Từ khi mang bầu, lúc nào tôi cũng thèm ‘chuyện ấy’
Ngày nào đầu óc tôi cũng tưởng tượng, đêm ngủ cũng mơ thấy, nếu không tự thoả mãn người tôi bứt rứt khó chịu.
Hôm nay tôi viết lên đây vấn đề tế nhị, mong mọi người không đánh giá tôi là kẻ bệnh hoạn. Tôi 30 tuổi, đang mang thai bé đầu được 7 tháng, vấn đề tôi gặp phải là từ lúc mới cấn bầu đến nay lúc nào trong người tôi cũng đầy rạo rực, ham muốn.
Ba tháng đầu tôi bị nghén kinh khủng, không ăn uống được, đi không được ngủ cũng không xong nhưng người luôn trong trạng thái thèm khát chuyện chăn gối.
Ảnh minh họa
Khi chưa có bầu, không bao giờ tôi gặp phải tình trạng như thế. Chồng tôi không được khỏe về vấn đề đó, hơn nữa tôi ngại không dám tâm sự với anh nên cả tháng mới gần tôi được một, hai lần. Trong khi đó hầu như ngày nào tôi cũng có nhu cầu, vì thế tôi toàn tự mình thoả mãn.
Tôi vẫn biết phụ nữ mang thai cần phải hạn chế quan hệ, cũng đọc được một số tài liệu nói rằng khi ‘lên đỉnh’ sẽ có những cơn co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
Thật tình tôi rất lo lắng nhưng trong người cứ như bị uống phải thuốc kích thích (dù chưa biết cảm giác của thuốc đó như thế nào, chỉ nghe qua miêu tả). Tôi đã cố gắng xem phim, đọc báo, sống lành mạnh nhưng mọi cố gắng đều không có tác dụng. Tôi cầu mong cảm giác đó chỉ nhất thời một, hai tháng nhưng không, nó theo tôi tới giờ đã 7 tháng, mức độ ham muốn càng tăng dần theo thời gian.
Mấy tháng nay chồng có vấn đề về sức khỏe nên không hề gần tôi. Thật sự tôi rất khổ sở với ‘căn bệnh’ này, người ta có bầu thèm đồ ăn đồ uống, tôi lại thèm ‘chuyện đó’. Tôi ước có cách nào giúp mình lãnh cảm được càng tốt, để con tôi được an toàn tuyệt đối.
Tôi muốn hỏi các mẹ từng mang thai có ai bị như thế này không? Những tháng thứ 7, thứ 8 có quan hệ không? Khi quan hệ có xảy ra vấn đề gì không và có cách nào để giảm ham muốn như tình trạng của tôi hiện giờ? Xin cảm ơn.
Video đang HOT
Theo VNE
Những cây cầu trăm tuổi ở Việt Nam
Cầu Long Biên, cầu Trường Tiền, cầu Mống... không chỉ là tuyến giao thông, mà đã trở thành một phần lịch sử, một phần cuộc sống của người dân Việt Nam.
Cầu Long Biên, Hà Nội: Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do công ty Daydé & Pillé của Pháp khởi công xây dựng từ năm 1899 và hoàn thiện năm 1902. Ảnh: Hoàng Hà - Tuấn Mark.
Cầu có đường sắt chạy ở giữa, hai bên là đường cho người đi bộ và xe cơ giới. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển có khắc chữ "1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris". Ảnh: Hoàng Hà - Tuấn Mark.
Chùa Cầu, Hội An: Cây cầu dài 18 m bắc qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn là một trong những di tích nổi tiếng của khu đô thị cổ Hội An. Ảnh: Lonelyplanet.
Cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Đến năm 1653, phần chùa được dựng thêm, nối liền lan can phía Bắc. Từ đó cầu được người dân địa phương gọi là Chùa Cầu. Theo niên đại trên xà nóc và văn bia, cầu được xây dựng lại vào năm 1817. Ảnh: Girltweetsworld.
Chùa Cầu có kiến trúc độc đáo, với mái chùa lợp ngói âm dương, cả chùa và cầu đều được làm bằng gỗ sơn son và chạm trổ công phu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đến thăm Hội An và đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, nghĩa là "Cầu đón khách phương xa". Ảnh: Thenomadnotes.
Cầu ngói Thanh Toàn, Thừa Thiên - Huế: Cây cầu gỗ bắc qua mương làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là một công trình quý hiếm và có giá trị nghệ thuật cao trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Ảnh: Hanoitv.
Cầu dài gần 19 m, chia làm 7 gian, theo lối "thượng gia hạ kiều". Cầu có mái che lợp ngói lưu ly. Cầu Thanh Toàn được xây dựng từ cách đây hơn 200 năm, được tu sửa nhiều lần sau khi bị thiên tai và chiến tranh tàn phá. Ảnh: Hanoitv.
Cầu Trường Tiền, Huế: Còn được gọi là cầu Tràng Tiền, chiếc cầu gắn liền với hình ảnh xứ Huế mộng mơ này có kiến trúc theo kiểu Gothic, do hãng Eiffel của Pháp thiết kế và xây dựng, hoàn tất năm 1899. Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng.
Cầu Trường Tiền đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Huế, và là điểm tham quan không thể bỏ qua với du khách thập phương. Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng.
Cầu Mống hiện không còn là nơi lưu thông xe cộ, mà trở thành điểm hẹn hò lãng mạn của giới trẻ Sài Gòn. Ảnh: Như Quỳnh.
Cầu Ghềnh, Đồng Nai: Cầu Ghềnh dài 223 m bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù Lao Phố, được xây bằng thép theo kiến trúc Gothic độc đáo do hãng Eiffel của Pháp thiết kế và thi công năm 1902. Ảnh: Mai Trần.
Thời xưa, c ầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ ở xứ Nam kỳ. Ngày nay, đây vẫn là cây cầu quan trọng của tuyến đường sắt Bắc Nam. Khi cầu bị sà lan đâm sập vào ngày 20/3, tàu đã không thể vào ga Sài Gòn. Ảnh: HuuThanh.
Cầu Ghềnh về đêm được thắp sáng lộng lẫy. Cây cầu đã gắn liền với cuộc sống của người dân TP Biên Hòa, Đồng Nai. Ảnh: Skyscrapercity.
Theo Zing News
Bi kịch cuộc hôn nhân yêu 10 năm, cưới 7 ngày đã... ly hôn Yêu nhau 10 năm, cưới được 7 ngày thì ra tòa li dị. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi này của họ đều khiến cho mọi người bất ngờ... Có thể trong suy nghĩ của nhiều người, li hôn là bước đường cùng của hôn nhân, là sự đau khổ và bất hạnh từ cả hai phía. Nhưng với những cuộc hôn nhân đã...