Tủ lạnh cổ đại gần 2500 tuổi, công nghệ hiện đại không thể ‘nhái’ được
Hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết chiếc tủ lạnh hiện đại của chúng ta thực chất đã được người cổ đại tạo ra từ gần 2.500 năm trước, thậm chí nó hoạt động mà không cần sử dụng bất kỳ năng lượng nào.
Trong sách cổ “Chu Lễ” có nhắc đến một một đồ vật dùng để lưu trữ thức ăn gọi là “băng giám”. Băng giám giống như một cái hộp, ở bên trong trống rỗng. Chỉ cần đổ nước vào rồi sau đó để thức ăn vào bên trong, làm như vậy cũng có tác dụng giữ cho đồ ăn tươi ngon, không bị thiu trong một thời gian lâu.
Năm 1978, các nhà khảo cổ đã khai quật được 2 chiếc băng giám từ lăng mộ Tăng Hầu Ất (một vị vua chư hầu thời Chiến Quốc) ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bên trên cổ vật này có gắn một cái gáo có cán dài chuyên dùng đề múc. Mặt cắt của băng giám thời xưa cho thấy khoảng trống giữa tường của băng giám và cái vò khá lớn.
Băng Giám – tủ lạnh nguyên thủy thời nhà Thanh được khai quật cũng có cấu tạo và chức năng tương tự.
Chiếc tủ lạnh cổ đại này có chiều cao 63,2cm, nặng 170 kg, bán kính miệng là 63cm. Phần bên ngoài gọi là “Giám”, có thể đựng được nước, đồ ăn, rượu.
Ở bên trong là một dụng cụ có tên gọi là “Phẫu”, giống như một cái chĩnh được đặt cố định và không chạm đáy.
Video đang HOT
Giữa Giám và Phẫu có một khoảng hở rất lớn, vào mùa hè có thể cho đá vào khoảng trống đó, còn mùa đông thì cho nước nóng vào. Sau đó, người ta cho rượu hoặc đồ ăn vào trong Phẫu. Như vậy có thể hâm nóng hoặc ướp lạnh đồ ăn, rượu.
Cấu trúc có vẻ khá đơn giản, nhưng đến nay khoa học – kỹ thuật hiện đại vẫn không cách nào phục chế được 2 chiếc băng giám bằng đồng này.
Đến triều Minh, dụng cụ bảo quản thức ăn này đã trở nên quen thuộc ở hoàng cung và các gia đình giàu có. Và thời này băng giám thường được làm gỗ sưa hoặc gỗ lim thay vì đồng thau như trước, vì thế trọng lượng của nó nhẹ hơn rất nhiều.
Vách tường trong của băng giám được tráng một lớp thiếc, ở dưới đáy có một cái lỗ nhỏ. Hai nắp ở trên, một nắp cố định, một nắp có thể đi động, đặt băng vào bên trong để giữ lạnh. Do có lớp thiếc bảo vệ bên ngoài nên khi đá tan ra, nước không thể ngấm qua gỗ, khi muốn xả nước chỉ cần mở cái lỗ ở bên dưới băng giám ra.
Tộc người đầu tiên tự tiến hóa để thích nghi với thế giới hiện đại
Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để tiến hóa, thích nghi với hoạt động lặn dưới biển.
Bộ tộc Bajau, hay "Người du cư trên biển", sống trên thuyền và bắt cá bằng cách lặn tự do ở các vùng biển phía nam châu Á suốt hơn 1.000 năm. Hiện tại họ sống ở Indonesia và nổi tiếng với khả năng nhịn thở.
Quần thể người này nổi tiếng bởi thành viên bộ tộc có thể lặn rất sâu mà không dùng thiết bị hỗ trợ nào ngoài một bộ quả cân và cặp kính bảo hộ.
Giới khoa học hiện đại lần đầu tiên phát hiện dấu hiệu tiến hóa của con người ở thời hiện đại để thích nghi với cuộc sống.
Nghiên cứu hoạt động lặn cho thấy, lá lách đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phản ứng khi lặn. Nhịp tim sẽ giảm, máu được đưa đến những cơ quan thiết yếu, lá lách co lại để đẩy hồng cầu giàu oxy vào tuần hoàn máu.
Nghiên cứu mới cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn 50% so với người Saluan sống chủ yếu trên đất liền.
"Không có nhiều thông tin về lá lách người xét theo sinh lý và di truyền học, nhưng những loài hải cẩu chuyên lặn sâu như Weddell sở hữu lá lách cực lớn. Tôi nghĩ nếu chọn lọc tự nhiên khiến hải cẩu mang lá lách lớn thì con người có thể cũng vậy", nhà khoa học Melissa Ilardo tại Đại học Cambridge cho biết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lá lách của người Bajau lớn vĩnh viễn chứ không phải chỉ tạm thời do lặn.
Dữ liệu gene thu được cho thấy người Bajau phân tách khỏi nhóm tộc người Saluan "không lặn sâu" cách đây khoảng 15.000 năm. Theo đó, người Bajau có nhiều thời gian hơn để thích ứng với cuộc sống trên biển.
Tuy nói rằng đây là dấu hiệu tiến hóa đầu tiên của con người ở thời kì hiện đại để thích nghi với cuộc sống, nhưng người Bajau đã có cuộc sống kéo dài hàng nghìn năm gắn liền với biển.
Hàng ngàn năm qua, tộc người Bajau lặn biển với cây giáo dài để bắt hải sản. Người Bajau từ bé tới lớn đều ở trên biển và trẻ con có thể giúp bố mẹ đánh bắt cá từ năm 8 tuổi.
Một nhóm nghiên cứu đã từng lấy gene của người Bajau và người Saluan sống trong đất liền để nghiên cứu đối chiếu. Phân tích ADN chỉ ra, người Bajau mang gene PDE10A mà người Saluan không có. Gene này được cho là thay đổi kích thước lá lách bằng cách điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp.
Trong trường hợp này, biến thể gen được cho là bắt nguồn từ nhóm người cổ gọi là Denisovan - tộc người được cho là có mối quan hệ với người Neanderthal. Biến thể gene này được truyền đến người hiện đại thông qua quá trình giao phối cổ xưa (tiến trình gọi là "đưa một gene vào gene loại khác") và sau đó tăng lên với tần suất cao hơn ở vùng cao nguyên Tây Tạng do có điều kiện thuận lợi.
Trải qua hàng nghìn năm, dưới tác động của môi trường sống, con người mới bắt đầu có dấu hiệu của sự tiến hóa mới.
Người Bajau đã đi theo hướng tiến hóa để có thể thích nghi với cuộc sống ở dưới nước.
Đây là một trường hợp kỳ diệu về cách con người thích nghi với môi trường xung quanh, nhưng hiện tượng này cũng có thể thu hút nhiều mối quan tâm từ giới y học
Phát hiện 'loài người ma' chưa từng biết, để lại 'giọt máu' trong nhiều người hiện đại Loài người ma ấy chưa từng tìm được hài cốt, nhưng DNA của họ hiện hữu ở nhiều người trong chúng ta, sau 2 vòng hôn phối dị chủng: họ đã kịp để lại giọt máu của mình trước khi tuyệt chủng. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS Genetics cho biết nhiều người trong loài người hiện đại...