thanh Hóa, tuyến tránh phía Đông và tuyến tránh phía Tây), đồng thời trên tuyến có nhiều vị trí giao cắt nên các xe có thể tránh trạm, nên việc đặt trạm thu phí trên tuyến tránh phía Tây không thể bảo đảm hoàn vốn cho Dự án. Do vậy, Bộ GTVT dự kiến báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn nhà nước để thanh toán cho nhà đầu tư.
Đối với trạm thu phí trên Quốc lộ 3 (thu phí hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng đường Thái Nguyên – Chợ Mới và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 – Km100), Bộ GTVT đã làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên để thống nhất về phương án giảm giá. Đến nay, phương án giảm giá đã được thống nhất, các cơ quan chức năng của Bộ GTVT và tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức đến các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo ý kiến của UBND tỉnh Thái Nguyên, còn một bộ phận nhân dân chưa đồng tình, thường xuyên tụ tập phản đối tại Trạm thu phí, Ban tiếp công dân của tỉnh, yêu cầu dỡ bỏ Trạm thu phí và được đối thoại với cấp có thẩm quyền.
Bộ GTVT và UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp để hạn chế tối đa phát sinh các tình huống phức tạp. Trường hợp quá khó khăn, Bộ GTVT sẽ dừng thu phí và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư và xóa trạm trên Quốc lộ 3.
Đối với Trạm thu phí T2 (hoàn vốn cho Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 và Quốc lộ 91B), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã làm việc với UBND Tp. Cần Thơ và tỉnh An Giang để xem xét các phương án xử lý vướng mắc đối với trạm T2. Trên cơ sở đánh giá tình hình an ninh, trật tự, Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của các địa phương lựa chọn phương án không tiếp tục thu phí tại trạm T2, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho phần đầu tư Quốc lộ 91B, giao UBND Tp. Cần Thơ tiếp nhận, quản lý bảo trì đoạn tuyến Quốc lộ 91B đã đầu tư nêu trên.
Đối với trạm thu phí La Sơn – Túy Loan, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất phương án không sử dụng trạm thu phí La Sơn – Túy Loan để hoàn vốn, bổ sung vốn Nhà nước để hỗ trợ nhằm bảo đảm hiệu quả tài chính. Quan điểm của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thì cơ chế thu phí trạm La Sơn – Túy Loan không chịu tác động của Luật quản lý, sử dụng tài sản công nên vẫn có thể xem xét tiếp tục cho thu phí.
Do có những khó khăn, vướng mắc về giải pháp xử lý các trạm bất cập nêu trên nên đến nay các trạm vẫn chưa được thu phí, gây sụt giảm doanh thu tại các dự án. Bộ GTVT khẳng định, trường hợp không được khắc phục sớm, sẽ phá vỡ phương án tài chính, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến chính sách điều hành tiền tệ của quốc gia cũng như môi trường thu hút đầu tư tư nhân, tạo áp lực về ngân sách nhà nước trong các giai đoạn tiếp theo.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao kết quả cải cách hành chính của Khánh Hòa
Chiều 15/5, tại thành phố Nha Trang, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dẫn đầu đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa.
Một góc thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả về cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa đạt được thời gian qua.
Phó Thủ tướng chỉ ra những thành quả bước đầu Khánh Hòa đạt được, đặc biệt là nhóm 7 giải pháp quản lý nhà nước về cải cách hành chính theo chương trình tổng thể của Chính phủ. Cụ thể, tỉnh đã tinh giản 253 công chức, giảm 3.095 viên chức trong bộ máy chính quyền.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức được quan tâm đẩy mạnh, số lượng cán bộ cấp xã đạt chuẩn 1.339/1.418 người. Công tác xây dựng chính quyền điện tử được tích cực triển khai, duy trì gần 160 trang thông tin điện tử, cung cấp nhu cầu thông tin về hành chính công, thực hiện đồng bộ việc gửi, nhận văn bản từ Trung ương đến địa phương.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, qua những kết quả này cho thấy, mặc dù còn khó khăn nhưng Khánh Hòa đã vươn lên khắc phục, trong đó có cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế tỉnh cần khắc phục, như cải cách hành chính chưa đồng đều giữa các sở, ngành, chất lượng cải cách thủ tục hành chính chưa đạt so với yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của nhân dân.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, công tác cải cách hành chính được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan, ban, ngành, địa phương. Tỉnh đã triển khai kết nối hệ thống văn bản quản lý và điều hành - Eoffice, thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính, phối hợp cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức doanh nghiệp.
Việc đưa Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh đi vào hoạt động đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, góp phần xây dựng chính quyền điện tử, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Đối với các mục tiêu cụ thể tỉnh đề ra giai đoạn 2011-2020, hầu hết các mục tiêu đều đạt, trong đó nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, hoàn thành sớm như triển khai một cửa liên thông theo hướng hiện đại, hoàn thiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính 3 cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính...
Trong các tháng tiếp theo, tỉnh Khánh Hoà đặt nhiệm vụ trọng tâm về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp tục triển khai kết nối Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia, tổ chức triển khai Đề án thí điểm xây dựng Khu dân cư điện tử, triển khai Đề án thí điểm định lượng hóa công việc nhằm phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Kết thúc buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao 200 triệu đồng tặng Quỹ Khuyến học tỉnh Khánh Hòa.
Tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường, phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Với sự quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, sự đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức của nhân dân cả nước, của các tổ chức tôn giáo, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt được kết quả tích cực, cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh. Các Hòa thượng, tăng ni dự Đại lễ kính mừng...