Từ khoá ‘nghỉ học’ nằm trong top 10 tìm kiếm trên Google mùa dịch Covid-19
Theo thống kê từ Google, giữa mùa dịch Covid-19 các chủ đề, người Việt tìm kiếm nhiều nhất là ‘vé máy bay giá rẻ’, ‘ nghỉ học’ và ‘ giải cứu nông sản’, trong đó tôm hùm và sầu riêng dẫn đầu xu hướng ‘giải cứu’.
Từ khóa ‘nghỉ học’ nằm trong top 10 chủ đề tìm kiếm trên Google mùa dịch Covid-19 – Phạm Hữu
Tuần qua (14 đến ngày 21.2), tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động đến xã hội và cuộc sống của người dân ở nhiều khía cạnh.
Bảng xếp hạng 10 chủ đề tìm kiếm nổi bật trên Google ghi nhận 3 từ khóa liên quan đến ảnh hưởng của dịch gồm “vé máy bay giá rẻ” ở vị trí thứ 3, “nghỉ học” ở vị trí thứ 8 và “giải cứu tôm hùm” ở vị trí thứ 10.
Theo đó, các tỉnh thành cũng đã thông qua đề xuất cho học sinh nghỉ tránh dịch đến hết tháng 2. Kế tiếp đó, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục gửi kiến nghị cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3 để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các em. Thông tin cập nhật liên quan đến lịch nghỉ học tránh dịch của học sinh đang được phụ huynh rất quan tâm, đưa chủ đề này lên vị trí cao trong tìm kiếm.
Một số lượng lớn dưa hấu giải cứu từ Tây nguyên chuyển về đã bán sạch trong buổi sáng ở Huế – Đình Toàn
Trong lúc nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học hành của con cái trong mùa dịch thì từ khóa “nghỉ học” trở thành chủ đề được tìm kiếm rất nhiều. Chỉ trong một tuần từ khoá “nghỉ học” đã nằm ở vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng.
Cũng trong tuần qua, thị trường ghi nhận mức giảm kỷ lục giá vé máy bay của hàng loạt các hãng hàng không, đặc biệt là chặng TP.HCM – Hà Nội, do ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19. Thông tin này đã thu hút sự quan tâm cả công chúng và giúp từ khóa “vé máy bay giá rẻ” góp mặt trên bảng xếp hạng.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng khiến nhiều mặt hàng không xuất được sang Trung Quốc, bị ùn ứ ở thị trường trong nước dẫn đến phải kêu gọi “giải cứu” bao gồm thanh long, dưa hấu, sầu riêng và cả tôm hùm. Trong số 4 loại mặt hàng đang kêu gọi “giải cứu” này, tôm hùm nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng nhất. Thống kê của Google xu hướng cho thấy lượng tìm kiếm dành cho từ khóa “giải cứu tôm hùm” cao hơn hẳn so với 3 loại nông sản còn lại, kế tiếp là sầu riêng.
Cũng trong chủ đề giải cứu nông sản, một từ khóa có xu hướng tìm kiếm cao đáng chú ý trong tuần qua là “bánh mì thanh long”, sáng kiến giúp tiêu thụ thanh long của thương hiệu bánh ngọt ABC đang được công chúng, đặc biệt là cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi trong tuần qua. Cụ thể, xu hướng tìm kiếm dành cho từ khóa “Bánh mì thanh long” đã đạt đỉnh trong tuần qua theo ghi nhận của Google xu hướng.
Tuần qua, giới opera Việt đã phải trải qua một sự mất mát với sự ra đi NSƯT Vũ Mạnh Dũng trong một vụ án thương tâm vào ngày 18.2.2020. Nghi phạm sau khi gây án đã bị bắt và khởi tố. Vụ việc này khiến nhiều người tìm kiếm tên “Vũ Mạnh Dũng” tăng vọt, và từ khóa này xếp ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Ở vị trí thứ 5, đám cưới của cặp đôi Tóc Tiên và Hoàng Touliver được người hâm mộ chú ý nhất trong tuần qua. Đám cưới tuy được tổ chức khá đơn giản và riêng tư nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của truyền thông và đông đảo công chúng.
Còn “siêu phẩm truyền hình” Hàn Quốc Hạ cánh nơi anh vừa khép lại với cái kết viên mãn làm hài lòng người hâm mộ, xô đổ kỷ lục rating của đài TvN do Goblin nắm giữ trước đó, giúp bộ phim xếp vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng những chủ đề có xu hướng tìm kiếm cao nhất. Đồng thời, cặp đôi diễn viên chính của bộ phim cũng có tỷ lệ tìm kiếm cao sau khi bộ phim kết thúc.
Theo thanhnien
Google can thiệp vào thuật toán để sửa kết quả - phần cuối: Áp lực từ thế giới bên ngoài
Với sức mạnh của mình, Google phải chịu nhiều áp lực và sự giám sát từ các tổ chức bên ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho tổ chức của mình.
Ngoài những quảng cáo thì các tính năng do chính Google phát triển hiện cũng đang chiếm một khoảng diện tích lớn trên trang đầu của kết quả tìm kiếm. Những tính năng này bao gồm mục tiêu điểm tin tức và video đặt trên đầu kết quả tìm kiếm, bảng kiến thức chung nằm ở bên phải và khung chứa những câu hỏi liên quan mà người dùng khác cũng đang tìm kiếm.
Với các kĩ sư của Google, mỗi tính năng kể trên chính là một sản phẩn riêng biệt của công cụ tìm kiếm này. Theo những người trong cuộc thì đây cũng chính là phần nội dung dễ bị thay đổi bởi con người nhất.
Có thể nói đây chính là những động thái chính thức từ Google trong việc giữ chân người dùng trên trang hiển thị kết quả của mình, nơi kết quả tìm kiếm được lồng ghép với các quảng cáo. Theo số liệu của công ty Jumpshot thì trong tháng 9/2019 vừa qua, khoảng 55% lượt tìm kiếm trên các thiết bị di động là tìm kiếm không "chuyển hướng" tức là khách hàng không hề rời khỏi trang hiển thị kết quả.
Hai tính năng tiêu biểu kể trên chính là bảng kiến thức (knowledge panel) và đoạn trích nổi bật (featured snipper). Bảng kiến thức là nơi hiển thị những thông tin liên quan về cá nhân, sự kiện,... được tìm kiếm; còn đoạn trích nổi bật là vùng chứa phần nội dung mà người dùng có thể đang tìm kiếm trích từ một trong những kết quả được hiển thị. Chúng là những phần mà nhóm kĩ sư của Google trực tiếp nhúng tay vào thay đổi để điều chỉnh kết quả tìm kiếm.
Vào tháng 4/2019, Tổ chức Heritage Foundation theo tư tưởng bảo thủ đã gọi tới Google đề khiếu nại về việc một bộ phim sắp được ra mắt có tên là "Unplanned" được gắn nhãn "phim tuyên giáo" trong bảng kiến thức. Nội dung của bộ phim này là về cựu giám đốc của Planned Parenthood, người đã thay đổi suy nghĩ và trở thành một người theo phong trào chống nạo phá thai.
Video đang HOT
Sau khi nhận được khiếu nại trên, Google đã thực hiện xin lỗi và xóa bỏ nhãn trên khỏi phần mô tả về bộ phim này.
Phát ngôn viên của Google khẳng định sự thay đổi kể trên "không phải là kết quả của những áp lực từ các nhóm bên ngoài, mà bởi vì nó là ví dụ cho các thông tin vi phạm vào chính sách của tính năng này".
Vào năm 2012, Google và một số nhóm lợi ích tại Pháp đã cùng đi tới một thỏa thuận bí mật. Tuy nhiên, những nhóm này trước đó đã có khiếu nại cho rằng việc Google đã gợi ý từ tiếng Pháp có nghĩa ám chỉ người Do Thái khi gõ tên của một vài chính trị gia nổi tiếng vào thanh tìm kiếm là hành vi bài trừ dân tộc này. Công ty sau đó đã đồng ý điều chỉnh thuật toán gợi ý nhằm giảm thiểu các đề xuất tương tự như một cách để các nhóm trên không tiết lộ các điều khoản của cuộc thỏa thuận.
Những năm gần đây, Google cũng đã thay đổi thuật toán gợi ý của mình để loại bỏ những "nhận xét nhạy cảm và mang tính chỉ trích". Chính sách mới của công ty này nhấn mạnh rằng Google không cho phép những dự đoán có tính "quấy rối, bắt nạt, đe dọa, gợi cảm quá mức, hoặc những tiên đoán làm ảnh hưởng tới quyền riêng tư và các thông tin nhạy cảm".
Tuy rằng Google đã dần cởi mở hơn về việc họ kiểm duyệt các gợi ý xuất hiện trong ô tìm kiếm nhưng công ty này không hề có ý công khai về việc sử dụng danh sách đen. Kevin Gibbs là người đã hoàn thành tính năng này vào năm 2004 khi còn là một kĩ sư ở Google, anh chính là tác giả đầu tiên của danh sách đen quy định những từ sẽ không bao giờ được gợi ý ngay cả khi đó là thứ có thể sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ, nếu một người dùng tìm kiếm tên của ca sỹ "Britney Spears" - một cụm từ thường xuyên được yêu cầu trên Google vào thời điểm đó - Gibbs không muốn những từ mô tả cơ thể người hay hành vi quan hệ xuất hiện trong phần gợi ý. Nhưng bộ lọc này không có tác dụng đối với kết quả tìm kiếm cho dù nó có là những nội dung "khá là kinh khủng" theo đánh giá của ông đi chăng nữa.
Ông cũng kể rằng để quyết định xem những từ nào nên hoặc không nên xuất hiện trong bảng gợi ý là một việc rất khó khăn. Đối với ông: "Đó là công việc khá khó chịu, tôi cảm thấy áp lực rất lớn. Tôi muốn đảm bảo rằng nó sẽ luôn công bằng chứ không nghiêng về bất kì bên lợi ích nào", vào năm 2012, Gibbs đã rời Google chỉ sau khoảng một năm phát triển tính năng này.
Google hiện vẫn đang duy trì danh sách những từ và cụm từ không được xuất hiện trong phần gợi ý. Ngoài ra công ty này cũng có một "bộ chính sách rõ ràng" trong việc quyết định những từ hoặc cụm từ nên được loại bỏ. Ngoài ra danh sách đen của Google cũng có một phần ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm và Google Tin Tức cùng những sản phẩm khác.
Tuy nhiên, trong lời khai trước Quốc Hội Mỹ, Google khẳng định rằng công ty này không có bất kì loại "danh sách đen" nào. Khi được hỏi trong phiên điều trần diễn ra năm 2018 về việc liệu Google có bao giờ "đưa một công ty, một nhóm, một cá nhân, một nguồn tin,... nào đó vào danh sách đen vì lí do chính trị" hay không, Karan Bhatia - Phó chủ tịch của Google về chính sách công - đã trả lời rằng: "Không, thưa bà, chúng tôi không hề sử dụng bất kì danh sách đen/trắng nào có ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm của mình". Đây là trích dẫn nguyên văn câu trả lời của vị phó chủ tịch Google.
Sau đó, phát ngôn viên Levin của Google đính chính rằng phát ngôn trên chỉ phủ định việc công ty này không hề có bất kì danh sách đen nào vì mục đích chính trị.
Google đã bắt đầu sử dụng danh sách đen từ những năm đầu của thập kỉ trước, đó cũng là thời điểm mà công ty này đang tìm cách để loại bỏ những trang web spam khỏi chỉ mục của mình. Những kĩ sư nắm vai trò là "người duy trì" là những người có quyền tạo mới và thông qua những thay đổi cho danh sách đen kể trên. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp của ít nhất hai người, trong đó một người sẽ thực hiện việc chỉnh sửa, người còn lại đảm nhận vai trò công nhận sự thay đổi ấy.
Trang tin WSJ đã xem xét một văn bản chính sách nháp được dự thảo vào từ tháng 8/2018, trong đó có vạch rõ cách thức triển khai một danh sách đen nhắm vào các nội dung sai lệch trên mạng internet để nhằm ngăn chặn một số nguồn tin cụ thể len lỏi vào dịch vụ Google Tin Tức và các sản phẩm tìm kiếm khác. Văn bản trên yêu cầu đội ngũ kĩ sư phải tập chung vào "những nguồn tin không phản ánh chính xác thông tin sở hữu và thuộc tính cần có" mà ở đó có chứa chấp "những nội dung tuyên truyền sai lệch".
Văn bản trên có viết rõ: "Mục đích của danh sách đen này chính là ngăn chặn sự xuất hiện của các trang web được nêu tên phạm vi là toàn bộ trên bất kì sản phẩm tìm kiếm".
Phát ngôn viên Levin cho rằng Google "không tự điều chỉnh thứ hạng của kết quả tìm kiếm", các trang web không tuân thủ chính sách tổng hợp của dịch vụ Google Tin Tức là những trang "không đủ điều kiện để được xuất hiện trong phần tin tức và bảng kiến thức của Google Search".
Một số cá nhân và công ty cho biết rằng những thay đổi về thuật toán mà Google thực hiện dường như không phù hợp và không nhất quán. Một nguồn tin lân cận tiết lộ rằng công ty này ngày càng thực hiện nhiều thay đổi âm thầm về thuật toán hoặc thay đổi trực tiếp trên kết quả tìm kiếm nhằm tự bảo vệ mình khởi những tác động của các áp lực từ bên ngoài.
Vào tháng 3/2017, Google đã bổ sung thêm một số hướng dẫn cho các kiểm duyệt viên, trong đó có yêu cầu những người này đánh giá thấp cho những trang web "được tạo ra với mục đích duy nhất là kích động thù địch hoặc bạo lực nhắm vào một nhóm đối tượng nào đó", chỉ thị này sau đó sẽ giúp điều chỉnh thuật toán của Google để hạ thấp bậc cho những kết quả tìm kiếm kiểu trên.
Một năm sau đó, công ty này lại tiếp tục mở rộng bản chỉ dẫn của mình tới cả những trang có chứa nội dung kích động thù địch hoặc bạo lực cho dù đó không phải là mục đích duy nhất của trang đó và kể cả khi " ngôn từ được sử dụng rất lịch thiệp và có giọng điệu mang tính hàn lâm".
Ngoài ra, Google cũng đã cố gắng từ chối thực hiện một số thay đổi do các nhóm lợi ích bên ngoài yêu cầu. Tháng 5/2018, Ignacio Wenly Palacios, luật sư người Tây Ban Nha đang làm việc cho dự án Lawfare - một quỹ phi lợi nhuận hoạt động để bảo vệ lợi ích của người Do Thái, đã yêu cầu công ty này xóa bỏ những bài viết mang tính bài trừ dân tộc này, tán tụng một kẻ chối bỏ vụ diệt chủng Holocaust đăng tải trên một trang blog theo chủ nghĩa Quốc xã mới.
Tuy nhiên, Google đã từ chối thực hiện yêu cầu kể trên. Trong một email mà họ gửi tới Wenley Palacios, những luật sư của Google lí giải rằng "dù đó là những nội dung đáng ghê tởm" nhưng nó "rõ ràng không vi phạm vào luật lệ nào" ở Tây Ban Nha.
Sau đó Wenley đã đệ đơn kiện, song vào đầu năm nay, trước vụ kiện này trở nên rùm beng, nhóm luật sư của Google đã cho biết rằng công ty này khi ấy đang thực hiện một số thay đổi về chính sách quy định về việc loại bỏ những nội dung tương tự ở Tây Ban Nha.
Ông Wenley Palacios kể rằng nhóm luật sư này cho biết là công ty của họ sẽ xóa bỏ những kết quả trỏ tới các trang web chứa nội dung chối bỏ vụ diệt chủng Holocaust và những nội dung khác làm ảnh hưởng tới những nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương cho những tìm kiếm được thực hiện tại quốc gia này. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn sẽ được tìm thấy bên ngoài phạm vi lãnh thổ Tây Ban Nha. Động thái này đã giúp cả hai bên xoa dịu được tình hình khi ấy, và là lí do khiến ông Wenley Palacios rút đơn kiện.
Phát ngôn viên của Google khẳng định động thái xóa bỏ những kết quả nêu trên là "hoàn toàn hợp pháp" theo những điều khoản hiện có ở nước sở tại. Hành vi chối bỏ cuộc diệt chủng Holocaust tuy không vi phạm pháp luật của Tây Ban Nha, nhưng nếu với mục đích là để gieo rắc thù hận thì ngược lại.
Ông Wenley Palacios bày tỏ rằng: "Google trước kia thường nhấn mạnh rằng 'tuy chúng tôi không tán thành với nội dung như vậy, nhưng chúng tôi cũng chẳng thể làm gì khác để thay đổi nó'. Nhưng hóa ra từ lý thuyết tới thực tế đã tồn tại một khoảng cách khá lớn".
Nhà tư vấn chính sách y tế Greh Williams kể rằng mình đã từng giúp chỉ đạo một chiến dịch nhằm thúc đẩy Google thay đổi để kìm hãm những kết quả gây hiểu lầm xuất hiện trong các yêu cầu tìm kiếm liên quan tới trại cai nghiện.
Vào thời điểm ấy, thông tin về các trại cai nghiệm hoặc địa điểm tư vấn kém chất lượng đã liên tục được xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm. Một ví dụ có thực chính là trường hợp của cô Diane Hentges. Google đã liên tục điều hướng người này tới những tổng đài chăm sóc khách hàng khi cô đang vô vọng tìm kiếm thông tin về các trung tâm cai nghiệm cho đứa con trai 22 tuổi của mình.
Cứ mỗi lần cô gọi tới những cơ sở được liệt kê bởi kết quả tìm kiếm của Google là một lần cô bị lặp lại câu hỏi về thông tin tài chính bởi tổng đài viên. Người trả lời những cuộc gọi của cô Hentges dường như cũng chẳng phải là đại diện chính thức cho bất kì công ty hợp pháp nào.
Cô Hentegs kể lại: "Nếu bạn thử tìm kiếm một địa điểm tương tự trên Google, nó chắc chắn sẽ trỏ bạn tới một tổng đài chăm sóc khách hàng nào đó". Cô cũng bổ sung rằng những phụ huynh đang phải vật lộn với con cái nghiện ngập như cô "sẽ làm bất kì điều gì để tìm kiếm lại cuộc đời cho con cái của mình. Chúng tôi luôn đặt niềm tin vào mọi thông tin mình có thể tìm thấy được".
Sau một loạt sức ép căng thẳng từ phía Williams và các bên khác, cuối cùng Google đã thay đổi chính sách quảng cáo của mình về những kết quả tìm kiếm tương tự. Không chỉ vậy, thứ hạng của những đường dẫn trỏ tới các trung tâm hợp pháp cũng đã được tăng đáng kể. Thông tin trả về khi tìm kiếm với từ "trại cai nghiệm" hoặc những cụm từ liên quan khác đã bắt đầu xuất hiện trang web của Cơ quan Quản lí Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần Mỹ (SAMHSA), đây chính là đường dây nóng cấp quốc gia được vận hành bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kì.
Một phát ngôn viên của SAMHSA tiết lộ rằng cơ quan này đã hợp tác với chính Google. Tuy vậy, công ty này chưa bao giờ công khai về những thay đổi kể trên. Người phát ngôn Levin giải thích: "những nguồn thông tin được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm không phải là kết quả của bất kì mối hợp tác nào, chúng tôi có những giải pháp về thuật toán được thiết kế để ưu tiên những nguồn đáng tin cậy (bao gồm cả những đường dây nóng chính thức)".
Không chỉ vậy, thuật toán tìm kiếm của Google cũng từ lâu đã trở thành tâm điểm chú ý của Hollywood trong việc chống lại nạn vi phạm bản quyền các bộ phim và chương trình truyền hình.
Nhiều studio "nhìn nhận rằng rất có thể công cụ tìm kiếm này chính là chiếc chuông báo tử của mình" - Dan Glickman, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kì từ năm 2004 đến 2010, cho biết. Tổ chức này cũng đã công khai chỉ trích Google. Ông cũng tâm sự rằng: "Hàng trăm triệu đô la chi ra cho một bộ phim lớn nào đó có thể chỉ như ném tiền qua cửa sổ nếu nó có thể dễ dàng được chiếu lậu trên mạng".
Chỉ tính riêng trong năm 2018, theo số liệu báo cáo của chính công ty này thì Google đã nhận được con số kỉ lục lên tới 1,6 triệu yêu cầu xóa bỏ kết quả tìm kiếm vi phạm bản quyền. Những yêu cầu trên có liên quan tới hơn 740 triệu trang web, đây là con số gấp 12 lần so với số lượng trang web mà công ty này đã gỡ vào năm 2012.
Khoảng 10 năm trước, để phản hồi trước sự không hài lòng của ngành công nghiệp điện ảnh, Google đã gỡ bỏ từ "tải về" ra khỏi tính năng dự đoán cho những từ khóa là tên của các bộ phim hoặc chương trình truyền hình. Động thái này cho thấy rằng ít nhất là họ không khuyến khích việc tìm kiếm về những nội dung vi phạm bản quyền.
Vào năm 2012, Google đã áp dụng một bộ lọc vào kết quả tìm kiếm để giảm thứ hạng của những trang web nhận được nhiều khiếu nại vi phạm bản quyền theo các điều khoản của bộ luật tại Mỹ. Quyết định này thể hiện được sự hiệu quả trong nỗ lực đẩy các trang vi phạm bản quyền khỏi trang đầu của kết quả tìm kiếm về phim ảnh và âm nhạc, dù rằng những kết quả này vẫn sẽ hiển thị nếu bổ sung từ khóa là tên trang web vi phạm vào ô tìm kiếm.
Trong những tháng gần đây, Google đã tỏ thái độ dễ hợp tác hơn rất nhiều so với quá khứ với ngành công nghiệp điện ảnh. Ông Glickman cho rằng: "Google đang phải chịu đựng một áp lực khổng lồ. Hiện đang có nhiều công ty phải chịu sức ép từ việc mình có thể trở thành mục tiêu giám sát của các cơ quan liên bang ở mức độ mà chính họ cũng không lường trước được".
Theo một cá nhân lân cận với vị CEO của Google thì công ty này đang cởi mở hơn đối với những khiếu nại từ các nhóm bên ngoài so với những gì mà hai người sáng lập Page và Brin mong muốn.
Trả lời trước thông tin này, phát ngôn viên Levin từ Google khẳng định: "Ông Pichai vẫn luôn cởi mở trước những phản hồi từ các bên, đây chính là phong thái mà từ trước tới nay vẫn chưa hề suy chuyển ở ông".
Số lượng những chỉ trích về sự hiện diện của các kết quả mang thiên kiến sai lệch về chính trị đã tăng đột biến từ đợt bầu cử diễn ra vào năm 2016 tại Mỹ.
Kể từ khi ấy, Google bị bủa vây trong vòng xoáy câu hỏi của nhiều nhóm lợi ích ở cả phía cánh tả lẫn cánh hữu. Chúng chủ yếu tập chung vào cách thức hiển thị các kết quả tìm kiếm, vào lí do tại sao thuật toán lại trả về kết quả này thay vì những kết quả khác.
Google đã chỉ định một giám đốc điều hành tại Washington là Max Pappas để đảm nhận nhiệm vụ xử lí những khiếu nại từ các nhóm theo tư tưởng bảo thủ. Mỗi khi xảy ra sự bất bình đẳng trong kết quả tìm kiếm có liên quan tới các nguồn thông tin mang quan điểm bảo thủ, ông Pappas sẽ trực tiếp đứng ra xử lí vụ việc ấy với nhóm kĩ sư của mảng tìm kiếm, dù rằng đây chỉ là một phần trong cái trọng trách tổng thể mà ông mang.
Một giám đốc điều hành tại tổ chức bảo thủ Media Research Center, nơi đã từng nhiều lần gửi khiếu nại tới Google về nhiều vấn đề khác nhau, cho biết: " Những người theo chủ nghĩa bảo thủ luôn cần các các nhân đóng vai trò hứng mũi chịu xào ở những công ty này".
Ngoài ra, Google cũng chỉ định ít nhất một giám đốc điều hành khác ở Washington là Chanelle Hardy, để làm việc với các nhóm dân chủ khác.
Người phát ngôn Levin cho biết rằng cả hai vị trí trên đều đã tồn tại từ nhiều năm trước và Google tin rằng đây là " hành động có trách nhiệm cần phải được thực hiện" để luôn thấu hiểu những phản hồi từ các nhóm lợi ích khác nhau. Cô cũng bổ sung thêm là thuật toán và chính sách của Google đều không đánh giá một trang web dựa trên khuynh hướng chính trị của trang đó.
Cả ông Pappas và bà Hardy đều không đưa ra bất kì bình luận nào về thông tin nêu trên.
Chưa dừng lại ở đó, theo nguồn thông tin nội bộ thì trong nhiều năm qua, các nhóm ủng hộ quyền phá thai đã từng khiếu nại về những kết quả tìm kiếm chỉ tới những tổ chức tuyên truyền về chống quá phai. Một trong những nguồn khiếu nại đó chính là Naral Pro-Choice America. Theo người phát ngôn của tổ chức này - Kristin Ford - thì họ hiện theo dõi những nhóm bài trừ quyền phái thai thông qua bộ phận nghiên cứu của mình.
Naral đã phản ánh với Google và các nền tảng công nghệ khác rằng một vài quảng cáo, bài viết và kết quả tìm kiếm từ các tổ chức bài trừ quyền phá thai đang tuyên truyền những tư tưởng sai lệch. Một trong số đó thậm chí còn bày tỏ sự đồng tình trước quyền này để thu hút phụ nữ, sau đó tiến hành các biện pháp tư vấn đề thay đổi tư tưởng của những người này.
Vào tháng 6/2019 vừa qua, Google đã cập nhật chính sách mới cho những quảng cáo liên quan tới việc phá thai, trong đó có yêu cầu những nhà quảng cáo phải đưa ra thông tin về tư tưởng mà họ ủng hộ. Bà Ford cho biết rằng Naral không ngờ trước được rằng Google sẽ thay đổi chính sách của mình.
Về vụ việc này, phát ngôn viên của Google khẳng định là công ty này không hề thực hiện bất kì thay đổi nào liên quan tới thứ hạng của xuất hiện của những kết quả về các nhóm phản đối việc nạo phá thai.
Trong thử nghiệm của mình, WSJ đã tìm kiếm bằng từ "phá thai" ở cả ba dịch vụ là Google Search, Bing và DuckDuckGo trong 17 ngày kéo dài từ tháng Bảy tới tháng Tám vừa qua. Kết quả là 38% số kết quả hiển thị bởi công cụ tìm kiếm Google trên trang đầu đều có tên là miền là plannedparenthood.org, tức Liên đoàn Phụ huynh có kết hoạch Hoa Kì, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ quyền phá thai.
Con số trên lần lượt là 14% và 16% với hai dịch vụ tìm kiếm còn lại là Bing và DuckDuckGo khi so sánh với các kết quả cùng trỏ tới trang chủ của Planned Parenthood.
Trước kết quả này, phát ngôn viên Levin khẳng định rằng Google không hề tạo ra sự thay đổi về thứ hạng kết quả tìm kiếm nào nhằm quảng bá cho trang Planned Parenthood.
Việc tạo ra những danh sách đen cho một số nhóm trang web và kết quả tìm kiếm đã tạo ra không ít lời ồn ào liên quan tới thiên kiến chính trị từ một số kĩ sư của chính Google và các nguồn tin cánh hữu. Những trang tin này đều từng tuyên bố rằng mình đã được tiếp cận tới một phần nào đó trong cái danh sách đen kể trên. Theo một tài liệu tìm thấy bởi WSJ thì dường một một vài trang web mà Google nhắm tới là những trang tin và blog theo đường lối bảo thủ. Trong đó có những cái tên tiêu biểu như The Gateway Pundit và The United West. Đây là hai trong số hàng trăm trang web khác sẽ không bao giờ có tin tức được xuất hiện trong dịch vụ Google Tin Tức và các sản phẩm khác ngoại trừ phần kết quả tìm kiếm.
Trước đó, Google đã nhiều lần khẳng định rằng họ không hề đưa ra quyết định dựa trên chính trị, các nhân viên đã và đang làm việc tại đây cũng trả lời rằng họ chưa hề thấy bất kì dấu hiệu nào của những thiên kiến mang tính chính trị. Tuy nhiên, họ cho rằng những thay đổi về chính sách và những can thiệp thủ công một cách mập mờ, âm thầm chính là thứ sẽ trao quyền quyết định xem đâu là đúng, đâu là sai vào tay nhân viên của Google, từ đó mở ra cánh cửa dẫn thẳng tới những sai lệch gây ra bởi sự định kiến cá nhân.
Google từ chối đưa ra bình luận về những thông tin nêu trên.
Những yêu cầu thay đổi kết quả tìm kiếm từ chính phủ nhiều nước cũng đã tăng nhanh kể từ 2016.
Trong tám năm từ 2010 đến 2018, Google đã xử lí một lượng lớn khiếu nại tới từ nhiều quốc gia trong đó có cả Mỹ, yêu cầu công ty này phải xóa 685.000 đường dẫn khỏi kết quả tìm kiếm. Chúng đều đến từ các tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền với lí do là các trang web này đã vi phạm vào pháp luật quốc gia đó cùng nhiều lí do khác.
Theo báo cáo mà Google đăng tải thì gần 78% lượng yêu cầu này được tới trong giai đoạn tính từ đầu năm 2016. Song họ không hề tiết lộ về cách thức mà công ty này hành động trước những yêu cầu kể trên.
Trong bảng xếp hạng các quốc gia, Nga hiện đang đứng đầu với số đường dẫn bị yêu cầu xóa bởi nước này đã lên tới 255.000 chỉ tính riêng trong năm 2018, chiếm 3/4 của tổng số các khiếu nại gửi tới bởi chính phủ các nước trong cùng khoảng thời gian ấy. Hầu hết các trang bị nhắm tới đều có nội dung nói về đạo luật bảo mật thông tin có hiệu lực ở Nga vào cuối năm 2017.
Google cho biết rằng luật pháp Nga không cho phép công ty này tiết lộ đường dẫn của các trang nằm trong danh sách xóa. Một nguồn tin trong cuộc cũng bổ sung thêm là các trang này đều được cho là đã vi phạm pháp luật của Nga với nhiều cáo buộc khác nhau như khuyến khích sử dụng ma túy hay tự tử.
Nguồn tin trên còn cho biết rằng đối tương của các khiếu nại trên cũng có thể là những đường dẫn tới các thông tin được gán mác "cực đoan" và có thể được sử dụng để nhắm tới mục tiêu đối lập về mặt chính trị. Những yêu cầu kiểu này đôi khi bị từ chối bởi Google song công ty này sẽ tìm cách để không thu hút sự chú ý về quyết định của mình để tránh việc kích động các quan chức Nga.
Cách tiếp cận này đã dẫn đến một cuộc tranh luận bùng nổ ngay trong nội bộ công ty này. Một bên thì cho rằng Google không nên hợp tác với bất kì yêu cầu gỡ bỏ nào từ các quốc gia như Thổ Nhĩ Kì hay Nga. Mặt còn lại thì tranh luận rằng việc tuân theo luật pháp nước sở tại là điều quan trọng mà công ty này cần phải làm.
Vẫn giữ vững quan điểm của mình, phát ngôn viên Levin khẳng định: "Việc tối đa hóa sự truy cập tới thông tin đã, đang và sẽ luôn là nguyên tắc cốt lõi của Google Search".
Google của thời xưa cũ với lập trường vững vàng về việc không bao giờ chấp thuận các yêu cầu thay đổi kết quả nay đã không còn nữa. Một vài năm trước, công ty này còn giải tán một nhóm nhân viên mà trước đó được xây dựng lên để tập chung vào vấn đề tự do ngôn luận trên toàn cầu. Động thái này đã đưa cuộc chiến pháp lý mà Google phải trải qua để giành quyền chỉnh sửa kết quả tìm kiếm của mình ra ánh sáng.
Và có lẽ, "Sự tự do ngôn luận không còn là lẽ phải nữa rồi".
Đây là phần cuối cùng của chuỗi bài thuật lại quá trình điều tra cách thức Google thay đổi kết quả tìm kiếm của trang tin Wall Street Journal. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi.
Theo VN Review
Tại sao Apple, Amazon.. tham gia vào lĩnh vực tiểu đường? Các ông lớn trong làng công nghệ như Apple, Amazon, Alphabet đều tham gia vào lĩnh vực phòng ngừa bệnh tiểu đường Hiện nay sức khỏe không chỉ của riêng ngành y tế khi thời gian gần đây các ông lớn trong làng công nghệ cũng tham gia vào lĩnh vực kiểm soát cân nặng, kiểm soát tiểu đường, nhịp tim, năng lượng...