Tự khắc phục chứng đầy hơi
Bạn nên đến bác sĩ khi đầy hơi mà kèm theo: tiêu chảy, táo bón, máu trong phân, sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể tự khắc phục chứng đầy hơi.
Những cách phổ biến nhất để làm giảm sự khó chịu của chứng đầy hơi thường liên quan đến thay đổi chế độ ăn uống, và đôi khi do thói quen gây ra nuốt không khí.
Bắt đầu bằng cách cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có vấn đề từ chế độ ăn uống của bạn. Lưu ý rằng thực phẩm này có thể gây khó tiêu đầy hơi cho người này nhưng người khác thì không sao.
Ăn chậm, ăn ít chất béo và chia nhỏ bữa ăn sẽ làm tiêu hóa dễ dàng hơn
Tránh ợ hơi: Ngoài việc tránh các thức ăn gây đầy hơi, bạn nên để ý hành vi gây ra nuốt không khí, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hoặc ăn kẹo cứng. Nên ăn chậm. Hãy chắc chắn rằng răng giả phù hợp.
Tránh ăn quá nhiều vì điều này góp phần đầy hơi cũng như bệnh béo phì.
Bạn chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa ăn. Bữa ăn nhỏ hơn sẽ làm tiêu hóa dễ dàng hơn và có thể sinh ít khí. Ngoài ra uống trà bạc hà, trà gừng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi.
Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên để giảm đầy hơi và khó chịu.
Nếu mùi là một mối vấn đề mà bạn quan tâm, bạn nên dùng loại quần có chứa than hoạt tính, hoặc tấm lót bằng than được đặt bên trong quần áo, được thiết kế để giúp hấp thụ các khí được phát hành trong thời gian đầy hơi. Điều này có thể giúp cải thiện khí có mùi hôi.
Tập thể dục có thể giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa và đường ruột của bạn, cải thiện táo bón, sẽ cải thiện được trình trạng đầy hơi.
Video đang HOT
Bạn cũng nên bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc. Hút thuốc có thể làm bạn nuốt nhiều không khí hơn bình thường và khói thuốc lá có thể kích thích hệ thống tiêu hóa của bạn.
Trong một số tình huống đôi khi cũng phải dùng thuốc, một số thuốc thường được sử dụng như:
Một số loại thuốc có chứa simethicone sẽ làm giảm tối thiểu sự hình thành khí và giảm các bọt khí, cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu
- Các enzyme lactase, hỗ trợ tiêu hóa lactose, có bán dưới dạng chất lỏng và dạng viên (Phyto-optizymes, Lactaid, Lactrase…). Thêm một vài giọt của lactase vào sữa trước khi uống, hoặc nhai viên lactase ngay trước khi ăn giúp tiêu hóa thực phẩm có chứa lactose. Ngoài ra, giảm sữa và các sản phẩm khác có đường lactose.
- Alpha galactosidase được bổ sung chế độ ăn uống đã được chứng minh cải thiện tiêu hóa của carbohydrates có trong các loại đậu và một số rau trái, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, như sản phẩm có tên là “Beano”, sản phẩm này chưa phổ biến ở Việt Nam.
– Viên than: than hoạt tính hấp thụ khí trong hệ thống tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đầy hơi.
- Thuốc có chứa simethicone: Một chất chống tạo bọt dùng để điều trị đầy hơi, nó làm giảm tối thiểu sự hình thành khí và giảm các bọt khí, cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu (Air-X 80mg, Mylicon…). Chất này không ngấm vào máu nên có thể sử dụng thường xuyên sau khi ăn để ngăn ngừa đầy hơi.
- Bạn có thể dùng subsalicylate bismuth để giảm khí có mùi khó chịu do lưu huỳnh.
- Men vi sinh: cũng có thể hữu ích trong việc điều trị đầy hơi. Các vi khuẩn thân thiện sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, đặc biệt là ở những người có hội chứng ruột kích thích (IBS).
Nếu như với các biện pháp trên mà cũng không cải thiện triệu chứng, bạn nên khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân và khắc phục.
Theo TNO
Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai
Bệnh thủy đậu tuy ít xảy ra ở người lớn, nhưng khi xảy ra thì biến chứng lại nặng nề hơn so với trẻ em. Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do VZV từ 10-20%. Trong số những người viêm phổi do VZV, nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này.
Nguy cơ cho mẹ
Bệnh thủy đậu (thường gọi là trái rạ) là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp gây nhiễm Varicella zoster virus (VZV). Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần. Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước 2-5mm. Đây là một bệnh lành tính thường gặp ở trẻ em (khoảng 90% trường hợp mắc bệnh xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi), tỷ lệ tử vong khoảng 1/50.000 trường hợp tại Mỹ.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000-7/10.000, bởi hầu hết thai phụ từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.
Phụ nữ từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi.
Nguy cơ cho con
Đối với những thai phụ mắc bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:
- Trong ba tháng đầu, đặc biệt là tuần lễ thứ 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần. Ngoài ra, có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.
- Trong ba tháng giữa, đặc biệt là tuần 13-20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.
- Sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.
Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng năm ngày trước sinh và hai ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỷ lệ bé sơ sinh tử vong lúc này lên đến 25-30% số trường hợp bị nhiễm. Để tránh nguy cơ lây bệnh cho con, ngay sau sinh bé cần được dùng varicella zoster immune globulin và cách ly với mẹ.
Cách xử trí
Khi mắc bệnh thủy đậu, thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
Vì nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu, các thai phụ chưa có kháng thể bảo vệ (chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa trước khi mang thai) nên dùng varicella zoster immune globulin (VZIG) trong vòng 72 giờ đầu sau khi phơi nhiễm với bệnh.
Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh. Như vậy, việc dùng VZIG cho thai phụ chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Để dự phòng biến chứng trên con nên dùng VZIG cho bé sơ sinh.
Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi, nên được tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.
Phòng bệnh
Nên chủng ngừa bệnh thủy đậu khi còn bé hoặc ít nhất ba tháng trước khi mang thai. Khi mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt.
Theo PNO
Bệnh viêm tai xương chũm cấp Viêm tai xương chũm cấp (VTXCC) là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi trời nắng nóng, giao mùa như hiện nay. Các bác sĩ (BS) cho biết, đây là biến chứng của bệnh viêm tai giữa do không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh nặng vì chủ quan Em N.N.B.M. (hai tuổi, ngụ Biên Hòa,...