Tủ lạnh sáng bóng “kin kít” với 6 bước lau chùi chỉ mất 10 phút
Chỉ trong 10 phút vệ sinh theo các bước khoa học này, tủ lạnh nhà bạn lúc nào cũng sáng bóng không tì vết, dùng mãi không hỏng.
Tủ lạnh là thiết bị hoạt động nhiều nhất trong các thiết bị điện, phục vụ cho việc bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon cho bữa ăn của gia đình bạn. Để đảm bảo tủ lạnh hoạt động tốt và luôn sạch sẽ, theo như khuyến cáo từ nhà sản xuất thì chúng ta nên vệ sinh bảo trì tủ lạnh định kỳ khoảng từ 3 – 4 tháng/ lần.
Tủ lạnh cần được vệ sinh, lau chùi định kỳ 3-4 tháng/1 lần.
Đừng để công việc làm sạch tủ lạnh trở thành nỗi “ám ảnh” mỗi khi vệ sinh nhà cửa, mọi thứ sẽ trở nên vô cùng đơn giản khi chị em áp dụng 6 bước lau chùi tủ lạnh sáng bóng không tì vết sau.
Bước 1: Gỡ dây nguồn điện ra khỏi ổ cắm
Công việc quan trọng nhất trước khi vệ sinh tủ lạnh là ngắt nguồn điện bằng cách rút dây nguồn điện ra khỏi ổ cắm. Vệ sinh bên trong tủ lạnh đồng nghĩa với việc bạn phải mở tủ lạnh suốt trong thời gian đó, vì thế việc ngắt nguồn điện không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn giữ an toàn cho chính bạn và gia đình.
Bước 2: Phân loại thực phẩm
Sau khi đã ngắt nguồn điện, chị em hãy bỏ toàn bộ thực phẩm đang trữ trong tủ lạnh ra ngoài và phân loại cẩn thận các loại thực phẩm cũ mới, tươi sống, rau củ quả,…
Phân loại thực phẩm trước khi bắt tay vào lau chùi tủ lạnh chị em nhé!
Những thực phẩm đã để quá lâu hoặc hết hạn sử dụng, chị em cần vứt bỏ ngay lập tức. Đối với thức ăn còn thừa cần cho vào hộp kín đậy nắp cẩn thận, tránh để mùi thức ăn thoát ra tủ lạnh. Thực phẩm tươi sống và có mùi tanh như cá, thịt,…nên được làm sạch và bọc ít nhất 2 lớp túi trước khi cho vào tủ.
Bước 3: Vệ sinh bên trong tủ lạnh
Video đang HOT
Đây có lẽ là công việc tốn nhiều thời gian nhất và “khó nhằn” nhất khi vệ sinh tủ lạnh. Sau khi thực phẩm đã được bỏ hết ra ngoài, bạn đồng thời tháo luôn các ngăn tủ, kể cả ngăn đựng nước hay đá ra ngoài. Đem các ngăn tủ đi rửa thật sạch rồi phơi cho ráo hết nước.
Tháo các ngăn tủ đi rửa thật sạch rồi phơi cho ráo hết nước, trong khi đó dùng khăn mềm lau sạch bên trong tủ với baking soda hoặc giấm.
Trong lúc đợi các ngăn tủ khô để có thể lắp lại vào tủ, chị em hãy xử lý những vết bẩn “khó ưa” và mùi hôi khó chịu bên trong tủ lạnh bằng cách sử dụng bột muối nở (baking soda). Pha bột muối nở với một chút nước ấm và nước rửa chén rồi dùng khăn mềm lau tủ, chủ ý những ngóc ngách nhỏ. Nếu không có bột baking soda, có thể thay thế bằng giấm.
Bước 4: Lắp các ngăn tủ
Lắp lại các ngăn tủ vào đúng vị trí bạn vừa tháo rời ra một cách cẩn thận, tránh lắp sai. Có thể đặt một hộp nhỏ bột baking soda hay bã cà phê đã mở nắp vào trong tủ, hoặc một ít vỏ cam, quýt, chanh,…để khử mùi hôi tủ lạnh hiệu quả và tránh vi khuẩn.
Bước 5: Lau chùi mặt ngoài của tủ lạnh
Đối với việc vệ sinh “bộ mặt” của tủ lạnh, thông thường chỉ cần sử dụng giấm trắng và khăn mềm lau nếu như không có quá nhiều vết bẩn. Nếu gia đình nào sử dụng tủ lạnh tráng men thì dùng nước tẩy chuyên dụng để lau chùi, sau đó lấy khăn giấy lau lại.
Đừng quên lau phần tay cầm của tủ lạnh nhé, đó chính là nơi “hoành hành” của nhiều loại vi khuẩn nhất đấy. Sau khi tủ lạnh đã sạch sẽ và khô ráo, hãy cắm điện trở lại và để tủ lạnh hoạt động trong khoảng 30 phút trước khi cho thực phẩm vào.
Bước 6: Vệ sinh gầm tủ lạnh
Đây là bước thường bị các chị em bỏ qua khi lau chùi tủ lạnh. Phần dưới của tủ lạnh gầm thấp khiến cho nhiều người ngại vệ sinh, trong khi vị trí này cũng có khá nhiều bụi bẩn và ẩm ướt.
Hãy sử dụng chổi lông gà hoặc cây phất trần để luồn xuống phía dưới tủ quét sạch bụi, sau đó dùng cây lau nhà để lau sạch các vết ố do đọng nước lâu ngày. Bạn cũng nên kê 4 chân của tủ lạnh lên kệ tủ lạnh chuyên dụng để tránh tình trạng đọng nước, ẩm ướt gầm tủ.
Sử dụng vỏ cam, quýt, chanh,…hoặc bã cà phê giúp khử mùi hôi tủ lạnh khá tốt.
Ngoài ra, chị em cần lưu ý chọn thời điểm thích hợp để vệ sinh, lau chùi tủ lạnh. Thường là khi:
- Tủ lạnh có mùi hôi, bám nhiều vết bẩn thức ăn
- Tủ lạnh bị bám tuyết kín bên trong
- Tủ lạnh không có hơi lạnh
- Sử dụng liên tục 4 – 5 tháng
- Thời gian trước hoặc sau Tết.
Theo Khám Phá
5 "thủ phạm" gây tắc nghẽn nghiêm trọng tuyệt đối không được vứt vào bồn rửa bát
Nhiều người vô tư đổ các loại nước có dầu, mỡ như nước canh thừa, nước ngâm nồi, chảo bị cháy,... xuống bồn rửa mà không biết rằng việc làm này có thể gây tắc nghẽn nghiêm trọng.
Bồn rửa bát khi bị tắc nghẽn sẽ khiến nước thải sau khi chúng ta rửa rau, rửa bát,... không thể trôi đi, gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt, để lâu sẽ gây mùi hôi thối, thậm chí làm hư hỏng đường ống nước và cống của gia đình. Các chị em có biết, một trong những "tác nhân" chủ yếu gây ra tắc nghẽn chính là những thứ đồ mà chúng ta vô tình đổ xuống bồn rửa.
Bồn rửa bát khi bị tắc nghẽn sẽ gây ra rất nhiều bất tiện.
1. Dầu, mỡ
Khoảng 47% trong số 36.000 vụ tắc ống cống ở Mỹ mỗi năm là do nguyên nhân này. Chúng ta không trực tiếp đổ dầu hay mỡ xuống bồn rửa, nhưng lại vô tư đổ các loại nước có dầu, mỡ như nước canh thừa, nước ngâm nồi, chảo bị cháy,... rồi xối nước lạnh vào cho trôi đi. Những giọt dầu mỡ này có thể đông đặc và kết tụ lại một chỗ, đọng ở thành ống cống gây ra tắc nghẽn cục bộ.
2. Bã cà phê/trà
Nhiều người cho rằng rằng một ít bã cà phê trôi xuống cống sẽ không gây ra vấn đề. Thế nhưng đây mới chính là "thủ phạm" gây tắc nghẽn bởi chúng có kích thước nhỏ nên rất dễ lọt qua các lỗ của phễu lọc rồi chui xuống đường ống bên dưới bồn rửa.
3. Khăn giấy
Mặc dù khăn giấy có thể nát ra và trôi xuống cống, sau đó tự phân hủy nhưng rất chậm. Nếu kết hợp thêm với dầu mỡ, tóc, rác thải trong ống cống,... những thứ này có thể tạo thành cục rác chắn mất đường nước chảy.
4. Thực phẩm dễ trương khi gặp nước
Trong bếp nhà bạn có rất nhiều nguyên liệu dễ dàng trương lên nếu gặp nước như bột gạo, bột báng (Semolina), các nguyên liệu để làm bánh, thực phẩm có chứa gelatin và các loại nguyên liệu tương tự,... vì thế, đừng nên đổ chúng xuống bồn rửa nếu không muốn đường ống bị tắc nghẽn.
5. Vỏ trứng
Đừng vì tiện tay mà bóc vỏ trứng rồi vứt luôn xuống phễu lọc trong bồn rửa. Những vụn nhỏ vỏ trứng với các góc nhọn rất dễ mắc kẹt trong ống cống và quấn theo các rác thải khác tạo thành búi.
Đối với tình trạng tắc nghẽn nhỏ, các bạn có thể tự thông tắc bồn rửa bát bằng những dung dịch tự pha chế. Còn khi bồn rửa bị tắc lâu, nước ứ đọng nhiều mà không thể áp dụng những cách thông thường, tốt nhất hãy gọi thợ thông tắc chuyên nghiệp để có biện pháp xử lý nhanh và kịp thời.
Theo Khám Phá
Đến kem trị nẻ cũng phải "chào thua" cách làm hồng gót chân từ vỏ chanh này Rất rẻ tiền, dễ làm mà hiệu quả lại cao, vỏ chanh là giải pháp tuyệt vời cho gót chân khô nẻ mùa mưa đấy! Một vấn nạn thường gặp vào mùa mưa là da bàn chân xuống cấp nghiêm trọng. Dù trời rất ẩm nhưng độ ẩm tự nhiên của da cũng mau chóng bốc hơi, khiến da chân khô nẻ hơn...