Từ hôm nay, học sinh ở tỉnh, thành nào sẽ đi học trở lại?
Từ đầu tuần này, nhiều tỉnh/thành đã cho học sinh trở lại trường do tình hình dịch COVID-19 dần ổn định. Tuy nhiên, một số tỉnh có ổ dịch mới trong tuần qua đã phải thông báo cho một phần học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Địa phương đón học sinh trở lại trường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh
Bến Tre: Từ 25/10, học sinh khối 9 và khối 12 các Trường THCS, THPT và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc đi học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Sở GD&ĐT Bến Tre yêu cầu cơ sở triển khai dạy trực tiếp nói trên tổ chức dạy học và các phương án phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.
Cà Mau: Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất, ngày 25/10, 18 trường trên địa bàn 2 huyện Thới Bình và Đầm Dơi tổ chức dạy và học trực tiếp trên lớp. Huyện Thới Bình có 11 trường và huyện Đầm Dơi có 7 trường sẽ được tổ chức dạy và học trực tiếp trên lớp. Ngành Giáo dục Cà Mau lưu ý, các trường cần khẩn trương sắp xếp, phân công đội ngũ giáo viên vệ sinh trường lớp sạch sẽ, kịp thời. Bên cạnh đó, vận động phụ huynh đưa con em đến trường đầy đủ, an toàn, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Sở GD&ĐT các địa phương yêu cầu cơ sở triển khai dạy trực tiếp tổ chức dạy học và các phương án phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định. Ảnh minh họa
Khánh Hòa: Theo Sở GD&ĐT Khánh Hòa, ngày 25/10 các trường THCS, THPT, trung tâm Giáo dục ở các TP Nha Trang, Cam Ranh, thị trấn Cam Đức (Cam Lâm) dạy học trực tiếp trở lại. Trước đó, ngày 18/10 học sinh THCS, THPT ở các địa phương khác tại Khánh Hòa như Cam Lâm, Ninh Hòa, Diên Khánh… đã cho học sinh đi học tại trường.
Đà Nẵng: TP. Đà Nẵng dự kiến cho học sinh lớp 1, lớp 9 và lớp 12 đi học trực tiếp từ ngày 1/11; học sinh các khối lớp còn lại sẽ đến trường từ ngày 8/11.
TP.HCM : Gần 250 học sinh ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ đã đến trường học tập trực tiếp từ 20/10 sau thời gian dài tạm dừng đến trường để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Các trường học khác, nếu đạt 8 tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá an toàn về phòng, chống dịch thì sẽ được mở cửa đón học sinh đi học trở lại.
Một số tỉnh có ổ dịch mới trong tuần qua phải thông báo cho học sinh dừng đến trường
Phú Thọ: Căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; sau khi trao đổi, thống nhất với UBND các huyện, thị, thành, Sở GD&ĐT yêu cầu đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã Hương Nộn, Bắc Sơn huyện Tam Nông; xã Phú Hộ của thị xã Phú Thọ tiếp tục thực hiện tạm dừng dạy học trực tiếp cho đến khi có thông báo mới. Đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh tiếp tục dừng tổ chức dạy học trực tiếp cho đến khi có thông báo mới.
Nam Định: Hiện một số trường học tại huyện Ý Yên tạm dừng hoạt động để điều tra dịch tễ như: Trường THPT Tống Văn Trân, THPT Phạm Văn Nghị và một số trường thuộc xã Yên Hồng (huyện Ý Yên). Chính quyền và cơ quan chức năng địa phương đang triển khai các biện pháp cấp bách để kiểm soát, ngăn nguy cơ dịch lây lan trên địa bàn.
Quảng Bình: Các trường học tại huyện Minh Hóa đã cho học sinh tạm dừng đến trường sau khi ghi nhận 11 trường hợp là F1 của người trở về từ miền Nam. Học sinh tại huyện Minh Hóa sẽ chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến cho đến khi có thông báo.
Video đang HOT
Kon Tum: Sở GD&ĐT cho biết, trường THPT Trần Quốc Tuấn (Đắk Hà, Đắk Hà) có một học sinh dương tính với SARS-CoV-2, hiện nay toàn trường đã chuyển sang hình thức học trực tuyến. Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông cũng thông báo cho học sinh các trường trên địa bàn cho học sinh nghỉ từ 22/10 cho đến khi có thông báo mới.
Bắc Ninh: huyện Quế Võ ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 tại khu 3, Thị trấn Phố Mới có yếu tố dịch tễ liên quan đến ca bệnh tại Trường Mầm non Sao Mai (TP Bắc Ninh). Huyện đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn Thị trấn Phố Mới và các xã Châu Phong, Phù Lãng tạm thời cho học sinh tạm dừng đến trường và chuyển sang hình thức học trực tuyến đến khi có thông báo mới.
Quảng Ninh: Sau khi CDC Quảng Ninh thông tin địa phương đã ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với SASR-CoV-2 trở về từ phía Nam trong sáng 22/10, Trường THPT Hòn Gai (TP. Hạ Long) đã cho học sinh toàn trường tạm nghỉ học.
Thanh Hóa: Đến ngày 18/10, thị xã Bỉm Sơn ghi nhận 8 cơ sở giáo dục có học sinh và giáo viên mắc COVID-19. Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn đã làm văn bản xin ý kiến Sở GDĐT Thanh Hóa tạm dừng việc dạy học trên địa bàn. Địa phương sẽ triển khai việc dạy học trực tuyến sau khi tầm soát F0, F1 và người dân ổn định tư tưởng ở nhà chống dịch.
Tuần qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, những nơi được xác định dịch cấp độ 1, cấp độ 2 (nguy cơ thấp, trung bình), tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp. Đồng thời vẫn phải củng cố hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy học khác khi dịch có diễn biến phức tạp lên.
Những nơi được xác định dịch cấp độ 3 (nguy cơ cao) tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, qua truyền hình. Các địa phương xây dựng phương án dạy học cho từng lớp, khối lớp, cấp học phổ thông. Trong đó ưu tiên dạy trực tiếp với lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, đảm bảo giãn cách phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện phòng chống dịch.
Những nơi được xác định cấp độ 4 (nguy cơ rất cao), các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học để tổ chức dạy học trực tuyến, qua truyền hình, giao bài tập với cấp học mầm non, phổ thông; hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn thiết bị phục vụ học trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến và qua truyền hình.
Khẩn trương ngăn dịch bùng phát khi người từ TP.HCM về các tỉnh
Các chuyên gia cho rằng việc người dân rời TP.HCM về quê là nhu cầu chính đáng. Vai trò của các tỉnh là kiểm soát tốt những người này khi độ phủ vaccine Covid-19 còn thấp.
Bà Trần Hồng (49 tuổi, Cà Mau) đứng lặng người nhìn dòng xe máy chạy ngang con đường nhỏ trước chợ huyện Thới Bình. Suốt mười mấy năm qua, lần đầu tiên bà chứng kiến cảnh tượng xe nối tiếp xe vội vã chạy theo đoàn cán bộ dẫn đường, đến thẳng trường học để cách ly.
"Có người vẫy tay khi gặp người quen, nhưng không giống niềm vui của ngày về quê đón Tết. Nhìn cảnh tượng lúc đó, tôi cũng tự nhiên chảy nước mắt, mừng và thương bà con về quê an toàn", bà Hồng nói với Zing .
Tại Cà Mau, nhiều trường học đã được trưng dụng thành nơi cách ly tạm cho người dân trở về từ vùng dịch.
Những ngày qua, hàng chục nghìn người từ Long An, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai chạy xe máy trên khắp các tuyến quốc lộ tỏa về các địa phương. Lực lượng chức năng tại các tỉnh miền Tây đang căng sức phân luồng cách ly, sàng lọc F0 để tránh lây lan dịch bệnh.
Miền Tây căng sức phòng dịch
Trao đổi với Zing , ông Ngô Văn Tán, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết trong ngày 4/10, tỉnh đã tiếp nhận 605 trường hợp ở các tỉnh, thành phố tự phát trở về. Tỉnh đã huy động và sẵn sàng trưng dụng các nhà văn hóa, đình, trường học... để phục vụ cách ly người dân trở về.
Vợ chồng ở An Giang mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh từ Bình Dương trở về quê sau 4 tháng thất nghiệp vì dịch Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
"Chúng tôi xác định khi người dân từ vùng dịch khi trở về, nguy cơ xảy ra dịch sẽ cao. Vì vậy, chủ trương của chúng tôi là rà soát, cách ly và xét nghiệm, đảm bảo quản lý tốt bà con, không bỏ sót trường hợp F0", ông Tán nói.
Bên cạnh đó, Bến Tre đang rà soát những trường hợp công dân ngoài tỉnh về địa phương. Trường hợp nguy cơ cao sẽ được ưu tiên tiêm vaccine để phòng bệnh.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bến Tre, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam nhấn mạnh địa phương này tổ chức cách ly tập trung để quản lý chặt chẽ tất cả người từ vùng dịch về tỉnh. Quá trình cách ly tập trung là 7 ngày để ngành chuyên môn có đủ thời gian phân loại và cách ly điều trị nếu có F0.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết nhiều ngày qua, tỉnh đón hàng nghìn người đi xe máy về quê. Để đảm bảo kiểm soát tốt trường hợp này, bà con được bố trí cách ly tạm tại các trường học để xét nghiệm sàng lọc. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cũng cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Ông Việt cho biết các tỉnh miền Tây đã kiến nghị TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An ngừng cho bà con tạm trú về quê. Bởi số lượng người về quê quá lớn khiến tỉnh gặp khó khăn và quá tải trong việc kiểm soát.
Vợ chồng anh Lê Thanh Tài và chị Nguyễn Thị Ngân (quê An Giang) lên Bình Dương được 4 tháng thì 3 tháng mất việc vì dịch, họ quyết định đi xe máy trở về quê. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, trong ngày 4/10, tỉnh này ghi nhận 15 F0 là người về từ Long An, TP.HCM, Bình Dương, được phát hiện tại chốt kiểm soát dịch.
Từ ngày 1/10 đến sáng 4/10, tỉnh đã tiếp nhận trên 27.000 người qua chốt kiểm soát. Các huyện, thị xã, thành phố đã đón về địa phương trên 15.000 người. Số lượng này vượt quá quy mô, khả năng cách ly, điều trị của tỉnh.
Trước tình hình này, An Giang đã thành lập Ban Tổ chức tiếp nhận công dân ngoài tỉnh về địa phương. Để giảm tải áp lực cho hệ thống y tế, tỉnh quyết định cho phép cách ly tại nhà với người trở về tỉnh đủ điều kiện gồm: tiêm 1-2 mũi vaccine, test nhanh hoặc rRT-PCR âm tính (kể cả chưa tiêm vaccine).
Giải pháp giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh
Trao đổi với Zing , PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hà Nội, cho rằng trước tình trạng người dân từ vùng dịch trở về quê, nếu không kiểm soát chặt chẽ, các địa phương sẽ rất khó khăn trong công tác phòng dịch.
"Rất nhiều tình huống lây nhiễm có thể xảy ra trong bối cảnh hỗn loạn tại chốt kiểm soát, từ việc lây nhiễm khi tụ tập đông đúc, lây nhiễm trên đường đi. Chỉ một F0 không cách ly nghiêm túc, nguy cơ lây lan dịch tại các tỉnh này rất cao", PGS Hùng nói.
Chuyên gia này cho rằng để đảm bảo không xảy ra lây nhiễm, địa phương cần lên kế hoạch và có đầu mối làm việc với TP.HCM, Bình Dương, tổ chức đón người dân có nguyện vọng về quê.
Ông nhấn mạnh khâu tổ chức rất quan trọng để tránh xảy ra lây nhiễm. "Việc không chấp thuận cho bà con về quê sẽ dễ xảy ra tình huống lén lút và trốn trách khai báo y tế. Điều này nguy hiểm tương tự giai đoạn Việt Nam cảnh báo nguy cơ dịch từ người nhập cảnh trái phép", ông nói thêm.
Chuyến xe khách đưa người dân từ chốt kiểm soát về quê. Ảnh: Chí Hùng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ, cho rằng việc người dân ồ ạt rời TP.HCM về quê là nhu cầu chính đáng. Do đó, vai trò của các địa phương là đảm bảo kiểm soát tốt những người này, trong bối cảnh hầu hết tỉnh miền Tây có độ phủ vaccine rất thấp.
Đầu tiên là phân loại qua test nhanh kháng nguyên, người đã tiêm ngừa 1 hoặc 2 mũi vaccine, người có nguy cơ cao, chưa tiêm vaccine... để có phương án cách ly phù hợp.
Đặc biệt, ông cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dọc đường đi rất cao, nhất là tình huống người về quê ghé vào hàng quán. Do đó, để đảm bảo không xảy ra bùng phát dịch, vai trò của chính quyền xã, phường, thị trấn, đặc biệt là người dân rất quan trọng.
"Người dân lúc này có vai trò như pháo đài quan trọng để cảnh báo dịch. Khi thấy người từ tỉnh khác về mà chưa cách ly, cần thông báo cho chính quyền địa phương. Các chủ cửa hàng buôn bán dọc quốc lộ cũng cần tuân thủ 5K vì có thể bà con về quê sẽ tạm dừng chân", bác sĩ Khanh khuyến cáo thêm.
Chuyên gia này cho biết ông vẫn mong muốn bà con cố gắng ở lại thành phố, tranh thủ tiêm vaccine phòng bệnh. Nếu có nguyện vọng về quê, bà con nên kết nối với chính quyền địa phương.
"Thời gian tới, khi tình hình dịch ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai ổn định hơn, rất có thể hàng chục nghìn người vừa trở về này sẽ tiếp tục di chuyển lên để làm việc, nguy cơ dịch lúc này có thể chuyển về hướng các tỉnh Đông Nam bộ", bác sĩ Khanh nói thêm.
Cà Mau: Sau 9 ngày âm tính, mẹ và cháu của ca F0 dương tính SARS-CoV-2 Tỉnh Cà Mau vừa ghi nhận thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan đến chùm ca bệnh tại xã Tân Phú (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) là mẹ con. Ngày 16/7, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết, 2 ca dương tính SARS-CoV-2 đều có liên quan đến BN22346 (tên Th., 30 tuổi). Bệnh nhân...