Tự làm son tươi: Trải nghiệm mới cho cô nàng mê mỹ phẩm
Đã bao giờ bạn nghĩ mình có thể làm ra một thỏi son đẹp mắt và thơm ngon đến mức có thể ăn được chưa? Nếu là một cô nàng đam mê mỹ phẩm và làm đẹp, chắc chắn bạn sẽ không cầm lòng được trước xu hướng làm “ son tươi” thú vị này đâu!
Clip: Trải nghiệm tự làm son tươi
Thế nào là “son tươi”?
“Son tươi” là cách gọi những thỏi son có nguồn gốc từ thành phần thiên nhiên lành tính như: bơ shea, sáp ong, dầu dừa, hạnh nhân, olive… được làm theo quy trình thủ công và có thể sử dụng ngay sau khi hoàn thành. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng các nguyên liệu làn nên son tươi còn an toàn đến mức bạn có thể ăn được nếu muốn.
Làm son tươi liệu có khó?
Tại nhiều nơi trên thế giới, mô hình tự làm son tươi đã trở nên khá phổ biến và được cộng đồng làm đẹp ưa chuộng. Mỗi khách hàng khi tham gia sẽ được tư vấn và hướng dẫn thực hiện sao cho có thế tạo nên một thỏi son không chỉ đẹp, an toàn mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân của riêng mình. Thông thường, quy trình làm son tươi sẽ được diễn ra theo các bước tuần tự bao gồm:
- Chọn màu son: Đây được xem là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để bắt tay vào làm một thỏi son tươi. Bạn có thể lựa chọn những màu son phù hợp với tông da hoặc xác định cho mình một tông son đích để có thể dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo.
- Phối màu son: Sau khi lựa chọn được màu son mong muốn, thông thường các chuyên viên sẽ giúp bạn lựa chọn những màu cần thiết để có thể phối ra đúng màu son như ý. Quá trình này sẽ khiến bạn mất một chút thời gian và cần sự tinh ý trong việc điều chỉnh liều lượng màu pha.
- Thử son: Hãy thử son lên môi hoặc mặt bên trong của cổ tay để biết chính xác xem màu son vừa tạo có thực sự khiến bạn hài lòng.
- Ghi chú công thức: Việc phối màu sẽ giúp bạn có được một công thức nhất định về tỷ lệ màu sắc vì vậy bạn sẽ cần phải ghi lại tỷ lệ này trong một mẫu phiếu. Điều này sẽ giúp bạn làm ra màu son chính xác và có cơ sở điều chỉnh màu khi muốn.
Video đang HOT
- Cân son: Sử dụng dụng cụ để cân trọng lượng các khối màu theo tỷ lệ, sẵn sàng cho việc đổ khuôn son.
- Chọn mùi hương: Một cây son tươi có thể khoác lên mình những mùi hương đa dạng khác nhau. Tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn các loại tinh dầu như: oải hương, bạc hà, vani, cà phê… để khiến son trở nên hấp dẫn hơn.
- Đổ son: Hỗn hợp các khối màu sẽ được đun chảy ở một nhiệt độ thích hợp sao cho chúng hòa quyện với nhau thành một khối thống nhất. nhất. Sau đó, son được nhấc ra, cho thêm tinh dầu hoặc hương tạo mùi.
- Tháo khuôn: Đối với son lì, chỉ sau một vài phút son sẽ đông lại. Lúc này, bạn có thể nhẹ nhàng gỡ son ra khỏi khuôn, lựa chọn phôi đựng thích hợp là đã có được một thỏi son thành phẩm hoàn hảo. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tạo ra được những loại son kem, son bóng có độ dưỡng ẩm cao và kết cấu lỏng hơn bằng cách cho vào hỗn hợp còn lại một chút dầu thực vật, đun ấm và đổ vào hũ đựng.
Làm son tươi ở đâu?
Tuy là một mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhưng tại Việt Nam, địa chỉ những nơi có thể làm son tươi lại không nhiều. Hiện nay, mô hình làm son tươi hoàn thiện và hấp dẫn nhất với phái đẹp Việt mới chỉ có Pizkie Fresh Lip Lab. Đây là một trong số những thương hiệu khá quen thuộc với những ai yêu thích mỹ phẩm thiên nhiên và là một trong những nơi khởi xướng cho xu hướng làm soap handmade đầu tiên tại Việt Nam.
Tại Pizkie Fresh Lip Lab, chúng ta có đến hơn 20 tông màu và khoảng 10 mùi hương để lựa chọn. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia, chỉ chưa đầy 10 – 15 phút là bạn đã có được một cây son hoàn chỉnh. Theo đánh giá của nhiều bạn trẻ thì chất son và độ bền màu của những cây son tươi này không hề thua kém những dòng son công nghiệp của các hãng mỹ phẩm ngoại. Và trên hết, việc tạo ra một sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân cùng quá trình trải nghiệm còn đem đến cho nhiều người cảm giác thú vị và hào hứng hơn so với việc sở hữu những cây son thông thường.
Vậy nên, nếu bạn là một cô nàng yêu thích những sản phẩm làm đẹp an toàn và muốn tạo ra một sắc son mang đậm dấu ấn cá nhân thì đừng bỏ lỡ xu hướng độc đáo này!
Theo Đẹp
Trải nghiệm đặc biệt: Làm phấn nụ cung đình Huế
Nếu bạn cầm một viên phấn nụ trên tay, bạn sẽ thấy nó đơn sơ hơn bất kể món mỹ phẩm nào bạn từng sở hữu. Phấn nụ chỉ có thành phần duy nhất là kaolin, và đôi khi thì có thêm nước nấu hoa hồng.
Một điểm nhấn trong chuyến đi Huế vừa rồi của tôi là tìm về nơi sản xuất phấn nụ Huế. Không khó để tìm ra cơ sở sản xuất phấn nụ Cung đình Vỹ Dạ. Nó gần với khu cơm hến nổi tiếng của cố đô.
Tiếp đón tôi là cô Hồng Thị Diệu Loan, chủ xưởng sản xuất. Cô Loan năm nay đã 58 tuổi, và việc đầu tiên tôi làm khi gặp cô là "soi" xem da cô thế nào. Da của cô mịn màng, hồng hào và đều màu, không nám, không mụn, gần như không có nếp nhăn.
Cơ sở sản xuất này cũng là nhà của cô Loan. Cô có một gian riêng vừa làm nơi thờ cúng và đồng thời sản xuất phấn nụ.
Cô Loan kể, phấn nụ nhà cô đã sang đời thứ 4. Nó có từ thời ông bà của cô, tức vợ chồng cụ Hồng Trọng Nậy. Họ tìm ra cách làm phấn nụ và đưa được đến cho các cung tần mỹ nữ trong cung. Họ cũng mang phấn nụ này ra chợ Đông Ba để bán.
Quy trình làm phấn nụ thời ấy có phần phức tạp hơn bây giờ. Đầu tiên, họ phải mua một tảng kaolin (cao lanh) trắng, nung nó một ngày một đêm trong điều kiện khoảng 600 đến 700 độ C. Sau khi nung nóng, tảng kaolin mềm ra, nó sẽ được nghiền mịn thành dạng bột. Đến đây, bột sẽ được trộn với nước mưa và nước nấu từ hoa hồng hoặc hoa cúc thành hỗn hợp nhão, rồi đổ khuôn để tạo nên hình nụ hoa.
Hiện tại, cô Loan đã không còn phải mua kaolin dạng tảng nữa, cô mua bột kaolin. Đây cũng chính là loại bùn kaolin mà nhiều phụ nữ thời nay thường dùng để đắp mặt nạ.
Cô Diệu Loan, người đang điều hành cơ sở sản xuất phấn nụ Cung đình Vỹ Dạ
Cô Loan dành ra 10 ngày mỗi tháng để làm phấn nụ. Xưởng của cô có 4 người, trong đó có cả con của cô - truyền nhân đời thứ 4 của phấn Cung đình Vỹ Dạ. Mỗi đợt sản xuất, gia đình cô làm được 3000 sản phẩm, đủ bán trong một tháng. Quy trình sản xuất cũng không có gì cầu kỳ hoặc khó hiểu. Nó đơn giản và khá an nhàn.
Cô Loan bày "đồ nghề" của cô cho tôi xem: Một bát bùn kaolin, một chậu nước để hòa nhão kaolin, một cái giá to có phủ vải để làm nơi đổ khuôn, và mấy cái khuôn rỗng hình trụ.
Bạn có thể hình dung, toàn bộ quá trình làm phấn gói gọn trong hai việc: Hòa bùn kaolin với nước, rồi xúc ra các khuôn. Đơn giản vậy thôi mà nó lại làm nên cuộc sống của mấy thế hệ nhà cô Loan.
Tôi đã từng tưởng mỗi nghề gia truyền đều phải chứa trong nó bao nhiêu kỹ xảo lắt léo. Nhưng có lẽ chính sự bình dị, đơn sơ lại là cách dễ nhất khiến một nghề có thể tồn tại mãi với thời gian.
Theo cô Loan,viên phấn nụ đạt yêu cầu phải có 5 tầng
Cô Loan dạy tôi làm phấn nụ. Tuy rằng thành phần và quy trình làm ra nó không có gì cao siêu, nhưng việc đổ khuôn thế nào thành nụ hoa thì đối với tôi lại không đơn giản. Thời vua Khải Định, khối phấn hình nụ hoa với nhiều tầng, nhiều lớp thể hiện sự cao sang, đài các của người Huế.
Cô Loan cho rằng, mỗi viên phấn nụ phải có 5 tầng mới là chuẩn. Mỗi tầng đều phải cân đối và rõ ràng. Cô Loan "truyền nghề" cho tôi với một sự chỉn chu của một "nghệ nhân" làm phấn nụ lâu năm.
Trái với cách hiểu ban đầu của tôi, phấn nụ không được đúc trong khuôn kín. Khuôn phấn nụ rỗng, đặt trên một cái giá phủ vải. Như vậy, nước sẽ nhanh chóng rút ra khỏi viên phấn nụ và công đoạn phơi khô sẽ diễn ra nhanh hơn.
Thành phẩm của tôi, trông là biết, nó khác hẳn với những viên phấn gọn gàng của cô Loan
Sau khi đúc khuôn, cô Loan sẽ đặt phấn nụ trong lồng kính có lỗ và phơi nắng trong 2 ngày để nó khô hẳn. Sau đó cô sẽ đóng gói theo một cách đặc biệt để chúng không bị ẩm và nhanh hỏng.
Nếu bạn cầm một viên phấn nụ Huế trên tay, bạn sẽ thấy nó đơn sơ hơn bất cứ loại mỹ phẩm nào bạn đã từng sử dụng. Nó không được đầu tư nhiều về hình thù hay bao bì nhãn mác, danh sách thành phần của nó cũng chỉ vỏn vẹn có kaolin, và thỉnh thoảng thì có thêm nước nấu hoa hồng đối với phấn nụ màu hồng phớt.
Đối với cá nhân tôi, tôi thích những loại mỹ phẩm ít thành phần, vì như vậy, tôi sẽ kiểm soát tốt nhất về công dụng và các phản ứng của nó lên da. Kaolin có tác dụng làm sạch và hút dầu. Nó không hút dầu tốt như một số loại bùn dành riêng cho da nhờn, nhưng như thế, nó lại dùng được cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Nếu kem chống nắng khiến da của bạn bóng nhờn, thì bạn có thể sử dụng một lớp kaolin mỏng: trông bạn sẽ sáng sủa, mịn màng và không bị trắng như tượng.
Cầm phấn nụ về đến nhà, tôi thấy tôi may mắn vì đã trở thành "truyền nhân ngoại đạo" của một món hàng có từ thời phong kiến.
Theo Đẹp
5 món mỹ phẩm Made in Vietnam rẻ mà "chất" Ngoài giá thành rẻ mà chất lượng không hề tồi, những món mỹ phẩm "Made in Vietnam" dưới đây mang lại cảm giác rất thân thuộc dễ chịu, vì ít nhất bạn có thể đọc được mọi thông tin trên bao bì bằng tiếng Việt. Kem chống nắng Thorakao Chất kem như bơ rất mịn và êm, tan nhanh, không gây bí, nhờn...