Từ kiếp vợ hờ đến phận gái bán hoa của một thôn nữ
Khi sang đến nơi đất khách quê người, Thủy vỡ lẽ mình không phải đi làm công nhân như người ta hứa mà phải đi làm “gái bán hoa”. Nuốt nước mắt vào trong, Thủy trở thành một cô gái buôn hoa, bán phấn với những khách làng chơi.
Đắng cay cuộc hôn nhân không đăng ký
Năm 2004, cô gái xinh đẹp Nguyễn Thị Thủy (Ân Thi, Hưng Yên) vào Bình Dương làm công nhân tại khu công nghiệp Sóng Thần 1. Tại đây, Thủy đã gặp và yêu Đào Văn Ninh (Diễn Châu, Nghệ An). Sau đó không được bao lâu, Thủy và Ninh dọn về sống chung. Năm 2005, Thủy mang thai đứa con gái đầu lòng. Thấy người yêu vác bụng bầu đi làm nên Ninh và Thủy quyết định tổ chức một đám cưới nhỏ để hợp thức.
Từ sau đám cưới, Thủy liên tục giục chồng đi làm đăng ký kết hôn nhưng Ninh không đồng ý. Ninh cho rằng tổ chức đám cưới mọi người đã biết là vợ chồng nên không cần làm giấy hôn thú. Hàng ngày, Ninh thường lấy quyền hành làm chồng của mình ra để quát nạt bắt bẻ Thủy nào là tội: phơi quần áo không lộn trái, đi làm về muộn, nấu cơm sống, vợ nấu những món ăn không hợp Ninh cũng mắng chửi.
Những cơn ốm nghén khiến Thủy không đi làm được nên lương hàng tháng bị trừ nhiều. Thấy thiếu tiền tiêu, Thủy hỏi xin chồng liền bị Ninh đánh chửi vì cái tội chưa đẻ đã đòi ăn bám chồng. Anh ta cho rằng việc sinh đẻ là của vợ, nuôi con là của vợ và lo tiền sinh hoạt phí cũng là của vợ. Ninh tự đặc cách cho mình quyền kiếm tiền để giao lưu bạn bè, tạo thêm mối quan hệ. Có những lần, anh đánh vợ xong rồi bỏ đi vài ngày mới trở về căn nhà trọ của hai người.
Đầu năm 2006, Thủy sinh con gái đầu lòng. Anh ta tỏ ra không vui mừng mà cho rằng đứa con đó chưa chắc đã phải con mình, mặc dù đứa bé rất giống cha. Từ ngày có con, đứa trẻ hay quấy khóc nên Ninh sinh ra cáu bẳn vì lý do mất ngủ. Mỗi khi có việc gì là anh ta lại lớn tiếng dọa đuổi mẹ con Thủy ra khỏi nhà. 2 năm yêu và sống cảnh vợ hờ, Thủy chưa bao giờ nghe Ninh nhắc đến chuyện đưa về quê nội ra mắt họ hàng.
Thủy luôn cảm thấy mệt mỏi, túng quẫn. Hàng ngày, cô vừa đến xưởng làm, vừa phải chạy đi lo làm thêm kiếm tiền nuôi con. 3 năm làm cha, Ninh chưa bao giờ đoái hoài đến vợ con. Căn nhà nhỏ là nơi hạnh phúc của hai người cũng bị chủ nhà đòi lại. Không biết đi đâu về đâu, Thủy đành bỏ về quê khi trong bụng cô mang thêm một mầm sống mới. Ôm con gái lớn và bụng bầu gần 5 tháng về quê chồng, Thủy không được gia đình chồng chào đón vì lý do: “Cô chưa bao giờ ra mắt tổ tiên, chưa được pháp luật công nhận là dâu con nên tôi không dám nhận con, nhận cháu”.
Trong khi đó, Ninh vẫn lặn mất tăm không đưa vợ con về quê làm giấy khai sinh cho con hay làm đăng ký kết hôn để hợp thức hóa cuộc hôn nhân của mình.
Giấc mơ Ma Cao và hiện thực phũ phàng
Video đang HOT
Trong lúc khó khăn nhất, Thủy đành tìm về quê với bố mẹ đẻ. Khi nghe con gái kể lại câu chuyện vợ chồng hờ của mình, bố Thủy đã kiên quyết không cho cô trở lại với người chồng vô trách nhiệm.
Con gái của Thủy đến tuổi đi học được ông bà ngoại làm giấy khai sinh theo diện bà mẹ đơn thân. Còn Thủy, sau khi sinh con lần 2, cô đã bỏ nhà lên Hà Nội đi làm thuê. Nghe bạn bè mách, Thủy đến một công ty mà họ hứa sẽ đưa cô đi làm công nhân ở Ma Cao – Trung Quốc với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng. Đó là mức thu nhập mà Thủy có nằm mơ cũng không nghĩ đến nên vội vàng làm theo họ từ các thủ tục hộ chiếu, visa và ngờ nghệch nộp 15 triệu đồng tiền phí môi giới mà không biết rằng, bước chân của cô sắp sa vào những ngày tăm tối…
Thủy hoan hỉ lên ô tô để lên Lạng sơn rồi sang Trung Quốc bằng đường bộ. Cô không hề hay biết mình đang bị bán đi trá hình cho nhà thổ để làm nghề bán thân. Khi sang đến nơi đất khách quê người, Thủy vỡ lẽ mình không phải đi làm công nhân như người ta hứa mà phải đi làm “gái bán hoa”. Nuốt nước mắt vào trong, Thủy trở thành một cô gái buôn hoa, bán phấn với những khách làng chơi. Cô chỉ mong kiếm được tiền rồi về quê với các con. Sự cố gắng của Thủy dường như không có tiến triển gì khi hộ chiếu và visa của cô đã bị chủ nhà nắm trong tay. Họ nói đã phải mua cô với giá 30 nghìn USD. Nếu Thủy muốn rời khỏi đây về nước, cô phải có số tiền đó chuộc, cộng thêm chi phí nuôi cô trong nhiều tháng qua.
Sau 1 năm bán thân nơi xứ người, Thủy may mắn thoát thân trong đợt truy quét mại dâm của địa phương. Cô được cho về nước an toàn. Về đến nhà, nhìn 2 đứa con, Thủy lòng thật nghẹn vì chua xót. Đối với cô, vết trượt dài cuộc đời mình, bất hạnh của các con cũng chỉ vì cô đã mù quáng trong hôn nhân không hôn thú với người đàn ông vô trách nhiệm.
Từ ngày vợ con về quê, Ninh chưa một lần về thăm con, còn Thủy thì mang cái án “gái ăn sương” nên trong giấc mơ, cô vẫn giật mình sợ bị bắt lại Ma Cao lần nữa. Thủy đã tìm đến nơi đã đưa cô sang Ma Cao thì chỉ nhận được tin họ đã chuyển địa điểm. Thấy con gái luôn sống trong cảnh sợ hãi, gia đình Thủy đã phải đưa cô đi điều trị tâm lý tại bệnh viện. Sau đó, Thủy được người quen giới thiệu đến Ngôi nhà Bình Yên để được tư vấn và hỗ trợ tìm việc làm.
Theo VNE
Ớn lạnh "đặc sản" của học trò
Một trong những thói quen khi ăn món phá lấu tại cổng trường là... thò tay vào bát nhặt ra vài sợi lông heo. Vậy nên chuyện múc nước dùng bằng chiếc xô cáu bẩn, tráng bát đĩa trong chiếc chậu váng mỡ, rau... cũng là đương nhiên đối với thực khách nhí.
Vừa ăn phá lấu vừa nhặt... lông heo
Món phá lấu lòng heo là một trong những "đặc sản" của HS trường THCS An Nhơn (Gò Vấp).
Có lẽ không học trò nào của Trường THCS An Nhơn (Q. Gò Vấp, TPHCM) lại không biết đến món "đặc sản" phá lấu lòng heo được bán ngay trước cổng trường. Món này có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với HS vì vị thơm, giòn và bùi từ ruột già và huyết heo đã được xử lý mùi. Giá bán lại rất rẻ, chỉ 3.000 đồng/chén nhỏ và 5.000 đồng/tô lớn nên giờ ra chơi hay nghỉ trưa, quán lúc nào cũng đông nghịt HS chen nhau thưởng thức.
Nhiều học sinh không chỉ thuộc cả quy trình chế biến món này vì... gần như mọi công đoạn như bóp gia vị, nấu đều diễn ra ở ngay mặt tiền quán mà cũng quen mắt với tình trạng mất vệ sinh ngang nhiên tại đây.
Một trong những "dị vật" các em thường gặp khi ăn món này là... lông heo.
Một trong những "dị vật" HS thường gặp là những sợi lông heo còn bám lại ở ruột heo. Các em gắp ra rồi lại thản nhiên ăn tiếp như chẳng có chuyện gì. Nếu em nào có thắc mắc, bà chủ quán lởi xởi: "Yên tâm, cô làm ruột sạch lắm, rửa hàng chục lần, đến lông heo sót lại cũng chẳng còn chất bẩn". Thế là đám HS cười làm hòa.
Đặc trưng của món ăn này là rất... hao tô chén. Người ăn ít cũng hết 3 - 5 chén phá lấu, chưa kể nhóm học trò cùng nhau ra quán lai rai thì mỗi người ăn cả chục chén là chuyện thường. Hao đến mức để kịp đáp ứng cho khách, chén và thìa đã dùng được tráng nhanh trong chậu nước nhỏ luôn lênh láng mỡ, rau răm dư thừa rồi đem múc phá lẩu cho người khác ngay. Rửa bát siêu tốc là vậy nhưng học sinh vẫn liên tục giục chủ quán làm sao càng nhanh càng tốt.
Mỗi ngày trung bình quán bán 3 nồi phá lẩu lớn, tính sơ sơ cả ngàn lượt chén được rửa qua chiếc chậu nhỏ này.
Học trò thản nhiên, người bán ngang nhiên
Một trong những điểm "hàng rong vây trường học"... có tiếng là trước cổng trường THCS Hồng Bàng (Q.5, TPHCM) khi không ít lần, Sở Y tế phát hiện dịch tả xuất phát từ đây. Mặc dù có sự kết hợp với các lực lược chức năng, nhà trường cũng thường xuyên truyên truyền nhưng, không ít học sinh vẫn phớt lờ cảnh báo không nên ăn tại các quán hàng rong, chủ quan với sức khỏe của chính mình.
Từ sáng đến chiều, hàng chục quán hàng rong "giăng mắc" trước cổng trường với đủ loại thực phẩm, từ hoa quả, nước uống cho đến hủ tiếu, súp cua, há cảo, chá viên chiên, bánh tráng trộn... và trở nên sôi động nhất là khi học sinh tan học.
Các món ăn bày lộ thiên, người bán thản nhiên dùng tay trần vừa cầm tiền xong là bốc đồ ăn luôn. Còn người mua chẳng chút e ngại, chen nhau mua cho được những phần bánh tráng trộn, cá chiên viên, súp cua... rồi đánh chén ngon lành tại chỗ.
Hàng rong bốc, nhồi... thức ăn bằng tay trần cho HS có mặt khắp các trường học.
Không chỉ trước cổng trường trường phổ thông mà ngay tại nhiều trường ĐH cũng bị các quán hàng rong "phong tỏa". Ở trường ĐH Sư phạm TPHCM (Q.5), trường ĐH Công nghiệp TPHCM (Q. Gò Vấp)... nhan nhản các quán ăn "bẩn" đắt hàng.
Tại quán hủ tiếu mỳ nằm ở vỉa hè trước cổng trường ĐH Sư phạm TPHCM (đường An Dương Vương), các bàn ăn gần như lúc nào cũng kín chỗ mặc dưới nền đất luôn tràn thức ăn dư thừa, giấy lau.
Để kịp cho khách ăn, chén bát bị nhúng qua loa trong một xô nước, lau lại bằng chiếc khăn nhớp nhúa rồi trao ngay cho người đứng bếp làm đồ ăn mới cho khách. Chưa kể, lâu lâu, người phục vụ lại dùng chiếc xô nhỏ lem nhem đặt giữa nền đất, thò vào chiếc nồi lớn đựng nước dùng đặt cạnh đó để tiếp nước cho chiếc nồi đang bắc trên bếp.
Cũng có sinh viên lắc đầu ngán ngẩm với cảnh nhếch nhác ở đây nhưng dường như đã quen với điều này nên vẫn ăn uống như thường.
Người phục vụ tại quán hủ tiếu trước cổng trường ĐH Sư phạm TPHCM tiếp nước dùng bằng một chiếc xô cáu bẩn. Đống chén bát cũng được rửa qua loa và lau lại bằng chiếc khăn lem nhem treo cạnh.
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, phụ trách y tế Sở GD - ĐT TPHCM cho hay: Không chỉ ngành giáo dục mà cả thành phố đều rất quan tâm và có chủ trương huy động tổng lực các ngành cùng hợp sức trong việc giải quyết cũng như đẩy mảnh kiểm tra điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng rong nhưng "Một trong những khó khăn là trường học không có quyền hạn đối với phạm vi ngoài nhà trường nên việc giải quyết vần đề này phải phụ thuộc nhiều vào các đội trật tự, lực lượng chức năng của phường", ông Dũng bày tỏ.
Theo Dantri
Những nhân vật "xấu xí" trong lớp học Đó là những cô bạn, cậu bạn hay ghen tị với người khác và để sự đố kị đó che mắt, khiến họ có hành động sai lầm. Những nhân vật "xấu xí" Ai trong chúng ta hẳn đều đã từng một lần trải qua cảm giác không vui, buồn bã, thậm chí tức giận khi thấy người khác đạt được thành quả...