Từ hôm nay, người dân được giám sát, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ
Nhằm minh bạch và dân chủ hóa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, người dân được giám sát và ghi hình CSGT làm nhiệm vụ.
Ngày 15/1, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chính thức có hiệu lực.
Ngày 15/1, người dân được giám sát, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ.
Mục đích Thông tư này là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; phát huy quyền làm chủ của người dân trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì nhân dân phục vụ.
Thông tư này cũng thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BCA ngày 02 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Video đang HOT
Theo thông tư này quy định, người dân sẽ có 5 cách giám sát lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Cách giám sát thứ nhất thông qua các thông tin công khai của công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
Thứ ba là thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ. Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Cách thứ 5 là thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng người dân phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự ATGT và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đáng chú ý, tại điều 10 của thông tư này cũng nêu rõ những việc nhân dân giám sát công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ; việc người dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Khu vực bảo đảm trật tự ATGT là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT và ANTT. Khu vực bảo đảm trật tự ATGT phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Nhưng hoạt động ghi âm, ghi hình phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cán bộ công an, ở ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tuân theo các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quang Thịnh
Theo Kienthuc
Hà Nội: Tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Sở GTVT Hà Nội vừa ban hành Công văn số 10663/SGTVT-QLVT về tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố.
Để tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp góp phần đảm bảo TT, ATGT trên địa bàn thành phố, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Giám đốc Sở về đảm bảo TT, ATGT theo Kế hoạch số 11522/KH-SGTVT, ngày 28-11-2019, đồng thời giao Thanh tra Sở GTVT xây dựng phương án bố trí lực lượng tuần tra, chốt trực tại các khu vực bến xe, đầu mối giao thông, địa điểm xe khách thường xuyên vi phạm như: Dừng, đỗ đón trả sai quy định, chạy kiểu "rùa bò", bốc xếp hàng hóa hành lý sai quy định,... Sử dụng xe chuyên dụng, xe loa tăng cường đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên các lái xe cố tình chây ì, cố tình vi phạm các quy định trong hoạt động vận tải.
Dùng các thiết bị chuyên dùng để chụp ảnh các xe vi phạm (biển số, đơn vị vận tải) tổng hợp, phối hợp với Phòng Quản lý vận tải trích xuất qua hệ thống theo dõi giám sát hành trình (GPS), đề xuất lãnh đạo Sở xử lý nghiêm các phương tiện, lái xe vi phạm; Tiếp tục phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí để kịp thời thông tin kết quả xử lý vi phạm, thông tin về tình hình TT, ATGT tại khu vực phụ trách; bố trí cán bộ phối hợp với kênh VOV Giao thông để thông tin, phản hồi về tình hình giao thông được giao phụ trách.
Văn phòng Ban ATGT tiếp tục phối hợp với các cơ quan, chính quyền cấp cơ sở, cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng đến nhân dân vê bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chú trọng các chủ đề, như: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia giao thông, hành khách phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe...; khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế đi lại bằng phương tiện cá nhân,...
Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục rà soát, tổ chức phân luồng giao thông hợp lý tại các khu vực có hiện tượng ùn tắc giao thông; chủ trì phối hợp với Thanh tra Sở GTVT và các đơn vị có liên quan rà soát, điều chỉnh các biển báo hiệu, đặc biệt các biển báo hiệu trên trục đường Phạm Hùng,... phù hợp với quy định để các lực lượng xử lý vi phạm theo quy định.
Giao Phòng Quản lý vận tải: Tăng cường trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam để xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe vi phạm các quy định về bảo đảm TT, ATGT.
Theo PL&XH
Công an tỉnh Đắk Lắk đã điều động hơn 450 cán bộ về cơ sở Sau 5 tháng triển khai, tất cả lực lượng công an điều động về cơ sở đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, an ninh trật tự ở cơ sở được giữ vững. Thực hiện chủ trương của Bộ Công an về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Công an tỉnh...