Từ khi nào loài người đã bắt đầu nghiên cứu về cách làm cho mình hạnh phúc?
Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 là một sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức nhằm quảng bá cho ý tưởng, cảm thấy hạnh phúc là một quyền cơ bản của nhân loại toàn cầu.
Với chủ đề “Hạnh phúc cho tất cả và mãi mãi”, Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2020 muốn tập trung vào những điều mà loài người đang cùng chia sẻ hơn là những thứ chia rẽ chúng ta. Chủ đề này đặc biệt có ý nghĩa ở hiện tại khi làn sóng nhập cư ngày càng gia tăng, khiến con người từ các quốc gia và bối cảnh khác nhau giờ đây lại có cơ hội sống cùng với nhau.
Lịch sử Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố lấy ngày 20/3 làm Ngày Quốc tế Hạnh phúc sau khi thông qua nghị quyết 66/281 vào ngày 12/7/2012. Thú vị là, nghị quyết trên được khởi xướng bởi Bhutan – một đất nước nhỏ bé nhưng lại được biết tới toàn cầu khi áp dụng chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia để thay thế Tổng sản phẩm quốc gia kể từ đầu những năm 1970.
Năm 2015, Liên Hợp Quốc đưa ra 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững, với mục đích chính là chấm dứt đói nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ Trái đất. Một khi các mục đích trên đạt được, phần lớn người dân thế giới được kỳ vọng sẽ trở nên thịnh vượng và hạnh phúc. Thông qua Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Liên Hợp Quốc mong muốn chính phủ các quốc gia sẽ đặt hạnh phúc của người dân lên hàng đầu trong các mục tiêu chính sách của mình. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải có một hướng tiếp cận cân bằng và bao trùm hơn đối với tăng trưởng kinh tế để không làm cạn kiệt các nguồn lực giá trị và niềm vui trong cuộc sống của con người.
Nở nụ cười nhiều hơn sẽ góp phần khiến bản thân và thế giới hạnh phúc hơn trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc (ảnh: Báo Lào Cai)
Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới
Video đang HOT
Mỗi năm Liên Hợp Quốc lại đo lường và so sánh mức độ hạnh phúc của các nước trên toàn cầu trong bản Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới và công bố nó ngay trong Ngày Quốc tế Hạnh phúc.
Bản báo cáo xếp hạng 156 quốc gia thông qua mức độ hạnh phúc và 117 quốc gia thông qua mức độ hạnh phúc của những người dân nhập cư. Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo dựa trên các thông số về xã hội, kinh tế và môi trường, đồng thời đặt mục tiêu cho các quốc gia phải gia tăng hạnh phúc cho người dân bởi đó chính là một trong những quyền cơ bản của con người.
Nghiên cứu về hạnh phúc
Những nghiên cứu đầu tiên về hạnh phúc đã được tiến hành từ hơn 2.500 năm trước khi các nhà triết học vĩ đại như Khổng Tử, Socrates, Aristotle… đã cống hiến cuộc đời mình để theo đuổi chủ đề này và tạo ra ảnh hưởng tới cuộc sống của vô số người cho tới tận ngày hôm nay.
Trong thế giới hiện đại, tâm lý học tích cực hay khoa học hạnh phúc là ngành nghiên cứu về chính những thứ khiến con người hạnh phúc.
Mặc dù nghiên cứu hạnh phúc không phải là một khái niệm mới nhưng chỉ trong những năm gần đây, các nhà tâm lý học mới bắt đầu thực sự thấu hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa những dấu hiệu của cảm xúc tích cực. Theo giới khoa học, chìa khóa cho sự khỏe mạnh của con người là các mối quan hệ xã hội chặt chẽ và cuộc sống có mục đích.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc có được một tâm hồn tích cực đồng nghĩa với 90% cảm xúc của chúng ta sẽ là hạnh phúc. Những điều này có thể bao gồm một sự nghiệp viên mãn trong đó có thể giúp đỡ nhiều những người xung quanh, một công việc tình nguyện để cải thiện cộng đồng hoặc tham gia vào một tôn giáo góp phần phát triển các hoạt động chia sẻ cộng đồng…
Những người hạnh phúc được cho là sẽ sống lâu hơn và ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn. Một minh chứng rõ ràng là, vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về khoa học nghiên cứu hạnh phúc và những lợi ích của một cuộc sống vui vẻ, lành mạnh.
Hy vọng rằng, Ngày Quốc tế Hạnh phúc sẽ góp phần gia tăng nhận thức về điều trên và giúp cho tất cả chúng ta đều hạnh phúc trong năm 2020.
Minh Đức
Theo toquoc.vn
Phát hiện ngọn núi cổ "đạp đổ" danh xưng cao nhất thế giới của Everest
Theo khám phá địa chất mới nhất từ các nhà khoa học Trung Quốc, những ngọn núi cao nhất, hiểm trở nhất trên thế giới có thể đang bị vùi lấp bên dưới bề mặt Trái Đất chờ ngày xuất hiện.
Các nhà khoa học đến từ Viện Trắc địa và Địa vật lý Trung Quốc và Trường ĐH Princeton Mỹ đã sử dụng dữ liệu sóng địa chấn thu được từ trận động đất khủng khiếp ở Bolivia vào năm 1994 để phân tích một lớp đá nằm cách bề mặt trái đất khoảng 660 km, thường được gọi là "ranh giới 660 km", và phát hiện ra được rất nhiều điều bất ngờ.
http://khampha.vn/cuoc-song-do-day/nu-canh-sat-xinh-dep-va-ten-sat-nhan-bi-an-ky-3-c29a203782.htmlSóng địa chấn (Seismic wave) là dạng sóng cơ học chứa năng lượng phát sinh từ nguồn chấn động trong đất như động đất, núi lửa, nổ, đập, rung,... và truyền qua các lớp của Trái Đất. Khi dao động nhỏ không gây biến dạng môi trường thì nó là sóng đàn hồi (elastic wave).
Các nhà khoa học khẳng định phương pháp nghiên cứu này đòi hỏi một trận động đất cực mạnh và trận động đất nói trên có cấp độ mạnh thứ hai từng được ghi nhận - từ 7,5 đến 8 độ Richter. "Bạn cần một trận động đất quy mô lớn và sâu đến mức có thể khiến cả hành tinh rung lắc..." - cô Jessica Irving, thành viên nhóm nghiên cứu tại Trường ĐH Princeton, cho biết.
Để phân tích ranh giới 660 km, nhóm nghiên cứu sử dụng siêu máy tính Tiger của Trường ĐH Princeton để phân tích dữ liệu sóng địa chấn của trận động đất năm 1994. Kết quả là họ không khỏi sửng sốt khi phát hiện độ gồ ghề của địa hình nằm sâu trong lòng đất tại khu vực này.
Một miệng núi lửa cổ đại khổng lồ đã được phát hiện dưới độ sâu 4.000m tại một trong những khu vực ít được thám hiểm nhất của Thái Bình Dương.
Theo một số chuyên gia, phát hiện này cung cấp một số thông tin thú vị về địa chất và lịch sử hình thành trái đất. "Họ phát hiện địa chất nằm sâu trong lòng đất phức tạp chẳng kém địa chất trên mặt đất" - chuyên gia Christine Houser tại Viện Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) cho hay.
Kết quả công trình nói trên có thể giúp hiểu biết chính xác hơn về cấu trúc lớp phủ trái đất. Trong suốt nhiều năm, giới khoa học tranh cãi về tầm quan trọng của ranh giới 660 km cũng như liệu chúng có ảnh hưởng đến đối lưu nhiệt bên trong hành tinh chúng ta hay không. Các nghiên cứu trước đây gợi ý rằng hai lớp của lớp phủ trái đất là đồng nhất hoặc không giống nhau về mặt hóa học.
Theo doanhnghiepvn.vn/SHTT&ST
Bí ẩn cá voi lạ trong truyền thuyết Nhật Bản Một loài cá voi mới được phát hiện ở St. George, Alaska, Mỹ đang gây ra xôn xao trong giới khoa học. Hình ảnh xác cá voi lạ được tìm thấy trên bãi biển ở St. George, Alaska Loài cá này chưa từng được biết đến trước đây cũng chưa từng được đặt tên. Các nhà khoa học đã tìm thấy xác con...