Tự làm cách âm xe hơi tại nhà – nên hay không?
Một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu và cảm giác mệt mỏi cho người ngồi trên ô tô là tiếng ồn. Vậy có nên làm chống ồn cho xe ô tô hay không?
Nguyên nhân gây tiếng ồn trong xe ô tô
Tiếng ồn cho xe ô tô có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên. Đặc biệt đối với những dòng xe phổ thông thì tình trạng này càng phổ biến hơn do có giá thành rẻ, không được đầu tư nhiều vào cách âm. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây ra tiếng ồn:
- Do các bộ phận trong xe: Xe có động cơ mạnh khi di chuyển sẽ khiến ống pô phát ra những âm thanh lớn, đệm hãm bị mòn khiến phanh xe thay đổi kích cỡ tạo ra các tiếng rít khó chịu khi thắng xe, do khoang động cơ, xe cũ khiến các bộ phận trong xe xuống cấp…
- Do thời tiết và môi trường: Những dòng xe có cấu tạo khí động lực học kém khi đi trong điều kiện mưa lớn hoặc gió to dễ bị truyền âm thanh vào khoang nội thất.
Video đang HOT
- Một số nguyên nhân khác: Tiếng ồn từ những người tham gia giao thông xung quanh, cửa xe không được khép kín các ron…
Tiếng ồn cho xe ô tô có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên
Tự làm cách âm xe hơi tại nhà – nên hay không?
Để giải quyết được những nguyên nhân khiến xe có tiếng ồn trên, nhiều chủ xe lựa chọn phương án tự cách âm xe hơi tại nhà để tiết kiệm chi phí. Quy trình làm cách âm cho xe về cơ bản khá giống với quy trình chăm sóc xe hơi. Trong đó tay nghề, dụng cụ đi kèm và sản phẩm chống ồn chuyên dụng là những yếu tố chính quyết định đến sự thành công.
Tuy nhiên đây là điều không hề dễ dàng bởi yếu tố tay nghề chiếm đến 70%. Và nếu bạn là một tay ngang không có tay nghề và kinh nghiệm trong việc dán cách âm thì rất dễ khiến xế yêu của mình bị hỏng hóc, lỗi trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, việc không có kiến thức cũng khiến bạn gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm vật liệu cách âm phù hợp với xe. Sản phẩm tốt phải đáp ứng được 3 không: không mùi, không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Vì thế việc tự làm cách âm xe hơi tại nhà là không nên nếu bạn không thể chắc chắn về mức độ an toàn.
Xử lý đúng cách khi xe ô tô dính bụi sơn
Xe ô tô khi bị dính bụi sơn rất khó có thể làm sạch và khiến xế yêu của bạn trông mất thẩm mỹ hơn rất nhiều. Bụi sơn thường là những đốm li ti xuất hiện dày đặc trên bề mặt xe. Khiến chiếc xe của bạn mất đi độ bóng, cướp đi sự sang trọng vốn có của nó.
Nguyên nhân khiến xe ô tô dính bụi sơn
Ngoài ra, bụi sơn nếu dính vào kính lái sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu cho người lái. Trường hợp mùa mưa còn hạn chế đi tầm nhìn nữa.
Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề ô tô bị dính bụi sơn xuất phát từ việc đậu xe gần sát ngay các công trình thi công có liên quan đến sơn, gần xưởng sơn. Ngoài ra, trong quá trình dặm và vá sơn không che đậy cẩn thận khiến cho bụi sơn dính vào các vùng khác nằm trên thân ô tô.
Bụi sơn thường là những đốm li ti xuất hiện dày đặc trên bề mặt xe
Cách xử lý đúng khi xe ô tô dính bụi sơn
Khi vỏ và kính xe ô tô bị dính vết sơn hay dính bụi sơn bạn có thể sử dụng xà phòng, xăng, làm sạch ngay tuy nhiên trường hợp vết dính chưa bị khô lại hoặc khô lại chưa lâu. Nếu như bụi sơn đã khô hoặc bám lâu trên bề mặt kính thì việc sử dụng xăng hay xà phòng để tẩy rửa chắc chắn không thể nào làm sạch hoàn toàn dấu vết.
Khi xe bị dính sơn, tuyệt đối không dùng dao lam cạo, giấy nhám để tẩy vết sơn. Đối với cách này có thể dễ dàng làm bay hoàn toàn sơn dính nhưng lại tạo vết trầy xước trên xe. Dĩ nhiên so với khi bị dính sơn, việc xe bị trầy xước nhìn khó chịu hơn rất nhiều. Chưa kể kính bị trầy sẽ hạn chế tầm nhìn cho người lái.
Khi vỏ và kính xe ô tô bị dính vết sơn hay dính bụi sơn bạn có thể sử dụng xà phòng, xăng, làm sạch ngay
Nếu bạn muốn tẩy bụi sơn xe ô tô mà vẫn đảm bảo cho bề mặt kính, vỏ xe không bị hư hại. Cách tốt nhất là bạn nên chọn sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng. Chúng sẽ làm sạch bề mặt dễ dàng, bạn sẽ không tốn quá nhiều sức để ma sát. Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tuyệt đối cho chiếc xế yêu.\
Xử lý thế nào với đèn pha ô tô bị ố vàng? Sau thời gian sử dụng khoảng trên 5 năm, các chủ xe có thể dễ dàng nhận thấy đèn xe có dấu hiệu xuống cấp và ố vàng. Hỏi: Gần đây, đèn pha chiếc xe Hyundai i30 của gia đình tôi bị ố vàng ngay tâm đèn, khiến luồng ánh sáng yếu hẳn đi. Xin tư vấn nguyên nhân và cách xử lý?...