Từ hợp đồng làm sòng bạc… giả đến việc tố ngược chủ nợ “rửa tiền”
Vụ tranh chấp khách sạn Wooshu Plaza (Đồng Nai), bên “thua kiện” hết gửi đơn tới Chủ tịch nước tố bên “thắng kiện” mang 10 triệu USD đi kinh doanh sòng bạc lại tố cáo với Chánh án TAND tối cao là “ân nhân” có dấu hiệu rửa tiền vào Việt Nam…
Như Dân trí đã đưa tin, TAND tối cao khi phân xử vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng khách sạn Wooshu Plaza (Đồng Nai) giữa Công ty Vĩnh Tường và chủ nợ (Công ty Orient) đã ra phán quyết buộc Vĩnh Tường phải giao khách sạn cho Vĩnh Thiện Đồng Nai để đối trừ khoản nợ gốc và lãi hơn 10 triệu USD.
Bản án có hiệu lực pháp luật nhưng Vĩnh Tường gửi đơn đến Chủ tịch nước phủ nhận việc vay tiền, “tố” Vĩnh Thiện Đồng Nai dùng khoản tiền 10 triệu USD này để “hợp tác kinh doanh sòng bạc”.
Hợp đồng “hợp tác kinh doanh sòng bạc” này đã được tòa xác định là… giả, công ty Vĩnh Tường cũng như khách sạn Wooshu Plaza chưa bao giờ được cấp phép kinh doanh trò chơi đánh bạc.
Khách sạn Wooshu Plaza đã được tòa án giao cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai.
Ngoài ra, công ty Vĩnh Tường cũng có đơn gửi Chủ tịch nước tố cáo chị Nguyễn Thị Bích Hạnh – người đã đứng ra vay tiền giúp Công ty Vĩnh Tường và thanh toán toàn bộ khoản nợ hơn 188 tỷ đồng mà Công ty Vĩnh Tường nợ ngân hàng Nam Á.
Video đang HOT
Trong đơn gửi Chủ tịch nước ngày 3/8/2013 và đơn gửi CQĐT – Bộ Công an ngày 12/9/2013, lãnh đạo công ty Vĩnh Tường cho rằng, công ty có ủy quyền cho chị Hạnh đứng ra vay tiền và quản lý tài sản để đảm bảo trả nợ vay nhưng thực tế, Công ty không nhận tiền 10 triệu USD từ hợp đồng vay tiền mà chị Hạnh ký. Công ty “tố” chị Hạnh đã ký khống hợp đồng vay tiền 10 triệu USD.
Thậm chí, bà Linda Tan Woo, Chủ tịch Công ty Vĩnh Tường cho rằng, chị Hạnh đã “mua” công chứng viên để được công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với giá 228 tỷ đồng và tố cả thẩm phán tòa sơ thẩm đã bị mua chuộc.
Tuy nhiên, những tố cáo này không kèm bằng chứng.
Luật sư Lê Văn Đài (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích, việc xem xét giải quyết vụ án sau khi đã có bản án phúc thẩm phải căn cứ các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám đốc thẩm bản án. Theo đó, đơn yêu cầu xem xét giám đốc thẩm phải nêu rõ bằng chứng chứng minh cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc áp dụng không đúng pháp luật dẫn đến làm thay đổi bản chất vụ việc. Cả 2 cấp tòa sau khi xét xử đều thống nhất nhận định, đủ chứng cứ, cơ sở kết luận công ty Vĩnh Tường vay vốn của Công ty Orient (khoản nợ này được Orient dùng làm vốn góp vào công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai) chứ không phải là nhận tiền theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngay đầu lá đơn gửi Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao xin được giám đốc thẩm vụ án, 4 luật sư bảo vệ cho Công ty Vĩnh Tường tại phiên phúc thẩm nêu lý do là “có dấu hiệu rửa tiền vào Việt Nam”.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên các luật sư của Công ty Vĩnh Tường nêu ra vấn đề này. Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 14/10/2013, các luật sư của Công ty Vĩnh Tường cũng đưa ra, tranh luận về vấn đề này nhưng bị HĐXX bác bỏ vì nội dung không liên quan đến vụ án.
Chủ tọa phiên tòa khi đó đã giải thích, phiên tòa xem xét việc Công ty Vĩnh Tường có vay tiền của Công ty Orient hay không chứ không xem xét việc “rửa tiền”. Nếu đủ cơ sở xác định Công ty Vĩnh Tường vay tiền thì người vay phải giao tài sản để trả nợ quá hạn theo đúng thỏa thuận khi vay.
Ngoài ra, nếu việc công ty Orient cho Công ty Vĩnh Tường vay 10 triệu USD là “rửa tiền” thì những người tiêu khoản tiền khổng lồ này cũng phải gánh trách nhiệm vì việc đã giúp “rửa”, sử dụng hết số tiền này.
Còn theo Luật Phòng chống rửa tiền, “rửa tiền” là hành vi của tổ chức, cá nhân thông qua các nghiệp vụ tài chính, tín dụng để hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có; trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Không có bằng chứng cụ thể mà tố chủ nợ là “rửa tiền”, người tố cáo sẽ gặp rắc rối nếu chủ nợ yêu cầu xử lý vì bị vu khống.
P.Thảo
Theo Dantri
Còn bao nhiêu "thỏ" bị tuyên là "gấu" như ông Chấn?
Biến "thỏ" thành "gấu" trong tự nhiên là điều bất khả thi, thế nhưng trong tố tụng hình sự thì nó lại hoàn toàn có thể. Và cái sự có thể này đang làm cho nhiều vị đại biểu Quốc hội phải băn khoăn, lo lắng.
Trong phiên chất vấn ngày 21/11/2013, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền đã đặt thẳng vấn đề đối với Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình là ngoài trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ra, "liệu còn bao nhiêu thỏ mà chúng ta lại tuyên là gấu?"
Có bao nhiêu "thỏ" bị tuyên là "gấu" quả thực là điều không dễ trả lời tại một phiên chất vấn. Tuy nhiên, tìm cách để trả lời câu hỏi này là nghĩa vụ của lương tâm, là mệnh lệnh của danh dự. Việc rà soát lại các bản án, đặc biệt là các bản án tử hình để giảm thiểu sự oan sai phải được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành tư pháp ngay sau kỳ họp của Quốc hội.
"Một ngày tù ngàn thu ở ngoài", sự khổ đau, mất mát của những nạn nhân vô tội là không thể nào đo đếm được. Đó là chưa nói tới những nạn nhân của sự oan sai trong các bản án tử hình. Sự oan sai trong những trường hợp như vậy là không thể sửa chữa được. Nếu ông Chấn bị tuyên án tử hình thay vì tù chung thân, thì sự oan sai có lẽ đã bị chôn xuống mồ xanh cỏ từ lâu.
Trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn cho thấy việc ép cung, bức cung là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến những vụ án oan sai. Chính vì vậy, nhiệm vụ đề ra là phải loại bỏ cho bằng được những vi phạm pháp luật nghiêm trọng này. Một loạt các công việc cần phải được triển khai một cách đồng bộ ở đây.
Việc trước tiên là phải xử lý nghiêm những điều tra viên đã sử dụng nhục hình để bức cung. Rõ ràng, muốn người dân tuân thủ pháp luật thì các công chức làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật phải tuân thủ pháp luật trước tiên.
Việc thứ hai là lắp đặt hệ thống camera để giám sát việc hỏi cung. Người của viện kiểm sát nhân dân sẽ có quyền theo dõi và lưu giữ các băng camera để phục vụ hoạt động giám sát của mình.
Việc thứ ba là nghiên cứu, sửa đổi Luật Tố tụng hình sự để trao cho bị can quyền im lặng trong các phiên xét hỏi nếu chưa có sự tham gia để trợ giúp của luật sư.
Việc cuối cùng là áp đặt nghiêm ngặt nguyên tắc "trọng chứng hơn trọng cung" cho các quan tòa. Nếu các thẩm phán biết coi trọng các chứng cứ khách quan hơn là các biên bản ghi lời khai của các bị can, bị cáo thì khuyến khích của việc ép cung chắc chắn cũng sẽ bị suy giảm và bị triệt tiêu.
Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Lao Động
Làm rõ thủ phạm vụ trộm vàng Ngày 19-11, CATP Lạng Sơn đã khởi tố bị can, tạm giam Lê Mạnh Cường, SN 1978, trú tại thôn Hoa Phú, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, về hành vi trộm cắp tài sản. Đối tượng Cường và số vàng đã lấy trộm của người tình Trước đó, ngày 14-11, chị Trình Thị N, SN 1975, ở đường Trần Nhật...