Từ làng chài nghèo khó thành “đại gia” dầu khí…
Qatar tên chính thức là Nhà nước Qatar, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc duyên hải Đông Bắc của bán đảo Ả Rập.
Qatar chỉ có biên giới trên bộ với Ả Rập Saudi về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iran.
Diện tích nhỏ bé
Với diện tích là 11.437km2. Địa hình chủ yếu là sa mạc, đồng bằng cằn cỗi. Có khí hậu sa mạc, mùa hè nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên đến 44 độ C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 10-20 độ C, nhưng quốc gia này nổi danh với cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới. Vào năm 2022 World Cup sẽ được tổ chức tại Qatar. Chính phủ nước này dự tính sẽ chi 65 tỷ USD để chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới.
Theo Cơ quan Thống kê, vào tháng 7/2006, dân số Qatar là 885.359 người, năm 2010, ước tính tổng dân số của Qatar là khoảng 1,7 triệu dân và đến năm 2016 tăng lên đến 2,5 triệu dân. Được biết, trong số đó chỉ có 1/3 là người Qatar, còn lại toàn bộ là người nhập cư đổ đến Qatar tìm viêc làm. Những người nhập cư chủ yếu đến từ các quốc gia Ả Rập khác, Mỹ, châu Âu, còn lực lượng lao động chính cũng chủ yếu là người vùng Ấn Độ và Viễn Đông.
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của đất nước này nhưng hầu hết trong số họ cũng sử dụng tiếng Anh chủ yếu là khi tiến hành kinh doanh. Đây được sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai. Do thành phần đa văn hóa của Qatar, rất nhiều ngôn ngữ khác cũng được sử dụng trong nước. Các ngôn ngữ này bao gồm Urdu, Balochi, Malayalam, Pashto, Hindi, Telugu, Tagalog, Tamil, Sinhalese, Nelapi và Bengali.
Qatar chỉ là quốc gia nhỏ bé tách ra từ Bán đảo Ả Rập và Vịnh Ba Tư. Nhưng trái ngược với những gì mà mọi người nghĩ, Qatar không phải là một phần của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, mà là vương quốc riêng biệt, một lãnh thổ được cai trị bởi một triều đại Hồi giáo với Hoàng đế Hồi giáo.
Qatar bắt đầu nằm dưới sự bảo hộ của vương quốc Anh từ năm 1900 trong Thế chiến I, nhưng phạm vi ảnh hưởng của Anh bắt đầu thu hẹp sau Thế chiến II. Đến khi Anh chính thức công bố vào năm 1968 rằng họ sẽ giải phóng chính trị khỏi vịnh Ba Tư trong thời gian ba năm, Qatar dự định cùng Bahrain và bảy nhà nước Đình chiến khác (về sau trở thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) hình thành một liên bang.
Tuy nhiên, các tranh chấp khu vực nhanh chóng khiến Qatar từ bỏ dự định này và tuyên bố độc lập. Và gia tộc Al-Thani đã là những người lãnh đạo bán đảo bé nhỏ này từ ngày ấy cho đến nay. Vị vua của Qatar là Hamad bin Khalifa Al Thani, thành viên của triều đại Al Thani và là con cháu của của Muhammad bin Thani, người đã thành lập Qatar vào năm 1868.
Năm 1995, Thái tử Hamad bin Khalifa Al Thani đoạt quyền kiểm soát quốc gia từ người cha là Khalifa bin Hamad Al Thani. Dưới thời Hamad, Qatar áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” do nợ nước ngoài quá nhiều trải qua tự do hoá có chừng mực, bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí bao gồm phát sóng đài truyền hình Al Jazeera năm 1996, tiến hành các cuộc cải cách trong đó có cả việc thực hiện cuộc bầu cử dân chủ lần đầu tiên trong lịch sử nước này, cho phép nữ giới bỏ phiếu trong bầu cử cấp đô thị vào năm 1999.
Video đang HOT
Năm 2005, Qatar soạn thảo hiến pháp thành văn đầu tiên của mình và khánh thành một nhà thờ Công giáo La Mã vào năm 2008. Năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, là quốc gia đầu tiên tại Trung Đông được chọn đăng cai giải đấu này. Tiểu vương Hamad từng tuyên bố có kế hoạch tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp quốc gia lần đầu vào năm 2013, song bị hoãn lại đến sớm nhất là năm 2019.
Tiếp đó vào tháng 6/2013, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani trở thành tiểu vương tiếp theo của Qatar sau khi được cha trao lại quyền lực. Sheikh Tamim đặt ưu tiên vào cải thiện phúc lợi nội bộ của công dân, trong đó có tạo lập các hệ thống y tế và giáo dục tiến bộ, và mở rộng hạ tầng quốc gia để chuẩn bị cho việc đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022.
Hình ảnh về đất nước Qatar giàu có, xa hoa.
Trở thành đất nước bạc tỷ nhờ dầu mỏ
Trước khi phát hiện được dầu mỏ, Qatar là vùng đất nằm sâu trong vùng vịnh với khí hậu khắc nghiệt vốn chẳng nổi bật vào những năm trước 1940. Khi ấy, người dân của bán đảo này sống dựa chủ yếu vào nghề đánh bắt cá và khai thác ngọc trai bên bờ Tây vịnh Ả Rập.
Báo cáo của thống đốc địa phương thuộc đế quốc Ottoman vào năm 1892 viết rằng, tổng thu nhập từ tìm kiếm ngọc trai vào năm 1892 là 2.450.000 kran. Sau khi ngọc trai nuôi cấy của Nhật Bản xuất hiện trên thị trường thế giới vào thập niên 1920 và 1930, ngành công nghiệp ngọc trai của Qatar phá sản. Phần lớn người dân rơi vào cảnh nghèo đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật.
Năm 1939, mỏ khí đốt được phát hiện ở Dukhan. Quá trình thăm dò khí đốt diễn ra khá chậm vì Thế chiến II. Đến năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tạo lợi nhuận 4,2 triệu USD. 30 năm sau đó, Qatar phát hiện thêm những mỏ khí tự nhiên, với trữ lượng lên tới 7.000 km, lớn thứ 3 trên thế giới.
Giờ đây, Qatar có trữ lượng dầu mỏ khoảng 25 tỷ thùng, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 6 trong số các quốc gia vùng Vịnh; sản lượng khai thác khoảng trên 1,6 triệu thùng/ngày, đứng thứ 18 trên thế giới. Các mỏ khí thiên nhiên của Qatar có trữ lượng ước khoảng 7.000 tỷ km khối, chiếm khoảng 13% trữ lượng khí thiện nhiên toàn cầu.
Qatar cũng là một trong 10 quốc gia giữ vị trí hàng đầu thế giới về khí hóa lỏng với sản lượng khoảng 10 tỷ mét khối/năm. Nhờ nền kinh tế dầu khí, Qatar là nước giàu nhất thế giới xét theo thu nhập bình quân. Năm 2016, GDP danh nghĩa/người của Qatar đạt 68.940 USD/người (thứ 4 thế giới) nhưng nếu tính theo sức mua tương đương (PPP) thì đạt 145.894 USD/người (thứ 1 thế giới).
Nhờ dầu mỏ và khí đốt, Qatar đã tích lũy được 170 tỷ USD. Với khoản tiền này, Qatar tiếp tục mở rộng đầu tư. Năm 2003, Qatar thiết lập công ty nhà nước Ủy quyền Đầu tư Qatar (QIA) để điều phối doanh thu từ dầu khí tới các dòng thu nhập khác.
Có thể nói, nguồn thu từ dầu khí dù kéo theo nhiều cuộc tranh chấp quyền lực nhưng cũng mang lại sự thay đổi lớn về diện mạo của quốc gia vùng Vịnh. Từ một đất nước nghèo đói, Qatar bật lên trở thành “thành phố của tương lai”, với lương thực thực phẩm phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài, nước ngọt được khử mặn từ nước biển, và hàng nghìn công trình chọc trời với thiết kế “không tưởng”.
Thông qua QIA, Qatar hiện là quốc gia nắm giữ số lượng bất động sản lớn nhất ở London, Anh. Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay là thời điểm mà hoàng gia Qatar đem tiền đi đầu tư khắp nơi trên thế giới, trong khi vẫn duy trì nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ. Khoản lợi nhuận chảy vào túi hoàng gia Qatar cũng được trích lại vào các quỹ phúc lợi để duy trì mức sống “giống như thiên đường” cho người dân.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, các cư dân của Qatar luôn hạnh phúc với cuộc sống của mình. Người dân Qatar không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mọi nhu cầu cá nhân như sử dụng điện, nước chăm sóc sức khỏe, giáo dục đều miễn phí.
Các du khách đến Qatar cũng nhận được sự chăm sóc y tế miễn phí giống như công dân Qatar hoặc chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ. Cũng chính vì dầu mỏ là nguồn tài nguyên quý giá đem lại cuộc sống sung túc cho người dân, nên giá nguyên liệu này rất rẻ, người dân đi lại không cần phải băn khoản về giá xăng dầu tăng hay giảm.
Tổng chỉ số hài lòng sống của Qatar là 6,4/10 (10 người hài lòng nhất). Gần 3/4 (72%) số người được hỏi cho biết họ hài lòng với chất lượng giáo dục, 90% với chăm sóc sức khoẻ, 86% với mức sống và 92% cho biết họ cảm thấy an toàn vì an ninh rất tốt…
Với dân số hơn 2 triệu người, không một người dân nào của bán đảo này phải đối mặt với cuộc sống dưới mức nghèo khổ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cực thấp, chỉ 0,1%. Trong danh sách tỷ phú thế giới, Qatar có 2 đại diện, với tổng giá trị tài sản gần 4 tỷ USD.
(Còn nữa)
Theo Bùi Mến
Pháp luật Việt Nam
Ông Duterte tuyên bố sẽ áp dụng phán quyết Biển Đông nếu Trung Quốc khai thác dầu khí
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 29/12 tuyên bố ông sẽ kiên quyết áp dụng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Hay, Hà Lan về vấn đề Biển Đông đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp này.
Tổng thống Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Rodrigo Duterte khẳng định ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, khi được hỏi trong trường hợp nào ông sẽ viện dẫn phán quyết của tòa trọng tài được công bố hồi tháng 7, Tổng thống Duterte trả lời: "Khi tài nguyên khoáng sản bị bòn rút".
"Tôi không thể cho qua (phán quyết) hay lờ đi được", Tổng thống Duterte nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc thảo luận về phán quyết Biển Đông với Trung Quốc sẽ diễn ra trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, song bây giờ chưa phải thời điểm để ông sẵn sàng làm việc đó. Nhà lãnh đạo Philippines nói chưa cần thiết tới mức phải ép buộc Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài vốn có lợi cho Manila và cho biết ông nghĩ Philippines và Trung Quốc vẫn là bạn bè.
Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Philippines trái ngược với lập trường trước đó do chính ông đưa ra rằng sẽ "gạt sang một bên" phán quyết vốn bác bỏ yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" phi lý do Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông hòng chiếm tới 80% diện tích vùng biển này. Lý do mà ông Duterte đưa ra cho sự nhượng bộ này là vì ông không muốn áp đặt bất kỳ điều gì lên Bắc Kinh. Trong khi đó, Trung Quốc đến nay vẫn ngang nhiên phủ nhận phán quyết của tòa trọng tài thường trực và tuyên bố sẽ không thực thi bất kỳ phán quyết nào.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông Duterte nói rằng nếu các hành động quân sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng thì Mỹ phải là nước kiềm chế các động thái này của Bắc Kinh. Ngoài ra, ông Duterte cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp Trung Quốc lấn sâu vào lãnh hải của Philippines để khai thác khoáng sản thì ông cũng không có ý định theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc vì theo ông, chỉ Mỹ mới đủ sức mạnh để kiềm tỏa Bắc Kinh.
Liên quan tới động thái quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông, Tổng thống Duterte tỏ ra không lo lắng về các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên các đảo đá. "Tôi đã nói ngay từ đầu rằng khi những nắm đất đá đầu tiên được Trung Quốc đem tới nơi họ tuyên bố chủ quyền (trên Biển Đông), vì sao các chuyên gia, viện nghiên cứu Mỹ không nghĩ gì? Nếu việc đó thực sự là vấn đề nghiêm trọng thì Mỹ đã ngăn chặn từ lúc đó rồi", ông Duterte nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Duterte đã phủ nhận thông tin được tiết lộ trước đó rằng ông đã đích thân đẩy các nghi phạm từ trên trực thăng đang bay xuống đất như một cách để trừng phạt những đối tượng này khi ông còn giữ chức thị trưởng thành phố Davao ở miền nam Philippines. Ông Duterte khẳng định đó chỉ là những thông tin do tưởng tượng mà ra. Trước đó, truyền thông Philippines đưa tin ông Duterte đã dọa sẽ ném các quan chức tham nhũng từ trên trực thăng xuống đất như cách ông từng làm với nghi phạm bắt cóc ở Davao.
Thành Đạt
Theo IBTimes
Trung Quốc đang tích trữ bao nhiêu dầu? Một trong những bí ẩn ở thị trường dầu thô hiện nay là Trung Quốc đang tích trữ bao nhiêu dầu, có đúng với công bố hay không và nhằm mục đích gì. Ở một xưởng lọc dầu của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Theo thông tin chính thức do Tân Hoa Xã công bố ngày 2-9 vừa qua, Cục thống kê quốc...