Tứ hùng thực hiện ‘cuộc lật đổ vĩ đại’ đồng dollars Mỹ
Nga-Trung đi tiên phong, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ủng hộ bỏ đồng USD trong giao dịch dầu mỏ, gây ảnh hưởng lớn đế xu hướng thanh toán của thế giới.
Trung Đông nên bỏ sự phụ thuộc vào USD, lập đồng tiền chung?
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Iran đang tẩy chay đồng dollars Mỹ và thúc đẩy thương mại song phương bằng tiền tệ của các quốc gia này, trong bối cảnh thuế quan và lệnh cấm vận của Mỹ.
Liệu hành động của các nước này có trở thành xu thế phổ biến đối với các quốc gia Trung Đông hay không? Trong cuộc trò chuyện với Sputnik, các nhà kinh tế Trung Đông đã chia sẻ quan điểm của họ về việc liệu các nước vùng Vịnh Ba Tư có đi theo xu hướng này hay không.
Theo giới chuyên gia, rất khó để bất cứ quốc gia nào đơn độc tách ra khỏi sự liên hệ với đồng dollars, nhưng nếu các nước của Vịnh Ba Tư quyết định làm điều này với nhau, nếu họ hợp lực giới thiệu một loại tiền tệ duy nhất, điều này sẽ có tác động ảnh hưởng lớn.
Nhà kinh tế Ai Cập Muhammed Abdel Jawad nói rằng, nếu điều này xảy ra, nó sẽ thúc đẩy quá trình “cô lập hóa đồng dollars”, tăng cường giá trị của đồng tiền mới và biến các quốc gia vùng Vịnh thành “các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu”.
Jawad đã rút ra những điểm tương đồng giữa Liên minh châu Âu và các nước thuộc vùng Vịnh Ba Tư, cho thấy, nếu thiết lập được một đồng tiền chung tro ng ku vực Trung Đông, tiềm năng của khối các nước vùng Vịnh có thể vượt trội so với EU, do trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ của họ.
“Nếu các nước vùng Vịnh tạo ra một loại tiền tệ duy nhất, đồng USD sẽ run rẩy” – ông nhận xét.
Video đang HOT
Quá trình “khử dollars hóa” đã khởi động trên toàn cầu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo rằng Ankara sẽ chuyển sang thanh toán quốc tế bằng đồng lira.
Tuyên bố được đưa ra giữa sự tự do của đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ và căng thẳng leo thang giữa Ankara và Washington.
Nga-Trung đi tiên phong, có sự ủng hộ của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, để từ bỏ đồng USD trong giao dịch thương mại
Trước đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Nga đã bắt đầu sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại năng lượng song phương. Câu hỏi đặt ra, là liệu các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, sẽ đi theo hay không hưởng ứng xu hướng này.
Theo Abdel Aziz al-Arayar, một thành viên của Ủy ban Cố vấn của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (the Gulf Cooperation Council – GCC), việc các nước vùng Vịnh từ bỏ đồng dollars là không cần thiết. “Tôi không thấy sự cần thiết của việc các nước của Vịnh Ba Tư chuyển sang dùng chung một loại tiền tệ địa phương, có thể là rial, dinar hay dirham” – al-Arayar nói với Sputnik.
Đây là những đồng tiền rất mạnh và chúng được định giá bằng đồng dollars. Vấn đề tiền tệ được gọi như thế nào không quan trọng, mà quan trọng nhất là mọi người đều công nhận nó và nó được hỗ trợ bởi một nền kinh tế mạnh” – nhà kinh tế Saudi nói và cho biết thêm rằng, đồng USD Mỹ đáp ứng được các yêu cầu này.
Các nhà kinh tế học cho rằng, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là do sự trồi sụt của dòng đầu tư gây ra, bởi Ankara xây dựng nền kinh tế của đất nước trên cơ sở đầu tư nước ngoài. Ông giải thích thêm rằng, tình hình tương tự đã xảy ra ở Malaysia trong những năm 1990.
Al-Arayar tin rằng việc “cô lập hóa đồng dollars” là cần thiết để hồi sinh niềm tin vào nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
“Đa dạng hóa là cần thiết, vì người ta không thể chỉ dựa vào các nhà đầu tư nước ngoài, bởi tiền được đẩy tới các lĩnh vực không mong muốn, ví dụ, bất động sản và cơ sở hạ tầng. Tất cả điều này không mang lại hiệu quả mong muốn” – vị chuyên gia này chia sẻ.
Nga-Trung-Thổ-Iran giáng đòn đầu tiên vào đồng dollars
Vào ngày 26 tháng 3, Bắc Kinh đã tung ra một cú đánh mạnh mẽ đầu tiên vào những đồng dollars dầu mỏ (petrodollar) bằng cách tung ra một sàn giao dịch dầu tương lai bằng đồng Nhân dân tệ, trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải.
Vào tháng 4, Tehran đã từ bỏ đồng USD của Mỹ và chuyển tất cả các khoản thanh toán quốc tế sang euro, trong bối cảnh mối đe dọa của Donald Trump rút khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện 2015 (JCPOA), thường được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 (Iran Nuclear Deal – IND).
Theo baodatviet
Qatar sẽ 'bơm' 15 tỷ USD giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối phó đòn tấn công kinh tế từ Mỹ
Ngày 15/8, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Qatar sẽ đầu tư trực tiếp 15 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 15/8, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Qatar sẽ đầu tư trực tiếp 15 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan (phải) tiếp Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani (trái). Ảnh: hiiraan.com
Ông Kalin lưu ý, đây là tuyên bố của Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani khi đang ở thăm Ankara. Cùng ngày, Quốc vương Qatar đã có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Recep Tayyip Erdogan. Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak và người đồng cấp Qatar Ali Sharif Al-Emadi cũng tham dự cuộc gặp này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Kalin nêu rõ: "Qatar đã cam kết đầu tư trực tiếp 15 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ. Mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Qatar dựa trên những nền tảng vững chắc của tình đoàn kết và hữu nghị thực sự." Tại cuộc gặp kéo dài 3 giờ đồng hồ trên, hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi quan điểm về mối quan hệ song phương và những diễn biến ở khu vực trong thời gian gần đây.
Phát biểu khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Anadolu ngày 15/8, Đại sứ Qatar tại Thổ Nhĩ Kỳ Salem bin Mubarak Al-Shafi nhấn mạnh "Nhà nước Qatar luôn chủ động hỗ trợ những người anh em Thổ Nhĩ Kỳ." Theo Đại sứ Qatar, chuyến thăm Ankara của Quốc vương al-Thani sẽ góp phần củng cố mối quan hệ gần gũi giữa nhân dân hai nước cũng như chia sẻ lập trường chung về nhiều thách thức mà họ phải đối mặt.
Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, vốn đều là đồng minh của Mỹ, đã thắt chắt quan hệ và trở thành đối tác chính trị và kinh tế gần gũi của nhau. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng do chịu tác động từ các đòn trừng phạt của Mỹ liên quan đến vụ mục sư người Mỹ Andrew Brunson bị chính quyền Ankara bắt giữ. Chính quyền Washingon đã tăng gấp đôi thuế đánh vào các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định mới của Mỹ đã làm "rung chuyển" thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ và khiến đồng nội tệ của nước này liên tục mất giá trong những ngày vừa qua. Đồng lira của nước này đã mất 45% giá trị kể từ đầu năm nay.
Theo các chuyên gia kinh tế, đồng lira giảm giá đang gây áp lực đối các thị trường chứng khoán với lo ngại cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc Qatar ra tay giúp đỡ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong lúc "nước sôi, lửa bỏng" là một tín hiệu tích cực giúp bình ổn thị trường tiền tệ cũng như tâm lý của các nhà đầu tư. Qatar bơm tiền cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng giúp Ankara tự tin hơn để đối phó với các đòn tấn công kinh tế từ Washington.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Nga: Mỹ lạm dụng đồng USD, hủy hoại các nguyên tắc thương mại quốc tế Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích Mỹ hủy hoại các nguyên tắc thương mại quốc tế bằng các lệnh trừng phạt, đồng thời nhận định rằng việc Washington lạm dụng vai trò của đồng USD với tư cách đồng tiền dự trữ quốc tế đang khiến vị thế của đồng bạc xanh suy yếu. Phát biểu tại cuộc họp báo chung...