Tủ lạnh bị nóng có bình thường không? Làm thế nào để làm mát tủ lạnh?
Trên thực tế, trong đa số trường hợp, việc tủ lạnh bị nóng là điều bình thường.
Tủ lạnh đã trở thành một trong những thiết bị gia dụng không thể thiếu trong cuộc sống, mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta. Khi tủ lạnh đang sử dụng, nhiệt độ hai bên tủ sẽ cao, đặc biệt là trong mùa hè nóng nực này, khối lượng công việc của tủ lạnh ngày càng nhiều khiến nó phả hơi nóng ra ngoài.
Khi phát hiện ra tình trạng này, một số bạn sẽ nghĩ rằng tủ lạnh của mình có vấn đề. Nhưng trên thực tế, trong đa số trường hợp, việc tủ lạnh bị nóng là điều bình thường. Miễn là khả năng tản nhiệt của tủ lạnh được duy trì.
Nguyên nhân tủ lạnh bị nóng
Dàn ngưng của tủ lạnh dạng phẳng nằm ở hai bên tủ lạnh, khi máy nén làm việc, dàn ngưng sẽ tỏa nhiệt nên hai bên, nhất là vào mùa hè (hoặc tủ lạnh mới sử dụng), nhiệt độ của các tấm bên có thể cao tới 50 độ C. Điều này là bình thường.
Xung quanh khung cửa của tủ đông có một vòng ống chống ngưng tụ, chức năng của nó là ngăn hơi nước bên ngoài rò rỉ vào thành cửa. Do đó, khi mở cửa ngăn đá sẽ hơi nóng.
Ngoài ra nếu nhiệt độ trong nhà tương đối cao, đặc biệt là vào mùa hè, do khối lượng công việc của tủ lạnh tăng lên, nhiệt độ hai bên tủ lạnh sẽ tăng lên và trở nên nóng hơn.
Làm thế nào để làm mát tủ lạnh?
1. Một khi tủ lạnh đang sử dụng, tốt nhất là không nên dừng tủ, bởi vì một khi đã dừng, đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao, tủ lạnh sẽ mất nhiều thời gian để đạt được nhiệt độ làm lạnh đã cài đặt. Hoạt động lâu ngày sẽ khiến cả hai bên nhiệt độ tăng cao khiến tủ lạnh bị nóng.
Video đang HOT
2. Chú ý vị trí đặt tủ lạnh, không kê sát tường, không kê đồ hai bên tủ, nên để đủ khoảng trống hai bên tủ lạnh để tản nhiệt.
3. Đồ bảo quản trong tủ lạnh nên để một lượng nhất định, quá ít sẽ làm tủ lạnh tỏa nhiệt chậm lại, quá nhiều sẽ khiến tủ lạnh phải làm lạnh liên tục, vừa tốn điện vừa nhanh hỏng tủ.
4. Không nên mở tủ lạnh quá thường xuyên hoặc mở tủ trong thời gian dài, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng hoạt động của tủ lạnh, tăng khối lượng công việc của tủ lạnh và làm tăng nhiệt độ của hộp tủ lạnh.
5. Thức ăn thừa chỉ có thể được bảo quản trong tủ lạnh sau khi chúng đã nguội.
Lưu ý: Trong trường hợp bình thường, hiện tượng nóng cả hai mặt của hộp tủ lạnh là điều bình thường và không phải do chất lượng của tủ lạnh. Nhưng nếu tình trạng quá nghiêm trọng, dù áp dụng các biện pháp trên cũng không đỡ thì nên gọi điện đến các tổng đài chăm sóc sau bán hàng tủ lạnh chuyên nghiệp để tư vấn và sửa chữa.
Những sai lầm khi dùng tủ lạnh mà người Việt cần bỏ ngay kẻo rước cả ổ bệnh cho gia đình
Tủ lạnh không phải là nguyên nhân khiến thức ăn nhiễm khuẩn nhưng nếu sử dụng, vệ sinh không đúng cách thì lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn, gây bệnh cho người dùng.
Tủ lạnh là một trong những vật dụng tiện lợi và hữu ích bậc nhất trong mùa dịch. Đặc biệt là khi người dân Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác được yêu cầu cần hạn chế ra ngoài, nhu cầu tích trữ đồ ăn như rau, thịt, cá... càng trở nên phổ biến hơn.
Tuy nhiên, tủ lạnh không phải vật dụng thần thánh như bạn nghĩ, theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội): "Việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ có thể kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn, khiến quá trình sinh sôi phát triển của chúng chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn hoàn toàn".
Theo các chuyên gia, tủ lạnh không phải là nguyên nhân khiến thức ăn nhiễm khuẩn nhưng nếu sử dụng, vệ sinh không đúng cách thì lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn, gây bệnh cho người dùng, vì vậy người Việt cần thay đổi ngay những sai lầm dưới đây.
Những sai lầm khi dùng tủ lạnh mà người Việt cần bỏ ngay
1. Cho thức ăn thừa vào tủ mà không đậy kín
Sau mỗi bữa ăn, người Việt thường có thói quen bảo quản đĩa thịt, bát canh, thậm chí cả bát nước mắm ăn thừa vào tủ lạnh mà không che đậy, điều đó dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh.
Bạn nên nhớ rằng, ngăn mát tủ lạnh chỉ có thể khiến vi khuẩn hoạt động chậm lại chứ không thể tiêu diệt được chúng, nếu không đậy kín đồ ăn trước khi vào tủ sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.
2. Đựng rau, thịt vào túi bóng rồi cất vào tủ lạnh
Các bà nội trợ Việt thường tận dụng túi bóng để tích trữ đồ ăn, chính sai lầm nàykhiến cho các vi khuẩn bám vào thực phẩm nhiều hơn. Thêm vào đó, túi nylon thường được làm từ các loại nhựa tái chế, nó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm tươi sống, gây ra nhiều nguy cơ nhiễm chì và cadium...
3. Lưu trữ thực phẩm sai cách
Theobác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (Viện dinh dưỡng lâm sàng): Nguyên tắc để bảo quản thực phẩm an toàn đó là ngay sau khi giết mổ gia cầm, gia súc xong phải cấp đông càng sớm càng tốt. Nếu để thịt ở ngoài môi trường lâu thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh.
Dù vậy, thực phẩm không nên để trong tủ lạnh quá lâu vì càng bảo quản thời gian dài thì thực phẩm càng mất dinh dưỡng. Bác sĩ khuyên nên mua thực phẩm bảo quản trong tủ một tuần là tốt nhất.
Ngoài ra, thực phẩm khi được rã đông thì cần sử dụng hết ngay. Khi rã đông, vi khuẩn bị kìm hãm được giải phóng sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh. Nếu cấp đông trở lại, vi khuẩn sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng có thể gây ngộ độc cấp tính và một số bệnh lý khác cho cơ thể.
4. Cất trứng đã rửa vào tủ lạnh
Trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở bên ngoài. Quá trình rửa sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
5. Mở cửa tủ lạnh quá lâu
Mở cửa tủ lạnh không chỉ làm tủ lạnh mất nhiệt, gây tốn điện mà còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập. Loại vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm có thể kể đến như khuẩn listeria.
6. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Tủ lạnh nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ trở thành "ổ chứa" vi khuẩn rất nguy hiểm. Các chuyên gia khuyên nên vệ sinh tủ lạnh 2-3 lần/tuần.
Thêm vào đó, các gia đình cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước và loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.
7. Để cơm nguội trong tủ lạnh mà không đậy nắp
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh: Cơm nguội dễ chứa bào tử gây ngộ độc thực phẩm đó là Bacillus cereus. Việc bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi cho cơm nguội vào tủ lạnh, bạn nên đậy kín để tránh gây nhiễm khuẩn cho tủ lạnh.
Đặt tủ lạnh nên tránh 4 vị trí đại kỵ này để sức khoẻ dồi dào, sự nghiệp hanh thông Tủ lạnh không nên đặt gần bếp nấu hoặc dưới gầm cầu thang. Tủ lạnh là một trong những thiết bị điện tử quen thuộc với mọi gia đình. Nếu như bạn nghĩ có thể đặt tủ lạnh ở bất cứ vị trí nào trong nhà thì đã lầm to rồi đấy. Theo quan niệm phong thuỷ, đặt tủ lạnh ở những vị...