Tử huyệt khi Trung Quốc tác chiến điện tử trên Biển Đông
Việc Mỹ quá lệ thuộc vào không gian và khả năng Trung Quốc có thể bắn rụng vệ tinh ngày càng lớn đang khiến Mỹ đứng trước nhiều nguy cơ.
Tử huyệt của Mỹ
Theo Greg Austin, giáo sư về an ninh mạng, chiến lược và ngoại giao tại Trung tâm An ninh Mạng tại Đại học NSW, trong tương lai khả năng tác chiến điện tử của Trung Quốc mới là mối đe dọa nguy hiểm hơn bất cứ thứ gì nước này đang thể hiện trong khu vực.
Chuyên gia an ninh mạng này nhấn mạnh rằng dù Biển Đông hiện tại đang sôi sục nhưng mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình trong khu vực vẫn chưa thực sự lộ diện.
“Ngay từ lúc này. Trung Quốc đang nỗ lực triển khai tích hợp vũ khí điện tử và sự kiểm soát thông tin vào các chiến lược quân sự của mình,” ông nói và cho biết thêm rằng:
“Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có đủ khả năng tổng lực tấn công điện tử nhằm thực hiện mục đích của mình với Đài Loan. Điều này sẽ làm thay đổi cân bằng chiến lược ở Tây Thái Bình Dương hơn bất cứ động thái nào ở các khu vực tranh chấp hiện tại ở Biển Đông”.
Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ có mối quan hệ đối đầu liên quan đến Biển Đông, nhưng đặc biệt nhất vẫn là vấn đề đối với Đài Loan. Nếu xảy ra đụng độ giữa hai quốc gia này dù trên bất kỳ chiến trường nào thì hậu quả gây ra về thương vong sẽ rất lớn. Ông nhận định, Trung Quốc sẽ khó lòng làm mọi thứ theo ý mình bởi Đài Loan hiện nay có sự ủng hộ lớn từ Mỹ và các đồng minh.
Vì vậy, ông cho rằng cuộc chiến mà Trung Quốc lựa chọn sẽ là trên mặt trận điện tử: “Trung Quốc và Mỹ sẽ tránh va chạm bằng vũ lực tại Biển Đông, thay vào đó, hai nước sẽ chạy đua bằng tác chiến không gian, điện tử”.
Video đang HOT
Mỹ đưa vệ tinh quân sự NROL 45 lên không gian hồi tháng 4/2016.
Trong khi Mỹ đã chú trọng vào khả năng quân sự điện tử từ lâu thì Bắc Kinh giờ đây mới bắt đầu chú ý hơn đến điều này, tuy nhiên mọi thứ vẫn chưa hề muộn màng.
Giáo sư Austin nhận định: “Đến năm 2030 khả năng quân sự của Trung Quốc trong không gian điện tử sẽ thay đổi đáng kể so với những gì nước này đang có được trong hiện tại. Lúc đó Trung Quốc sẽ có nhiều hơn khả năng hơn trong việc phát động một cuộc tấn công điện tử nhằm vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Đài Loan.”
Thậm chí không cần một cuộc tấn công thực tế, Trung Quốc vẫn sẽ thay đổi được cán cân quyền lực cho phép nước này tiếp tục nắm vững ưu thế trong khu vực.
Nga hỗ trợ Trung Quốc?
Chưa bao giờ việc Trung Quốc có thể bắn hạ vệ tinh Mỹ lại dễ dàng hơn lúc này bởi cóp sự “hỗ trợ” đắc lực từ chương trình không gia của Nga. Theo đó, Nga sẽ công khai vị trí của vệ tinh quân sự Mỹ dưới dạng cơ sở dữ liệu mở và miễn phí.
Cụ thể, dữ liệu riêng của Nga và các vật thể cận Trái đất (NEO), bao gồm vệ tinh quân sự, sẽ được công khai. Trong khi Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) không tiết lộ thông tin về các vệ tinh quân sự hoặc những vệ tinh mật khác, hệ thống vệ tinh của Nga lại xuất hiện.
Trong một động thái có thể nói mang tính trả đũa, Nga đề xuất kế hoạch thành lập cơ sở dữ liệu tương tự của Mỹ, nhưng lần này thể hiện mọi vệ tinh mà NORAD đang giấu diếm.
Dự kiến hệ thống dữ liệu mới có thể sớm lên mạng do Nga sở hữu đủ loại kính viễn vọng, radar và đài quan sát, đủ sức phát hiện những vật thể nhân tạo xoay quanh Trái đất.
“Mạng lưới của chúng tôi liệt kê dữ liệu nhiều hơn 40% so với thông tin mà mọi người có thể tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu của Mỹ”, theo ông Igor Molotov, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện hàn lâm khoa học Nga.
Và nếu tuyên bố này được Nga thực hiện, Mỹ có thêm lý do để lo lắng về số phận những vệ tinh quân sự nước này đang sở hữu bởi trước đó, Mỹ đã từng đưa ra cảnh báo rằng Trung Quốc đang tìm cách bắn hạ vệ tinh quân sự Mỹ bằng tên lửa và có thể cả vũ khí laser.
Tướng John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian của Không quân Mỹ cho biết: “Trung Quốc đang phát triển hàng loạt kỹ thuật phản không, gồm thiết bị sử dụng động năng có hướng, công nghệ có khả năng vô hiệu hóa hoặc phá hủy vệ tinh, làm nhiễu thông tin liên lạc đặt trên trái đất và laser có thể làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa vệ tinh”, ông Buck nói.
Ngoài ra, theo giám đốc điều hành của Bộ Tư lệnh Không gian, Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa chương trình không gian để hỗ trợ việc theo dõi gần như tức thời các đối tượng, điều khiển quá trình triển khai lực lượng cùng khả năng tấn công tầm xa một cách chính xác.
Douglas Loverro, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chịu trách nhiệm về chính sách không gian, từng cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng với các vệ tinh Mỹ nhưng khẳng định Washington có kế hoạch ngăn những vụ tấn công trong tương lai.
Theo Báo Đất Việt
Hàn Quốc xây dựng hệ thống chống pháo đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc đang xây dựng một hệ thống chống pháo tổng thể để đối phó với các mối đe dọa đang gia tăng từ các hệ thống phóng tên lửa đa nòng của Triều Tiên.
"Để đối phó mối đe dọa từ các bệ phóng tên lửa đa nòng và pháo binh tầm xa của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc đang xây dựng một hệ thống đối phó dựa trên khái niệm chiến tranh chống pháo". Hãng tin Yonhap ngày 28-3 dẫn phát biểu của ông Moon Sang-gyun - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Pháo Chunmoo MRLS của quân đội Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Ông Moon cho biết như một phần của những nỗ lực nêu trên, quân đội Hàn Quốc đang phát triển một hệ thống tấn công mới bao gồm một số loại pháo như Chunmoo MRLS tự chế, tên lửa đất đối đất thuộc Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) và các tên lửa hành trình phóng từ trên không được sử dụng bởi Không quân.
"Chúng tôi đang nỗ lực không ngừng để nâng cấp năng lực của hệ thống này" - ông Moon nhấn mạnh.
Vị phát ngôn viên cho biết quân đội Hàn Quốc cũng đang vận hành một hệ thống giám sát, trong đó tích hợp các phương tiện tình báo, giám sát và trinh sát với các máy bay giám sát và hệ thống radar chống pháo ARTHUR.
Tuần trước, Triều Tiên cho biết nước này đã tiến hành thử lần cuối hệ thống phóng tên lửa đa nòng 300 mm và đã sẵn sàng cho việc triển khai chiến đấu. Theo báo cáo, hệ thống MRLS có thể đặt một nửa lãnh thổ Hàn Quốc trong phạm vi bị tấn công.
Bảo Anh
Theo_PLO
Tiếng thét cuối hé lộ nguyên nhân máy bay rơi ở Nga Dư liêu thu tư hôp đen cho thây chiêc may bay cua hang hang không FlyDubai đa lao đâu xuông đât sau khi chê đô lai tư đông bi vô hiệu hoa, và những lời trao đổi cuối cùng cho thấy một phần nguyên nhân. Hiên trương may bay Boeing 737-800 cua hang hang không FlyDubai rơi ơ Nga. Chiêc may bay Boeing...