Tự kỷ: Bệnh của thời hiện đại và 6 dấu hiệu nhận biết
Mấy năm gần đây, bệnh tự kỷ đã trở thành mối quan tâm, lo ngại chung của toàn xã hội và đây không còn là chứng bệnh lạ hiếm gặp nữa.
Bởi vậy, không thể trì hoãn việc nâng cao nhận thức về chứng bệnh này.
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bệnh của thời hiện đại
Một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng. Cứ 88 trẻ thì có một em bị bệnh tự kỷ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Điều đáng lo ngại hơn là thông đến căn bệnh này ở châu á nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.
Thực tế bệnh tự kỷ không phân biệt trẻ em nhà giàu hay nghèo. Tuy nhiên, các bác sĩ ghi nhận, phần lớn trẻ tự kỷ là con các gia đình giàu có, cha mẹ thành đạt, nổi tiếng hoặc luôn bận rộn với công việc, ít có thời gian dành cho con. Theo giải thích của các chuyên gia, về mặt phân tâm học, tách trẻ ra khỏi hơi ấm của cha, mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.
Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi.
Theo bác sĩ Lý Trần Tình – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi, hiện chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được cách chữa trị hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa căn bệnh tự kỷ. Trong khi đó, căn bệnh này ở trẻ em khi phát hiện muộn, việc điều trị gần như vô hiệu. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.
Bác sỹ Lý Trần Tình – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Hành động vì trẻ bị tự kỷ
Video đang HOT
Vì sự cần thiết của việc giúp trẻ em và người mắc chứng tự kỷ cải thiện cuộc sống, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia về căn bệnh này, bên cạnh những bậc phụ huynh lo lắng về tình trạng tự kỷ ở trẻ thì hầu hết phụ huynh đều không muốn tin con mình bị tự kỷ. Nhiều bậc phụ huynh mang tâm lý quá nặng nề khi con mắc bệnh tự kỷ. Trong khi đó, hội chứng tự kỷ lỗi không hoàn toàn từ cách chăm sóc của cha mẹ. Nên nhiệm vụ của các bậc phụ huynh khi có trẻ nhỏ là cần theo dõi sự phát triển của con cái, phát hiện “giai đoạn vàng” để điều trị cho trẻ kịp thời. Theo đó, giai đoạn điều trị cho trẻ tự kỷ 18-36 tháng tuổi là tốt nhất.
Theo kinh nghiệm thực tế điều trị chứng tự kỷ trẻ em tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bác sĩ Lý Trần Tình cho biết, hiện tại, cả nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho trẻ bị tự kỷ đều chưa đưa ra được những yếu tố chính xác. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm sẽ đem lại kết quả khả quan. Những trường hợp trẻ được đưa đến kịp thời sẽ được điều trị theo lộ trình test kiểm tra tình trạng bệnh nhân và mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị riêng. Dù khá hiệu quả nhưng phác đồ này cũng chủ yếu là do các bác sĩ “đúc rút” kinh nghiệm.
Còn trăn trở nhiều với căn bệnh này, muốn khống chế tình trạng gia tăng trẻ bị tự kỷ, bác sĩ Lý Trần Tình khuyến cáo nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất khi phát hiện trẻ có hiện tượng. Việc điều trị bệnh tự kỷ đòi hỏi quá trình lâu dài, thêm đó rất tốn kém về mặt tiền của thì dù đã có chủ trương nhưng các ngành liên quan như: Y tế, giáo dục, tâm lý học, xã hội học… cũng cần có động thái tích cực hơn nữa để hỗ trợ cũng như kế hoạch, hành động cụ thể để ứng phó với hội chứng tự kỷ. Một khi tạo được những cơ sở pháp lý rõ ràng sẽ góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội để giúp những người không may mắn có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.
BS. Lý Trần Tình đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý bởi những cống hiến thầm lặng của ông đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người dân. Song với ông, phần thưởng lớn nhất chính là hình ảnh của các bệnh nhân tâm thần được chữa trị khỏi bệnh, đặc biệt là trẻ em, trở lại với cuộc sống tươi sáng, sống có ích cho xã hội.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ
- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.
- Thể hiện, hành động rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.
- Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị, nói tuỳ thích.
- Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo hoặc có những động tác định hình.
- Có kỹ năng cao về ý thức không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.
- Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương. (Những biểu hiện như trên có thể nhận biết từ khi trẻ 12 tháng cho đến khoảng 30 tháng tuổi).
Theo Đời Sống Pháp Luật
Ngộ nhận hay gặp về tiêm chủng
Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn do tiêm văcxin, tiêm phòng có thể gây tự kỷ, cúm là bệnh vặt không cần chích ngừa... là những hiểu lầm phổ biến về văcxin.
Dưới đây là các phân tích của Tổ chức Y tế thế giới về một số nhận thức sai lầm xung quanh việc tiêm văcxin:
Cải thiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đủ để làm hết bệnh tật, tiêm chủng là điều không cần thiết.
Các loại bệnh có thể phòng tránh nhờ tiêm văcxin sẽ quay lại nếu chúng ta ngừng chương trình tiêm chủng. Việc tăng cường vệ sinh, rửa tay và dùng nước sạch giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh truyền nhiễm, nhưng nhiều bệnh vẫn tiếp tục lây lan dù chúng ta sạch sẽ đến mấy. Nếu người dân không tiêm phòng thì những bệnh hiếm gặp như bại liệt hay sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại.
Văcxin có một số tác dụng phụ nguy hiểm và dài hạn chưa được biết tới, thậm chí có thể gây tử vong.
Văcxin rất an toàn. Đa số phản ứng do tiêm văcxin thường là nhẹ và thoáng qua, chẳng hạn đau ở chỗ tiêm hay sốt nhẹ. Ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe là điều vô cùng hiếm gặp và được theo dõi rất chặt chẽ. Nguy cơ bị ốm nặng vì các bệnh có thể phòng bằng văcxin lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ từ văcxin. Ví dụ bệnh bại liệt có thể gây liệt, bệnh sởi có thể gây viêm não và mù lòa, một số bệnh thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Đúng là không nên có bất kỳ trường hợp bệnh nặng hay tử vong nào do tiêm chủng, nhưng lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ của nó, và có sẽ rất nhiều ca bệnh và tử vong xuất hiện nếu không có văcxin.
Ảnh minh họa: Thechart.blogs.cnn.com.
Văcxin phối hợp phòng bạch hầu - uốn ván - ho gà và văcxin phòng bại liệt có thể gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Không có cơ sở để kết luận tiêm các văcxin nói trên gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Hiểu nhầm xuất hiện là do những văcxin này được sử dụng đúng vào giai đoạn trẻ có thể bị hội chứng đột tử sơ sinh. Nói cách khác, các trường hợp đột tử trùng hợp một cách vô tình với tiêm chủng, và đột tử sẽ vẫn xuất hiện kể cả nếu trẻ không được tiêm phòng. Cần nhớ rằng bốn căn bệnh này có thể gây chết người và trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật rất cao.
Các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin gần như đã được thanh toán ở nước tôi, vì vậy chẳng cần tiêm phòng nữa.
Mặc dù các bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin đã trở nên hiếm gặp ở nhiều quốc gia, tác nhân gây bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở một số nơi trên thế giới. Trong thời đại kết nối toàn cầu ngày nay, các tác nhân này có thể vượt qua ranh giới địa lý và lây nhiễm cho bất kỳ ai chưa có miễn dịch. Ví dụ ở Tây Âu, từ năm 2005, các vụ dịch sởi đã xuất hiện ở những người chưa tiêm phòng tại Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Anh. Vì vậy, hai lý do chính khiến bạn cần tiêm phòng là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Thành công của chương trình tiêm chủng phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của mỗi cá thể, vì lợi ích chung. Đừng đợi những người xung quanh hành động ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật thay cho bạn, hãy làm những gì bạn có thể.
Bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin là "điều tất yếu của cuộc sống".
Bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin không phải "điều tất yếu của cuộc sống". Sởi, quai bị và rubella là những bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn tới biến chứng nặng nề ở cả trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm não, mù lòa, tiêu chảy, viêm tai, hội chứng rubella bẩm sinh (nếu mẹ nhiễm rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ) và tử vong. Tất cả những vấn đề trên đều có thể được ngăn ngừa bằng văcxin. Không tiêm phòng đầy đủ khiến trẻ dễ bị tổn thương.
Cho trẻ tiêm phòng cùng lúc hai hoặc nhiều văcxin làm tăng nguy cơ tác dụng phụ độc hại, có thể gây quá tải cho hệ miễn dịch.
Các bằng chứng khoa học cho thấy tiêm cùng lúc vài loại văcxin không gây tác dụng xấu lên hệ miễn dịch của trẻ. Hằng ngày bé tiếp xúc với hàng trăm tác nhân lạ làm khởi phát đáp ứng miễn dịch. Một động tác đơn giản như ăn uống cũng đưa vào cơ thể những kháng nguyên mới và rất nhiều vi khuẩn có sẵn ở mũi miệng. Khi cảm lạnh hay đau họng, bé tiếp xúc với kháng nguyên nhiều hơn so với khi tiêm văcxin. Ưu điểm của tiêm cùng lúc vài loại văcxin là giảm số lần đi khám, tiết kiệm thời gian tiền bạc, nâng cao cơ hội hoàn thành lịch tiêm chủng đúng thời hạn. Hơn nữa, việc tiêm phối hợp các mũi như sởi, quai bị và rubella cũng đồng nghĩa với bé phải tiêm ít mũi hơn.
Bệnh cúm chỉ là chuyện khó chịu vặt vãnh, văcxin không có tác dụng lắm.
Cúm không phải chuyện vặt vãnh. Căn bệnh nguy hiểm này cướp đi mạng sống của 300.000-500.000 người trên thế giới mỗi năm. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già sức khỏe kém và bất kỳ ai có bệnh mãn tính như hen hay bệnh tim đều dễ bị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và dễ tử vong hơn. Tiêm phòng cúm cho phụ nữ có thai còn có thêm lợi ích bảo vệ bé sơ sinh (hiện chưa có văcxin phòng cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Văcxin cung cấp miễn dịch với 3 chủng virus cúm phổ biến nhất lưu hành tại mỗi mùa nhất định. Đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm cúm nặng và lan truyền bệnh cho những người khác. Tránh nhiễm cúm đồng nghĩa với tránh chi phí y tế và giảm thu nhập do phải nghỉ học hay nghỉ làm.
Miễn dịch nhờ mắc bệnh tự nhiên tốt hơn miễn dịch nhờ văcxin.
Văcxin làm sản sinh đáp ứng miễn dịch giống như khi nhiễm bệnh tự nhiên nhưng không gây bệnh và giúp tránh các biến chứng tiềm ẩn của bệnh. Trong khi đó cái giá phải trả cho việc tạo miễn dịch thông qua nhiễm bệnh tự nhiên có thể là chậm phát triển tinh thần do Haemophilus B, dị tật bẩm sinh do rubella, ung thư gan do virus viêm gan B hoặc tử vong do sởi.
Trong văcxin có thủy ngân, điều này rất nguy hiểm.
Thiromersal là thành phần hữu cơ có chứa thủy ngân được bổ sung vào một số loại văcxin để làm chất bảo quản. Đây là chất bảo quản văcxin phổ biến nhất, thường được đưa vào các ống văcxin đa liều. Không có bằng chứng về việc lượng thiomersal dùng trong văcxin gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Văcxin gây bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Nghiên cứu năm 1998 bày tỏ sự lo ngại về mối liên hệ giữa văcxin phòng sởi-quai bị-rubella và bệnh tự kỷ sau này được phát hiện là mắc sai lầm nghiêm trọng và bài báo đã bị chính tạp chí xuất bản nó dỡ bỏ. Thật không may, việc công bố nghiên cứu này đã làm dấy lên những lo ngại, khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm sút và sau đó là những đợt dịch bệnh bùng phát. Không có bằng chứng về mối liên hệ giữa văcxin phòng 3 loại bệnh trên và bệnh tự kỷ hay các rối loạn tự kỷ.
Lê Mai (theo Who.int)
Ô nhiễm có thể gây bệnh tự kỷ Nghiên cứu mới đã chứng minh được rằng, không khí bị ô nhiễm có thể làm thay đổi bộ não con người và có thể gây ra bệnh tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt, đặc biệt là đối với trẻ em. Không những gây ra các bệnh như tự kỷ, tâm thần phân liệt mà ô nhiễm không khí còn làm giảm...