Tự lái xe băng thảo nguyên, phượt xuyên châu lục
Vì đam mê, nhiều người sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc để tự mình cầm lái ô tô khám phá những miền đất mới, với quãng đường lên tới hàng chục nghìn km.
Ước mơ xuyên sa mạc
Trải rộng trên khu vực phía Nam Mông Cổ và Bắc – Tây Bắc Trung Quốc, Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á và thứ 5 trên thế giới với diện tích khoảng 1.295.000km2 – gấp gần bốn lần diện tích Việt Nam.
Chiếc Porsche 911 Dakar lội nước để tới sa mạc Gobi.
Sa mạc Gobi có địa hình đa dạng, từ những cánh đồng cát mịn màng đến vùng núi đồi hoang sơ. Điều kiện thời tiết nơi đây thuộc diện khắc nghiệt nhất thế giới, cực kỳ nóng trong những tháng hè, nhưng cũng lạnh thấu xương vào mùa đông.
Tự mình lái xe vượt hàng chục nghìn cây số từ Việt Nam để đến một vùng hoang mạc như thế, chắc hẳn không nhiều người nghĩ tới. Nhưng cuối tháng 9/2023, một doanh nhân Việt ngoài 50 tuổi cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô mới mua trị giá hơn 15 tỷ đồng, đã bắt đầu một hành trình như thế.
Đó là anh Nguyễn Hoàng Anh, chủ một doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM, người đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chiếc Porsche 911 Dakar, biến thể đặc biệt của mẫu xe thể thao hai cửa huyền thoại (chỉ 2.500 chiếc được sản xuất trên toàn cầu).
Anh Hoàng Anh kể đã trải qua hành trình xuyên Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ với tổng quãng đường hơn 33.000km, kéo dài 75 ngày để tới sa mạc Gobi.
“Ý tưởng nhen nhóm từ năm 2018, khi tôi có chuyến đi tới Trung Quốc và thấy hạ tầng giao thông rất phát triển. Tôi thầm ước sẽ có dịp cầm lái một chiếc xe thể thao trên những cung đường tuyệt đẹp này. Sao mình không làm một chuyến đi dài qua sa mạc?”, anh Hoàng Anh nhớ lại.
Cuối năm 2022, Porsche chính thức giới thiệu 911 Dakar trên toàn cầu. Đầu tháng 6/2023, chiếc 911 Dakar đầu tiên cập bến Việt Nam, chủ nhân chính là anh Hoàng Anh.
Thử thách cả thể lực và tinh thần
Hơn hai tháng vượt dặm trường để tới vùng hoang mạc, nhóm của anh Hoàng Anh trải qua không ít khó khăn, căng thẳng và cả những sự cố, mà sóng gió nhất là chặng đi vào Mông Cổ.
Chiếc Porsche 911 Dakar vượt tuyết trắng, băng đường mòn để tới sa mạc Gobi
Video đang HOT
“Trên hành trình, có tới khoảng 500km không có đường nhựa, đoàn phải chạy trên đường mòn hay thảo nguyên. Có hôm đi vào một ngôi làng nuôi đại bàng, xe cán qua đá bị thủng cả hai lốp xe.
Những ngày mò mẫm trong đêm tối trên đường núi hiểm trở chạy dọc biên giới Mông Cổ – Nga, hay vượt qua hàng trăm km băng tuyết trơn trượt phủ trắng đường ở Nội Mông, cũng là thử thách thực sự về cả thể lực và tinh thần”, anh kể.
Theo anh, không đơn thuần là vấn đề kinh phí, hành trình xuyên châu lục trên xe bốn bánh còn đòi hỏi rất nhiều sức khỏe và thời gian. Đam mê là nguồn động lực lớn nhất và duy nhất để anh thực hiện những chuyến phượt dài và nhiều trắc trở như vậy.
Xuyên Đông Dương bằng xe điện
Ô tô điện dần trở nên phổ biến tại Việt Nam và những chuyến đi xuyên Việt bằng loại xe này được thực hiện ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, lái xe vượt chặng đường hàng nghìn km để đến những quốc gia mà hạ tầng ô tô điện ít phát triển lại là câu chuyện khác.
Đó là hành trình mà anh Phùng Thế Trọng (Hà Nội) cùng một số chủ xe điện VinFast đã thực hiện. Chuyến đi qua ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia dài hơn 6.000km trong gần 30 ngày.
Anh Trọng cho biết, nhóm có 8 người, cầm lái ba chiếc xe điện gồm VF 5 Plus, VF 8 và VF 9. Khởi hành từ Hà Nội ngày 11/4. Nhóm đi lên vùng Tây Bắc và nhập cảnh Lào ở cửa khẩu Tây Trang, sau đó qua các địa danh nổi tiếng như Luang Prabang, Pakse và tham gia Tết té nước Bunpimay.
Tiếp đến ở Campuchia, nhóm ghé thăm cố đô Siem Riep, đền Angkor Wat rồi trở lại Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang). Cuối cùng là hành trình xuyên Việt từ TP.HCM về Hà Nội.
“Để chuẩn bị cho chuyến đi, nhóm phải tính toán kỹ lộ trình và tìm điểm dừng sạc phù hợp theo thông tin có được từ các ứng dụng, sau đó nhờ người quen ở Lào và Campuchia kiểm tra xem thực tế ra sao. Với xe điện, điều quan trọng nhất trước khi bắt đầu là phải đảm bảo hành trình có tính khả thi”, anh Trọng nói.
Chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, nhưng nhóm vẫn gặp không ít khó khăn khi sạc xe, đặc biệt khi đến Campuchia – đất nước hiện chỉ có chưa đến 1.000 chiếc ô tô điện và khoảng 20 trạm sạc trên toàn quốc. Có lúc, phải đi cả vài trăm cây số, qua hai, ba trạm “ảo” mới tìm được một chỗ để sạc.
Khi đến Lào lại trùng vào thời điểm Tết Bunpimay, các dịch vụ liên kết với ngân hàng quốc tế tạm dừng hoạt động. Vì vậy ứng dụng trạm sạc đã có, tài khoản đã lập nhưng không thể nạp tiền để sử dụng. May mắn là nhóm được sự hỗ trợ từ những người Việt đang sinh sống tại đây.
“Đặc trưng của Tết Bunpimay là tục lệ té nước, cũng là lễ hội lớn nhất và đông vui nhất ở Lào. Trải nghiệm ngồi quán vỉa hè trong bộ dạng ướt từ đầu đến chân, thỉnh thoảng lại có “may mắn” bất ngờ đổ ào vào người thực sự rất thú vị”, anh Trọng nhớ lại.
Cầm lái ô tô điện cũng là một hình thức du lịch tiết kiệm. Theo anh Trọng, tính tổng các khoản gồm ăn, ở, vui chơi, sạc xe và các loại phát sinh, trung bình mỗi người chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng/ngày.
Chi phí đi thảo nguyên Suôi Thầu ngắm vẻ đẹp "3 phần hoang sơ, 7 phần thơ mộng" ở Hà Giang
Đây chính là địa điểm đang thu hút rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của những người yêu du lịch.
Khoác lên mình lớp áo gai góc, đặc trưng của núi đồi hùng vĩ, ở thảo nguyên Suôi Thầu còn xuất hiện những dải màu đan xen dưới cái nắng vàng ươm kết hợp với ruộng lúa, ruộng ngô và dòng sông Lô uốn lượn nơi chân núi... Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên bức tranh phong cảnh thơ mộng mà chỉ riêng thảo nguyên này mới có.
Và bởi thế, dù có phải di chuyển hơi xa 1 chút, đường đi lối lại có đôi khi khó nhằn thì vẫn cứ thôi thúc bước chân những người yêu du lịch Việt.
Bài viết này sẽ tạm dự trù các chi phí cơ bản cho chuyến đi đến thảo nguyên Suôi Thầu mà có thể bạn đang rất cần!
Đứng từ điểm cao nhất của thảo nguyên Suối Thầu, bạn sẽ ngắm được trọn vẹn khung cảnh núi non trùng điệp, hoang sơ hùng vĩ và cả những bản làng của đồng bào dân tộc lân cận. (Ảnh: sanvemaybay, mia, Lệ Huyền)
Để tới được thảo nguyên Suôi Thầu, bạn sẽ phải di chuyển khá nhiều chặng với quãng đường xa. Do vậy, bạn nên dành thời gian 4 ngày 3 đêm cho chuyến đi này để đảm bảo sức khỏe nhé.
Chi phí di chuyển từ Hà Nội đến thảo nguyên Suôi Thầu: 1 triệu đồng/người
Nếu di chuyển từ Hà Nội đến Suôi Thầu, hành trình sẽ được chia thành 2 chặng. Chặng đầu xuất phát từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang bằng xe giường nằm, giá vé khoảng 250.000 đồng/người/chiều.
Chặng tiếp theo từ thành phố Hà Giang đến thảo nguyên Suôi Thầu.
Thảo nguyên Suôi Thầu cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 150 km. Để có thể thuận tiện di chuyển đến đây nhất, bạn có thể tham khảo theo hai cách sau:
- Xe khách: Có rất nhiều nhà xe chạy tuyến Hà Giang - Xín Mần, thời gian di chuyển khoảng 3 - 4 tiếng. Từ thị trấn Cốc Pài, du khách có thể đi xe ôm hoặc taxi đến thảo nguyên Suôi Thầu, khoảng cách chỉ khoảng 5km.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thuê xe máy để tự lái với giá thuê khoảng 200.000 - 250.000 đồng/xe. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đi xe cẩn thận vì đường khá gập ghềnh và nếu tay lái không cứng, tốt nhất bạn không nên chọn cách này.
Đường đi tuy hơi khó nhằn nhưng bù lại, cảnh sắc nơi đây sẽ khiến bạn vô cùng thỏa mãn. (Ảnh: La Mộc)
Chi phí ăn uống: 2 triệu đồng/người
Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên đẹp, ẩm thực vùng cao Hà Giang còn mang nhiều hương vị độc đáo mà khó nơi nào có được.
Tới đây, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon như: cháo ấu tẩu hương (Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi), bánh cuốn bà Mai (295 Nguyễn Trãi), phở Tráng Kim (383 Nguyễn Trãi),... Ngoài ra, tại thị trấn Cốc Pài, bạn có dịp thưởng thức các món ăn bình dị nhưng hương vị lại rất thơm ngon, đậm đà như cơm rang dưa bò với canh trứng, gà nướng mắc khén, lẩu bắp bò,...
Nhìn chung, các món ăn ở đây có giá thành khá rẻ. Vậy nên, trong chuyến đi 4 ngày 3 đêm này, các bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 triệu đồng là đủ.
Chi phí lưu trú: 750.000 đồng/người
Những khu vực gần thảo nguyên Suôi Thầu vẫn chưa phát triển để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch. Do đó, hầu hết du khách tới đây đều lựa chọn các khách sạn gần bến xe hoặc trong thị trấn Cốc Pài, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hoặc tại Bản Phùng (Hoàng Su Phì - Hà Giang).
Chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 300.000 - 500.000 đồng/phòng/đêm. Như vậy, với 3 đêm, các bạn sẽ mất khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/phòng, tương đương khoảng 500.000 - 750.0000 đồng/người.
Hệ thống phòng ốc, homestay, dịch vụ lưu trú tại đây còn chưa phát triển nên các bạn có thể lựa chọn loại hình khách sạn. (Ảnh: Hoàng Dưỡng, vntravellive)
Chi phí tham quan, chụp ảnh ở Suôi Thầu: 40.000 đồng/người
Hiện tại, chi phí vào tham quan, chụp ảnh tại cánh đồng hoa tam giác mạch, hoa cải,... là 40.000 đồng/vé người lớn, 20.000 đồng/vé trẻ em.
Tại đây, các bạn có thể được ngắm cả các loại cây lương thực khác như: lúa, ngô, dược liệu,... vô cùng đẹp mắt.
Tổng kết lại, với các khoản chi phí cố định khi đến thảo nguyên Suôi Thầu, các bạn sẽ cần dự trù khoảng 3.790.000 đồng/người. Ngoài ra, các bạn cũng nên chuẩn bị thêm từ 500.000 - 1 triệu đồng cho các khoản chi phí phát sinh.
Khám phá vùng đất Mông Cổ, nơi lưu giữ những câu chuyện cổ tích Nhắc đến Mông Cổ, người ta nghĩ ngay đến những thảo nguyên xanh và cuộc sống du mục, nhưng thực thực ra đất nước này có vô vàn những điều thú vị và bí ẩn trong cổ tích mà không phải ai cũng biết... Hoàng hôn ở Mông Cổ khiến người ta không khỏi sửng sốt, với ánh mặt trời lộng lẫy tỏa...