Tủ không tay nắm: trào lưu bất tiện hay tiện lợi đủ đường?
Trào lưu tủ không tay nắm, đặc biệt là ở các chung cư hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một trong những kiểu nội thất mới giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, với những người lần đầu tiếp xúc với tủ không tay nắm có thể sẽ cảm thấy bất tiện đôi chút.
Có người e ngại rằng ngăn tủ đóng quá khít sẽ khó mở, có người thì lại bối rối vì không biết “công tắc” mở tủ nằm ở đâu. Bởi đã nhiều năm qua, người Việt vốn đã quen với những mẫu tủ có tay nắm tiện dụng.
Vậy nếu so với những mẫu tủ truyền thống, tủ không tay nắm có thể mở ra bằng cách nào và liệu có tiện dụng hơn không? Sự thật là, tủ không tay nắm có tới 3-4 cách mở khác nhau, và mẫu tủ này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn hẳn so với tủ thông thường.
Những cách mở tủ không tay nắm có thể bạn chưa biết
1: Dạng nhấn mở: Bạn chỉ cần ấn nhẹ là ngăn tủ sẽ bật ra một phần, sau đó bạn chỉ cầm đặt tay lên viền trên và kéo ngăn tủ ra.
2: Dạng góc xiên 45 độ: Đây là cách mở thông dụng nhất đối với tủ không tay nắm. Viền trên của ngăn tủ được thiết kế theo dạng xiên nên bạn có thể dễ dàng đưa ngón tay vào và kéo ngăn tủ ra.
Video đang HOT
3: Một dạng khác là tay nắm “tàng hình” chữ U, lõm vào trong như thế này.
4: Dạng cửa tủ gấp: Thiết kế này áp dụng phong cách hiện đại và phù hợp với các loại tủ bếp trên.
5: Dạng lỗ hở nhỏ trên ngăn tủ: Khi thiết kế, cửa tủ sẽ được khoét 1 lỗ dài, cao khoảng 2cm để người dùng có thể đưa tay vào và kéo ngăn tủ ra. Thiết kế này có 1 điểm trừ nho nhỏ là không ngăn được bụi hay côn trùng.
Lợi ích của tủ không tay nắm
Ngoài lợi ích lớn nhất về mặt thẩm mỹ thì loại tủ này còn loại bỏ được khá nhiều nhược điểm của tủ có tay nắm thông thường.
Những loại tay nắm bằng kim loại dạng thanh sắc nhọn dễ khiến trẻ va phải và bị thương khi không để ý. Với 1 số loại tay nắm lỏng lẻo, sau 1 thời gian dài sẽ dễ bị bung ra, để lại lỗ hổng kém thẩm mỹ trên cánh tủ và khiến người dùng gặp khó khăn khi muốn mở tủ. Tất cả những vấn đề này đều sẽ biến mất khi bạn chuyển sang dùng tủ không tay nắm. Ngoài ra thì việc vệ sinh cánh tủ sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhờ bề mặt trơn láng.
Nếu đang có ý định thiết kế 1 chiếc tủ bếp không tay nắm cho căn nhà của mình, chị em có thể tham khảo 1 số mẫu dưới đây:
Tủ bếp gỗ công nghiệp TBA43 – Giá: 8,3 triệu đồng. Tủ được thiết kế theo hình chữ L nhằm tiết kiệm không gian bếp triệt để, lớp ngoài phủ Acrylicbóng gương
Tủ bếp TB06 MDF của Idtdecor – Giá: 9,8 triệu đồng. Tủ được làm bằng chất liệu MDF kháng ẩm phủ melamine, lớp ngoài phủ sơn Acrylictrắng bóng. Kích thước: Bếp trên 65×32cm, bếp dưới 81×60cm.
Tủ bếp MDF An Cường NV002 – Giá: 27,52 triệu đồng. Tủ có chiều dài 3,2m, tủ bếp dưới 81×60cm, tủ bếp trên 80×35cm, tủ kịch trần 40×35cm, bề dày cánh tủ từ 1,8-2cm. Sản phẩm sử dụng chất liệu MDF chống ẩm, phủ Arcylic.
Thiết kế như thế nào để căn bếp nhỏ trông rộng rãi hơn?
Loạt ý tưởng sau đây giúp bạn biến căn bếp nhỏ gọn thành không gian thông minh, ngăn nắp và rộng thoáng hơn.
Lựa chọn cách phối màu đơn giản: Một phòng bếp nhỏ với tông màu trung tính sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng và thoáng mát. Gạch ốp tường hoa văn màu trắng, mặt bếp đá cẩm thạch với tủ màu xanh xám kết hợp thành bảng màu sắc nét, phản chiếu ánh sáng xung quanh và làm cho không gian dường như rộng rãi hơn. Ảnh: Pinterest.
Sơn tủ bếp cùng màu với tường: Bạn có thể tạo ảo giác về không gian rộng hơn cho căn bếp kích thước khiêm tốn bằng cách sơn những chiếc tủ cùng màu với tường. Cách này thực sự hiệu quả với tông màu trắng hoặc xám, tạo ra không gian trông gọn gàng và rộng rãi với các vật dụng như hòa vào các bức tường. Ảnh: David Parmiter.
Tận dụng đảo bếp như một chiếc bàn: Đảo bếp có vẻ là ý tưởng tệ đối với bếp có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, trong phòng bếp dài và hẹp, đảo bếp là cách hoàn hảo để tăng thêm không gian lưu trữ và không gian bề mặt. Thiết kế đảo bếp như trong hình với phần phía dưới vừa có thể để cất đồ dùng và thực phẩm, vừa tạo khoảng trống không gian. Ngoài ra, đảo bếp này còn là bàn ăn, nơi chế biến nguyên liệu, làm bánh, thậm chí là đọc sách. Ảnh: Lizzie Orme.
Cất mọi đồ dùng gọn gàng trong tủ bếp: Những dụng cụ, gia vị, nồi niêu xoong chảo không cần thiết bạn có thể cất hết trong tủ, để mặt bếp thoáng và không bị rối mắt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bày biện một vài vật dụng hoặc đồ trang trí ưa thích để căn phòng đỡ trống trải và có điểm nhấn riêng. Ảnh: Ti-Media.com.
Biến góc chết tủ bếp thành nơi lưu trữ thông minh: Nhà bếp nhỏ đòi hỏi bạn phải tận dụng từng centimet không gian để lưu trữ. Thay vì nhồi nhét tất cả nồi và chảo vào ngăn tủ sâu khiến bạn cảm thấy phiền phức mỗi khi lấy dùng, bạn có thể thiết kế thêm cho góc tủ chết này một giá kéo di động. Giá kéo thông minh vừa giúp tối đa hóa không gian vừa khiến việc tìm kiếm đồ dùng của bạn trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Ảnh: David Parmiter.
Sử dụng các hộp đựng nhỏ gọn: Các giỏ, hộp đựng gia vị và nguyên liệu nấu ăn đặt trên bệ cửa sổ, kệ hoặc hốc tủ là lựa chọn khác để sắp xếp các thành phần trong nhà bếp một cách ngăn nắp, gọn gàng. Ảnh: Simon Scarboro.
Sử dụng bồn rửa 2 ngăn: Nếu nhà bếp nhỏ không có không gian cho máy rửa bát, bạn nên sử dụng bồn rửa đôi để thuận tiện hơn trong công việc sơ chế thực phẩm và dọn rửa, tránh bị lộn xộn. Ảnh: Georgia Burns.
Tận dụng các hốc tủ chìm: Bạn có thể sử dụng những không gian bị lãng phí như khoảng trống giữa các kệ, bên dưới bồn rửa, các góc không sử dụng và bệ cửa sổ để làm nơi cất giữ các vật dụng nhà bếp. Bên cạnh đó, thiết kế thêm các ngăn tủ chìm trong tường và bày biện đồ vật gọn gàng cũng là cách trang trí bếp tinh tế, nhưng vẫn khiến không gian không bị tù túng, chật chội. Ảnh: David Parmiter, Colin Poole.
Sử dụng kệ mở: Các kệ mở có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể cho không gian căn bếp nhỏ, tạo cảm giác thông thoáng cho căn phòng. Tuy nhiên, bạn cần giới hạn số lượng kệ và đồ dụng đặt trên đó để giúp người nhìn không bị rối mắt. Ảnh: David Brittain.
Dọn dẹp bếp: Căn bếp đẹp và thoáng nếu luôn được sắp xếp gọn gàng, lau dọn sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng và gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh việc lau chùi thường xuyên, bạn có thể mua một vài chậu cây nhỏ như thường xuân, lưỡi hổ mini đặt trên kệ bếp trang trí, giúp không gian trở nên có hồn hơn. Ảnh: Colin Poole.
Thích mày mò cải tạo nhà trong thời gian giãn cách xã hội nhưng chị em cũng nên lưu ý tới 12 điều tuyệt đối không được để xảy ra Dù có tính toán cẩn thận đi chăng nữa, chắc chắn bạn vẫn sẽ bỏ sót nhiều lỗi khi cải tạo lại không gian sống của mình. Tuy nhiên, lỗi nhỏ có thể bỏ nhưng 12 lỗi mà các chuyên gia sẽ chỉ ra dưới đây là điều mà bạn không thể để xảy ra. 1. Tủ bếp phải được đóng kín Nhiều...