Tự làm mứt gừng, không khó đâu
Mứt gừng dẻo dẻo, bên ngoài khô với lớp đường mỏng phủ bên ngoài. Vị cay nhè nhè, thơm và ấm.
Nguyên liệu:
Gừng
Đường trắng
Cách làm:
Gừng tươi mua về rửa sạch, gọt vỏ. Nếu chọn gừng non thì mứt sẽ mềm, ít xơ và đỡ cay.
Gừng thái lát và độ dày đồng đều nhau, như vậy khi nấu các miếng gừng sẽ chín cùng lúc, ngon hơn. Ngâm gừng trong nước có pha chút muối trong khoảng 1 giờ.
Video đang HOT
Cho gừng vào nồi, thêm nước ngập. Đậy vung đun sôi. Nếu muốn mứt gừng trắng thì cho thêm nước cốt 1 quả chanh trong quá trình đun.
Đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ chừng 5 – 7 phút thì đổ nước đi, xả lại nước lạnh. Rồi lại tiếp tục cho gừng lên bếp luộc với nước , làm 2 lần như vậy cho gừng bớt cay. Có thể luộc thêm đến khi nào đạt độ cay mong muốn thì thôi.
Vớt gừng ra để ráo rồi đem trộn với đường tỉ lệ 1:1. Để gừng trộn đường khoảng 4 giờ cho ngấm hoặc có thể để qua đêm.
Đặt nồi gừng lên bếp đun, để nhỏ lửa, thỉnh thoảng đảo nhẹ, đường sẽ chảy ra, tiếp tục đun đến khi đường sánh đặc bám quanh miếng mứt.
Đảo đều thêm 3 phút nữa cho đường khô hơn rồi tắt bếp .
Để mứt nguội, có thể gắp ra rải lên giá cho nhanh khô, để các miếng mứt đẹp bạn dùng tay gỡ các miếng quăn queo ra. Mứt khô cho vào lọ ăn dần.
Chúc các bạn thành công!
Theo PLXH
Nên ăn mứt tết để chữa nhiều bệnh
Ngày nay, món mứt không được ưa chuộng nhiều nữa. Bởi người ta lo ngại về độ ngọt của nó. Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt tết này.
Mứt được coi là món cổ truyền trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước đây, thiếu món mứt là không khí tết cũng giảm đi phân nửa. Thế nhưng, cho đến nay, người ta không còn chuộng món mứt nhiều nữa. Bởi nó đã trở thành món phổ biến, có thể có bất cứ thời điểm nào trong năm. Hơn nữa người ta cũng lo ngại về độ ngọt của mứt.
Có rất nhiều loại mứt, gần như tất cả các củ quả đều có thể chế biến thành mứt. Nhưng hầu hết các loại mứt đều có chung đặc điểm là rất ngọt, và có thể khiến bạn tăng cân một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng phải kể đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả của các loại mứt như sau:
- Trị chướng bụng, khó tiêu:
Các loại mứt như mứt gừng, mứt quất... vừa có tác dụng trợ tiêu hóa, lại thông cổ. Gừng kết hợp với đường giúp làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Quả quất chín làm thành mứt cũng có tác dụng chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Giải độc, thanh nhiệt:
Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. Mứt quất, mứt bí cũng có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra.
- Các bệnh về dinh dưỡng:
Mứt cà rốt và mứt hồng là hai loại mứt đứng hàng đầu trong tác dụng trị các chứng liên quan đến dinh dưỡng như: ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và ỉa chảy do thiếu chất dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Mứt hồng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và ho mãn tính.
- Chữa bỏng, mụn nhọt:
Dầu dừa vừa giúp chữa bỏng, mụn nhọt, lai là chất béo dễ tiêu hóa, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra phải kể đến mứt khoai lang với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải rượu, trị mụn nhọt.
- Chữa táo bón: Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng, là vị thuốc chống táo bón trong những ngày tết do ăn nhiều chất đạm. Hoặc như mứt khoai lang có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và giúp nhuận tràng tốt hơn.
Theo PLXH
Làm bò khô cạnh... nhà vệ sinh Bò khô vừa tẩm gia vị để trên sàn inox sát cạnh tường, sát cửa ra vào không được che đậy. Thau đựng thành phẩm cáu bẩn đặt cạnh thau nước dùng để rửa tay, còn lò sấy thịt thì nằm sát vách nhà vệ sinh. Làm bò khô cạnh... nhà vệ sinh! Hình minh họa Ngày Tết, bò khô là món ăn...