Từ hình mẫu chống Covid-19 đến ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á: Singapore sai ở đâu?
Singapore hiện giờ đã vượt Indonesia, trở thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất Đông Nam Á.
Cách đây chưa đầy 1 tháng, Singapore được ngợi khen là một trong những quốc gia có mô hình chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, trở thành hình mẫu của thế giới khi ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh mà không cần áp đặt biện pháp phong tỏa như nhiều nước khác.
Một số người dân Singapore ra đường không đeo khẩu trang trên đường Orchard, Singapore ngày 24/3. Ảnh: Bloomberg.
Và rồi làn sóng thứ 2 ập đến, Singapore hiện giờ đã vượt Indonesia, trở thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất Đông Nam Á, sau khi phát hiện thêm hàng trăm trường hợp mới trong số những lao động nước ngoài có thu nhập thấp.
Nhà chức trách Singapore cho biết, đã có thêm 596 ca mắc mới được xác nhận vào hôm qua (19/4), nâng tổng số ca mắc lên thành 6.588. Trong số các ca mắc mới, chỉ 25% là người Singapore hoặc những người được định cư lâu dài tại quốc gia này, Bộ Y tế Singapore cho biết.
Trong khi các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Mỹ và một số nước tây Âu có hàng nghìn ca mắc được thông báo mỗi ngày thì với Singapore, đất nước có dân số 5,7 triệu người, có diện tích khoảng 700 km2, con số nói trên là rất đáng lưu tâm.
Singapore có nhiều lợi thế mà những quốc gia lớn hơn không có. Nước này chỉ có 1 biên giới trên đất liền với Malaysia và có thể kiểm soát chặt chẽ những người nhập cảnh qua đường hàng không. Bên cạnh đó, Singapore có hệ thống y tế thuộc diện tốt nhất thế giới, có những quy định và chính sách nghiêm ngặt mang lại lợi ích cho chính phủ trong nỗ lực kiểm soát đại dịch. Vậy quốc gia này sai lầm ở đâu?
Bỏ lọt các cụm lây nhiễm
Câu trả lời nằm ở việc bỏ qua các cụm lây nhiễm trong số những lao động nhập cư sống tại các khu ký túc xá chật chội và sự đánh giá thấp tốc độ lây nhiễm có thể lan rộng khi biện pháp phong tỏa không được áp dụng.
Ban đầu, vì là một quốc đảo nhỏ nên Singapore có thể ngăn chặn làn sóng các ca mắc “ngoại nhập” từ Trung Quốc bằng cách kiểm dịch và truy tìm dấu vết để đảm bảo rằng bất kỳ ai nhập cảnh qua đường hàng không, mà có nguy cơ bị lây nhiễm, đều bị cách ly và theo dõi.
Đồng thời, Singapore cũng đẩy mạnh chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng để khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Những khu cách ly được xây dựng trong các bệnh viện từ sau đại dịch SARS 2003 đã giúp bệnh nhân được điều trị theo cách an toàn nhất có thể và giúp các nhân viên y tế không bị lây nhiễm. Điều quan trọng nhất, theo ông Dale Fisher, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trung tại bệnh viện thuộc Đại học Quốc gia Singapore là “nước này không để các bệnh nhân dương tính trở lại cộng đồng”.
Video đang HOT
Những người có ít hoặc không xuất hiện triệu chứng hay những người đã có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 đều phải nhập viện cho đến khi họ có kết quả âm tính, thay vì được khuyến khích cách ly tại nhà, ông Fisher nói. Bằng cách xét nghiêm rộng rãi và cách ly tất cả những người có khả năng lây nhiễm, Singapore có thể duy trì việc mở cửa và tiếp tục các hoạt động như bình thường.
“Tại Singapore, chúng tôi muốn cuộc sống diễn ra như bình thường”, ông Fisher viết vào tháng 3 vừa qua, trước khi số ca mắc gia tăng đột biến. “Chúng tôi muốn các doanh nghiệp, nhà thờ, nhà hàng và trường học luôn mở cửa. Mọi thứ đều tiến triển với những sự sửa đổi khi cần thiết và bạn tiếp tục làm điều này cho đến khi có vaccine hoặc một liệu pháp điều trị”.
Cách tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), nơi có quy mô dân số tương tự. Tại Hong Kong, các trường công bị đóng cửa từ tháng 2/2020 và nhân viên chính phủ được khuyến khích làm việc tại nhà. Khu vực này cũng đưa ra các biện pháp đối phó mới sau khi gia tăng số ca mắc “ngoại nhập” vào tháng 3 vừa qua. Hong Kong đã thành công hơn nhiều trong việc đối phó với làn sóng thứ 2.
Singapore chỉ đóng cửa các trường học và một số nơi làm việc trong tháng 4 này, sau khi ghi nhận số ca mắc cao đỉnh điểm. Sự chậm trễ đã đưa số lượng các trường hợp mới nhiễm của Singapore theo một đồ thị leo dốc hơn nhiều. Vào ngày 16/4, nước này thông báo có 728 ca mắc mới – mức cao nhất ghi nhận trong 1 ngày. Còn Hong Kong chỉ thông báo thêm 4 ca mới.
Nới lỏng hạn chế quá sớm dễ gây tác dụng ngược
Các ổ dịch mà chiến dịch xét nghiệm của chính phủ dường như đã bỏ sót nhanh chóng lan rộng và số các ca mắc mới theo ngày cũng tăng lên.
Cách thức ứng phó có phần “nhẹ nhàng hơn” ở Singapore so với các quốc gia khác chỉ thực sự khả khi nếu số ca mắc “ngoại nhập” được ngăn chặn và những ca bệnh tiềm ẩn mới được phát hiện và xử lý nhanh chóng. Một khi biện pháp này thất bại, tốc độ lây nhiễm sẽ trở nên lớn hơn so với những nơi áp đặt lệnh phong tỏa và thực hiện biện pháp “giãn cách xã hội”.
Nhiều ổ dịch mới liên quan đến số lao động nhập cư tương đối lớn của Singapore, đặc biệt là những người lao động, chủ yếu đến từ Nam Á, sống trong các khu ký túc xá chật chội. Họ dường như đã bị bỏ lọt trong chiến dịch xét nghiệm ban đầu. Giờ thì Singapore đã cách ly nhiều ký túc xá và đẩy mạnh xét nghiệm cho các lao động nhập cư.
“Các khu ký túc xá giống như 1 quả bom hẹn giờ đang chờ phát nổ”, Tommy Koh, một luật sư và cựu nhà ngoại giao Singapore đăng tải bài viết trên Facebook hồi đầu tháng 4 cho biết. Có một sự thật rõ ràng là, do điều kiện sống chật chội nên biện pháp giãn cách xã hội hay “cách ly tại nhà” khó có thể thực hiện được, khiến virus càng dễ lây lan. Chuyên gia Tommy Koh nói thêm: “Singapore nên coi đây là một lời cảnh tỉnh”.
Do số ca mắc tăng đột biến thời gian gần đây, Singapore đã đặt ra cái mà chính phủ gọi là “bộ ngắt mạch”, một gói các hạn chế và quy tắc mới, kết hợp với các hình phạt nghiêm khắc, được ban hành để ngăn chặn làn sóng ca mắc mới.
Cả Singapore và Hong Kong chỉ có thể duy trì hoạt động bình thường khi những nơi này kiểm soát chặt chẽ các trường hợp “ngoại nhập” tiềm ẩn. Một khi làn sóng các ca mắc ngoại nhập xuất hiện, cả hai cần phải phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn đợt bùng phát mới dịch bệnh. Hong Kong có thể làm điều này dễ dàng hơn vì họ chưa bao giờ hoàn toàn nới lỏng, trong khi đó, Singapore buộc phải lập ra mô hình “ngắt mạch” và vẫn còn phải xem liệu cách thức đó thành công như thế nào.
Như điều mà nhiều khu vực tại châu Á đang chứng kiến, kiểm soát được các ổ dịch trong nước không đồng nghĩa với việc làn sóng lây nhiễm mới do 1 ca mắc từ nước ngoài nhập cảnh gây ra, bị ngăn chặn. Chỉ cho đến khi một thành phố hay một quốc gia đảm bảo rằng không có thêm các trường hợp lây nhiễm từ bên ngoài, hoặc trường hợp “ngoại nhập” được theo dõi và kiểm soát hiệu quả, cùng việc ngăn chặn thành công ổ dịch bên trong, mối nguy hiểm mới được coi là đã qua.
Giới phân tích cho rằng, Singapore vẫn có cơ hội để kiểm soát tốt mọi thứ, nhờ vào quy mô nhỏ, chính phủ vững mạnh và hệ thống y tế được đầu tư tốt. Nhưng các trường hợp nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở Singapore tăng đột biến gần đây sẽ là bài học cho phần còn lại của thế giới. Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy, việc nới lỏng hạn chế quá sớm có thể gây tác dụng ngược./.
Hồng Anh
Mỹ thúc đẩy diễn tập chung ở Thái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực, khẳng định các hoạt động trong năm 2020 tập trung vào hiện diện hải quân lẫn không quân.
Trả lời các phóng viên khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày 10/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Các vấn đề Quân sự - Chính trị Clarke Cooper cho biết phái đoàn Mỹ cử đến triển lãm quốc phòng Singapore Airshow 2020 là lần hiện diện quốc tế với số lượng đông đảo nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu tham gia.
"Điều này chứng tỏ cụ thể quan hệ song phương thân thiết và sâu sắc giữa chúng tôi với Singapore, đồng thời thể hiện cam kết với khu vực cũng như tất cả các nước về xây dựng không gian tự do và mở, để mọi nước được đảm bảo tự do hàng hải và tự do lựa chọn", ông chia sẻ.
Hải quân các nước ASEAN và Mỹ phối hợp diễn tập nhiều tình huống thực binh trên biển trong khuôn khổ AUMX 2019. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Thúc đẩy tự do hàng hải
Đề cập đến những hoạt động sắp tới nhằm hỗ trợ duy trì tự do hàng hải, Trợ lý Ngoại trưởng Clarke Cooper nhấn mạnh tầm quan trọng của tập trận và huấn luyện với các nước trong khu vực. Ông nhận định hoạt động tàu quân sự ghé thăm cảng các nước cũng gửi đi thông điệp cụ thể về tự do hàng hải.
Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định sự hiện diện hải quân và không quân của mình tại khu vực thông qua các hoạt động huấn luyện song phương hoặc diễn tập với nhiều nước tham gia.
"Chúng tôi đã làm việc với một số đối tác trên toàn khu vực Thái Bình Dương để mở rộng một số cơ hội. Chúng tôi cũng làm việc với các nước ASEAN và tất cả đều muốn đảm bảo một không gian thịnh vượng và ổn định, duy trì khu vực tự do và mở về phương diện hàng hải và thương mại. Đây là lợi ích chung của tất cả các bên", ông Cooper cho biết.
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy những hành động quấy rối và cưỡng ép từ các tàu thuyền hoạt động bất hợp pháp. Tự do hàng hải hay sự hiện diện của các lực lượng hải quân là nhằm duy trì cách hành xử đúng đắn và ủng hộ những bên tuân thủ đúng luật pháp trên biển", trợ lý ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Lo ngại lộ công nghệ với Trung Quốc, Nga
Khi được hỏi về cạnh tranh mua bán quốc phòng giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc, Trợ lý Ngoại trưởng Cooper chia sẻ nước Mỹ không muốn tạo mới hay thay đổi cách tiếp cận phối hợp của riêng mỗi quốc gia trong xây dựng năng lực phòng vệ, đảm bảo có đủ những yếu tố cần thiết để duy trì chủ quyền.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Các vấn đề Quân sự - Chính trị Clarke Cooper. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Điều chúng tôi mong muốn giảm thiểu là việc xuất hiện một số hệ thống hoặc vũ khí nhất định có khả năng đe dọa công nghệ trong các hệ thống khí tài do Mỹ chế tạo, thiết kế. Chúng tôi cũng không muốn những cơ hội hợp tác sản xuất chịu rủi ro. Moscow hoặc Bắc Kinh có thể lợi dụng hợp tác sản xuất và nghiên cứu tìm kiếm những công nghệ và thông tin quan trọng", ông cho biết.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ lưu ý chính sách của nước này là "bảo vệ những công nghệ độc nhất mà Mỹ chỉ chia sẻ với các đối tác thân thiết", và đặc biệt là những đối tác sẵn sàng tiến đến quan hệ chia sẻ qua lại.
Khả năng trừng phạt đối tác vi phạm chỉ xảy ra khi nước còn lại mua một hệ thống khí tài trực tiếp thách thức. Ví dụ điển hình là thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ
"Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên nhóm nước mua F-35. Chúng tôi không muốn thương vụ S-400 và Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa một số công nghệ. Chính vì vậy chương trình F-35 không còn bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ", ông chia sẻ.
Theo news.zing.vn
Hội nghị ở Singapore phát tán virus corona ra các nước thế nào? Người đàn ông lây nhiễm virus corona cho 11 người sau khi tham dự hội nghị ở Singapore với 1 trong số những người tham gia tới từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Một người đàn ông Anh chưa rõ độ tuổi và danh tính nhiễm virus corona khi tham dự một hội nghị ở Singapore, sau đó lây lan mầm bệnh cho...