Tủ lạnh sau Tết thở “phì phò” như máy cày, gọi thợ tới sửa ngay kẻo rước họa
Khi bạn thấy tủ lạnh nhà mình có tiếng kêu to, điều đó chứng tỏ động cơ của tủ lạnh đang có vấn đề.
1. Những dấu hiệu tố cáo tủ lạnh sắp hỏng
Tủ lạnh có hiện tượng đóng tuyết
Khi bạn thấy tủ lạnh của nhà mình có hiện tượng đóng tuyết hoặc bị đọng nước thì đó là dấu hiệu bạn cần phải sửa tủ lạnh hoặc thay tủ lạnh mới.
Nguyên nhân là do tủ lạnh có khả năng duy trì sự cân bằng nhiệt độ giữa nóng và lạnh, khiến cho tủ lạnh nhà bạn bị đóng tuyết bên trong ngăn đá hay ở ngoài cửa tủ.
Đầu tiên bạn nên thử thay gioăng cao su, nếu tủ lạnh vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng ngưng tụ và đóng tuyết, thì bạn có thể liên hệ thợ điện lạnh tới sửa một cách triệt để nhất.
Tiếng động cơ kêu to liên tục
Khi bạn thấy tủ lạnh nhà mình có tiếng kêu to, điều đó chứng tỏ động cơ của tủ lạnh đang có vấn đề. Bởi vì tủ lạnh gần như không cần phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục, trừ trường hợp gia đình bạn thường xuyên đóng, mở cửa tủ lạnh. Nếu động cơ của tủ lạnh lại chạy không ngừng nghỉ, thiết bị cần được kiểm tra lại.
Tủ lạnh tỏa nhiệt quá nóng
Khi bạn thấy hơi nóng của tủ lạnh bóc ra nhiều thì bạn đừng lo, đây là điều tự nhiên, do hệ thống thông gió của tủ lạnh đang hoạt động.
Nhưng nếu bạn thấy hơi nóng ở phía sau tủ lạnh tỏa ra quá mức là điều không bình thường. Trong trường hợp này, bạn hãy liên hệ các trung tâm sửa chữa tủ lạnh xem xét và xử lý kịp thời.
Thực phẩm nhanh hỏng
Khi bạn thấy đồ ăn trong tủ lạnh của nhà mình có vẻ hỏng nhanh hơn điều đó chứng tỏ tủ lạnh của bạn đang gặp vấn đề bạn nên gọi thợ đến sửa chữa để khắc phục kịp thời. Ngoài ra, khi bạn để tủ lạnh hỏng sẽ phải “ngốn” nhiều điện hơn mức cần thiết để làm lạnh một thực phẩm, và số tiền điện bạn phải trả ngày càng nhiều hơn gây ra lãng phí không đáng có.
Video đang HOT
2. Lưu ý để sử dụng tủ lạnh đúng cách
Không nên để tủ lạnh quá rỗng hay quá đầy thực phẩm
Khi để quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, tủ lạnh vẫn chạy đều gây ra hao phí điện. Nhưng nếu để quá nhiều đồ lại khiến cho hơi lạnh trong tủ tỏa ra không đều, tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của máy.
Cách tốt nhất để giữ tủ lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện là tủ chứa khoảng 70-80%. Giữa các phần thực phẩm nên để có khoảng cách để chúng tiếp nhận hơi lạnh của tủ.
Hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh nếu không cần thiết
Khi nhiệt độ trong tủ lạnh chạy tới một mức độ ổn định, là máy sẽ chạy trong trạng thái tĩnh và không tiêu thụ điện năng quá nhiều. Nếu chúng ta liên tục mở cánh cửa tủ lạnh, sẽ làm cho hơi lạnh thất thoát ra ngoài, mỗi lần như vậy máy lại tiếp tục chạy để bù đắp nhiệt độ, gây ra hao phí điện năng nhiều hơn.
Kinh nghiệm cho bạn là hãy nghĩ trước khi mở tủ lạnh xem mình cần những đồ dùng gì, sau đó mở tủ ra lấy nhanh toàn bộ đồ trong 1 lần và đóng cửa tủ lại. Điều này nên tạo thành thói quen cho mọi người trong gia đình để hiểu nguyên tắc tiết kiệm điện.
Phải làm mát thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh
Tất cả thực phẩm đang còn nóng nếu muốn cho vào tủ lạnh thì nhất định phải để nguội hoặc làm mát đến nhiệt độ bình thường rồi mới được cho vào tủ.
Nguyên tắc là nếu cho đồ nóng vào tủ lạnh, máy lạnh sẽ phải tăng năng suất để cung cấp hơi mát cho thực phẩm, khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hơi nóng có trong thực phẩm khi tỏa ra ngoài sẽ tạo nên sương mù, bám vào thành tủ sẽ gây ám mùi và khó vệ sinh.
Tránh xa nguồn nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời
Tủ lạnh nên được đặt cách xa vị trí các nguồn sinh nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp bởi nhiệt độ tăng sẽ làm tiêu thụ điện năng nhiều hơn.
Hai bên và mặt sau của tủ lạnh nên được có một khoảng trống, không đặt sát vào tường, sẽ ảnh hưởng đến việc tản nhiệt.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Dọn nhà đón Tết siêu nhanh: Bí quyết từ nhân viên dọn phòng khách sạn khiến các bà nội trợ phải ngỡ ngàng
Những người làm sạch chuyên nghiệp có những thủ thuật tuyệt vời để hoàn thành công việc. Tết Nguyên Đán đang đến gần, đọc và thực hiện ngay nhé các chị em.
Dường như việc dọn nhà đón Tết luôn là áp lực với tất cả mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tết Nguyên Đán 2020 chỉ còn cách hơn 1 tuần, trong khi các bà nội trợ vẫn cần phải đi làm, đón con, mua sắm Tết thì việc dọn nhà cũng không trốn tránh được. Năm mới đương nhiên nhà cửa phải sạch sẽ thơm ngát để cả năm hanh thông, vạn sự may mắn.
Chị Ngọc - một bà mẹ hai con, sống trong ngôi nhà chất đầy đồ đạc sau nhiều năm tích tụ đã chia sẻ: "Việc dọn nhà đón Tết mọi năm đúng là ác mộng nhưng năm nay thì tôi thấy nhẹ nhàng lắm. Quan trọng là mình phải nắm được cách làm nhanh và sạch. Tôi đã chứng kiến một người dọn dẹp khách sạn bước vào phòng, xịt dung dịch tẩy rửa lên các bề mặt cần vệ sinh và rời đi. Một lát sau, cô ấy quay lại. lau chưa đầy hai phút bằng một miếng vải khô mỏng. Đấy chính là chế độ chờ công nghiệp".
Sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là dọn theo từng phòng
Nếu muốn hiệu quả, lời khuyên cho chị em là thực hiện dọn nhà theo 6 bước sau. Chắc chắn, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, toàn bộ ngôi nhà của bạn sẽ sáng bừng, sạch sẽ và thơm tho.
Ảnh minh họa
Bước 1: Xử lý bụi
Lau bụi từng phòng, bao gồm cả mặt trên của tất cả các đồ nội thất, mặt dưới của kệ và tất cả tay vịn, cũng như khung tranh, màn hình TV...
Bước 2: Làm sạch vải nội thất
Gọi cho cửa hàng giặt là đến tháo rèm và thảm đi giặt. Hiện tại dịch vụ giặt là rất nhanh, chỉ mất 1-2 ngày là bạn nhận lại sản phẩm đã sạch sẽ. Thậm chí, nhân viên cửa hàng giặt là sẽ rải lại thảm và treo lại rèm cho bạn.
Chăn, ga và vỏ gối tháo nhanh chóng, cho vào máy giặt. Để giặt sạch và sáng màu, cho thêm một chén giấm vào xà phòng giặt. Nếu máy cho chế độ sấy thì quá tiện, bạn chỉ việc gấp gọn để thay bộ mới hoặc trải lại chính bộ chăn ga gối vừa được làm sạch. Nếu không, thời gian phơi là 10 phút trong lúc chờ dung dịch tẩy rửa kính phát huy tác dụng ở bước 3.
Ảnh minh họa
Bước 3: Làm sạch gương và kính
Xịt nước tẩy rửa lên bề mặt gương và kính, để đấy và làm việc khác trong khoảng 10-15 phút. Sau đó quay lại, dùng một miếng vải sợi nhỏ ướt và một miếng vải khô để lau sẽ không để lại vệt khăn trên kính.
Bước 4: Làm sạch bề mặt đồ dùng trong nhà, nhà bếp, lò vi sóng, tủ lạnh
Lôi tất cả đồ ra khỏi tủ lạnh, loại bỏ đồ hết hạn, rửa kệ và xếp trên giá cho khô.
Dùng găng tay cao su đeo tay sau đó đeo thêm tất cũ vào tay, nhúng vào dung dịch lau rửa và xoa khắp các bề mặt cần thiết. Bỏ đấy 10 phút để đi thực hiện bước 5, sau đó quay lại lau sạch tất cả các bề mặt bằng một khăn ướt và một khăn khô.
Ảnh minh họa
Bước 5: Làm sạch nhà bếp và phòng tắm
Đi qua và phun chất tẩy rửa vào bồn, bồn rửa và nhà vệ sinh. Quay trở lại sau khi đã làm xong bước 4 để chà rửa, kì cọ nếu cần. Thực ra sau khoảng thời gian khoảng 30-40 phút để làm sạch tất cả các bề mặt đồ đạc trong nhà bao gồm bếp và tủ lạnh, chất tẩy rửa vệ sinh đã loại bỏ phần lớn vết bẩn nên việc cọ rửa cực kỳ nhẹ nhàng.
Bước 6: Làm sạch sàn nhà
Cực kỳ đơn giản nếu có máy hút bụi tự động, bật lên để nó tự hoạt động. Nếu không có, quét, sau đó lau nhà. Mẹo hay là đừng dùng loại cây lau nhà dạng vắt, tốt nhất nên đầu tư cây lau nhà có đầu khăn bông mềm, mua vài cái khăn bông thay thế để lau xong thì giặt một loạt khăn. Với loại khăn lau nhà này, sàn nhà sạch hơn và khô ráo hơn nhiều.
Xong xuôi, giờ thì bạn sẽ có một ngôi nhà sạch sẽ, thơm tho và dễ chịu để đón Tết Canh Tý đang đến rất gần.
Theo Helino
Thao tác đơn giản này trước khi trữ đông sữa mẹ sẽ giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng nhưng rất nhiều mẹ quên làm Nhiều mẹ chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá mà ít ai biết sữa mẹ cũng có thể gặp hiện tượng cháy đông hay bỏng lạnh nếu không thực hiện đúng thao tác. Các bà mẹ hiện đại đều không mấy xa lạ với việc trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đá. Việc vắt sữa, trữ sữa...