Từ làng chài nghèo thành siêu đô thị phát triển nhanh nhất Trung Quốc
Trong tổng số 500 công ty lớn nhất toàn cầu, 400 công ty đặt văn phòng ở Thâm Quyến.
Thành phố Thâm Quyến (nghĩa là &’con lạch sâu’), nằm giáp Hongkong và trực thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là thành phố phát triển bậc nhất Trung Quốc khi chuyển mình ngoạn mục từ một làng chài nghèo khó. Hiện nay, đây là 1 trong 4 thành phố phát triển nhất Trung Quốc, thu hút 10 triệu dân tới làm việc.
GDP của Thâm Quyến năm 2006 là trên 500 tỉ nhân dân tệ, mức tăng trưởng 16% /năm. Nếu xét về kim ngạch xuất nhập khẩu, đây là thành phố giữ vững ngôi vị số một suốt 10 năm liền. Thâm Quyến được ví với “ thành phố phần cứng” của Trung Quốc, nơi đặt các công ty, tập đoàn công nghệ lớn bậc nhất thế giới.
Các công ty danh tiếng nhất Trung Quốc cũng đặt trụ sở ở đây như Huawei, ZTE, Tencent và bảo hiểm Bình An.
Cuối thập niên 1990, Thâm Quyến ồ ạt phát triển hạ tầng, đường xá phục vụ cho người dân. Câu khẩu hiệu lúc đó là “mỗi ngày một cao ốc, ba ngày một đại lộ”. Thành phố này có 13 tòa cao ốc
Video đang HOT
cao trên 200 mét. 400 trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới đặt văn phòng ở Thâm Quyến.
Thị trường chứng khoán Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ, 17.700 nhân viên môi giới, tổng vốn hơn 122 tỉ USD. Mỗi ngày, sàn giao dịch này luân chuyển 600.000 lệnh mua bán, trị giá hơn 800 triệu USD.
Cảng Thâm Quyến nằm gần cảng Hongkong, xếp thứ 4 thế giới về khối lượng container vận chuyển. Sân bay quốc tế Thâm Quyến cách trung tâm thành phố 35 km, cũng là địa điểm luân chuyển hành khách lớn bậc nhất Trung Quốc. Thành phố này sở hữu 8 hệ thống metro, tàu điện và xe bus hiện đại bậc nhất Trung Quốc.
GDP đầu người tại Thâm Quyến cũng ở mức cao nhất Trung Quốc. Tại quận Sơn Nam, trung tâm của thành phố, cư dân ở đây thu nhập trên 50.000 USD/năm, vượt qua cả Nhật Bản, Đức hay Hongkong.
“Tại Trung Quốc, khi những khu vực lệ thuộc vào khai thác tài nguyên như Thiểm Tây đang lâm vào vũng bùn kinh tế, Thâm Quyến mang lại hy vọng mới. Tăng trưởng thành phố này phụ thuộc vào cải tiến, công nghệ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn”, công ty Mizuho Securities Asia tại Hong Kong nhận xét.
“Lợi thế lớn nhất của Thâm Quyến là cơ chế cởi mở, cho phép bạn làm mọi việc mà ở nơi khác là khó khăn. Hiện nay, ưu thế của Thâm Quyến nằm ở sức trẻ và tinh thần làm việc hết mình vì thành phố”, bà Hợp Doanh, Chủ tịch Công ty xây dựng Xanh Thâm Quyến, nói.
Theo Danviet
Ăn mày Trung Quốc dùng cả... ví điện tử để xin tiền
Ăn mày xin tiền qua mã QR đã thành minh chứng cho sự phát triển của cách mạng 4.0 ở Trung Quốc.
Ăn mày thời đại cách mạng công nghệ 4.0 ở Trung Quốc
Tháng 4.2017, trong một hội nghị quy tụ những công ty hàng đầu về công nghệ thông tin tổ chức ở thành phố Thâm Quyến, chủ tịch tập đoàn Alibaba Mã Vân đã nói "Cách mạng công nghệ đi đôi với cách mạng việc làm, đến ăn xin ngoài đường cũng dùng mã QR để xin tiền". Theo trang Hk01, câu nói này đã thể hiện chính xác sự bùng nổ của cách mạng 4.0 tại Trung Quốc.
Một ăn mày ở gần hồ Vương Phủ, một điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Tề Nam, tỉnh Sơn Đông, khiến người dùng mạng Trung Quốc ngạc nhiên vì đeo bảng in mã QR lên cổ đi xin tiền.
Người dân quanh điểm du lịch cho hay ở đây có rất nhiều ăn mày. Người nào cũng có mã ví điện tử, có người còn đem theo cả máy cà thẻ POS đi hành nghề.
Một người ở quán nhậu vỉa hè tại Thâm Quyến cho tiền ông Vương qua chiếc cốc in mã QR. Ảnh: Hk01.
Tháng 1.2017, ông Vương, một người ăn xin ở thành phố Thâm Quyến, đã nghe gợi ý của hàng xóm bỏ ra 500 tệ (78 USD) mua một điện thoại thông minh và tạo tài khoản WeChat. Ông cũng in mã ví điện tử lên cốc để những người không có tiền mặt có thể dùng điện thoại chuyển tiền.
"Cách làm này rất hiệu quả", ông Vương cho hay. "Nhiều người, đặc biệt là thanh niên, ban đầu không muốn cho tiền nhưng vì thấy tôi ăn xin lạ quá, nên ai cũng rút điện thoại ra chuyển tiền vào ví điện tử cho tôi".
Giờ làm việc của ông bắt đầu từ 11h tới 2h đêm hôm sau. Nhờ cách này, mỗi ngày ông xin được 70 - 80 tệ (11-13 USD).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) diễn ra từ những năm 2000 còn gọi là cuộc cách mạng số. Nó thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.
Theo Hồng Hạnh (VnExpress)
Trường học Trung Quốc cạo trọc đầu tất cả nam sinh Một trường dạy nghề ở miền nam Trung Quốc đã lên tiếng xin lỗi vì cạo trọc đầu tất cả các học sinh nam trước đợt huấn luyện quân sự hàng năm. Học sinh nam tại khoa Cơ điện của trường dạy nghề Bảo An bị cạo trọc đầu. Khoa Cơ điện tại trường dạy nghề kỹ thuật Bảo An ở thành phố...