Tử hình đối tượng giết bảo vệ, cướp ngân hàng
Sáng nay (29-9), TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Bá Quỳnh (SN 1983, trú ở thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) mức án tử hình về tội “Giết người”.
Cáo trạng truy tố Nguyễn Bá Quỳnh thể hiện, do nợ nần tiền chơi cờ bạc, ngày 10/11/2011, đối tượng nảy sinh ý định đột nhập vào Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Bình Đà, thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (gọi tắt là Phòng giao dịch Bình Minh) để giết bảo vệ, cướp tiền.
Nguyễn Bá Quỳnh tại tòa
Thực hiện ý đồ, Quỳnh đến thuê trọ ở gần phòng giao dịch này để “thám thính”. Ngay sau đó, đối tượng ra chợ Hà Đông mua dao, bình ô xy, đầu khò và một số vật dụng khác làm phương tiện gây án. Khoảng 20h ngày 11/11/2011, đối tượng vượt tường và mang “đồ nghề”, rồi nấp vào nhà vệ sinh của Phòng giao dịch Bình Minh. Đến 23h30, Quỳnh cầm dao đi vào phòng bảo vệ. Tại đây, đối tượng thấy ông Nguyễn Tiến Văn – nhân viên bảo vệ Phòng giao dịch Bình Minh nằm ngủ nên đã đâm liên tiếp nhiều nhát vào ngực, làm nạn nhân chết ngay tại chỗ.
Xác định ông Văn đã chết, đối tượng lục soát lấy của nạn nhân chiếc ĐTDĐ và chùm chìa khóa. Sau đó, Quỳnh vần bình gas, “đèn khò” đến cắt thủng 1 góc cửa cuốn của Phòng giao dịch Bình Minh để chui vào bên trong cậy phá lấy tài sản. Nhằm tránh bị phát hiện, ngay khi “lọt” được vào bên trong, đối tượng đã cắt đứt dây dẫn chuông báo động. Tiếp đến, Quỳnh tìm đến chỗ các két sắt tại phòng giao dịch dùng “đèn khò” cậy phá. Tuy nhiên đối tượng đã buộc phải “bó tay” vì các “hòm” đựng tiền quá chắc chắn.
Không lấy được tiền tại Phòng giao dịch Bình Minh, Quỳnh thu dọn công cụ gây án, ra phòng bảo vệ lấy chiếc xe máy Wave RS, BKS 33N7-1573 của ông Văn, rồi bỏ trốn. Ngày 14/11/2011, đối tượng bị lực lượng công an bắt giữ tại một nhà nghỉ ở huyện Phú Xuyên.
Video đang HOT
Tại tòa, bị cáo thành khẩn khai nhận tội và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, xét thấy hành vi của Nguyễn Bá Quỳnh là đặc biệt nguy hiểm, bị cáo có nhân thân xấu, không còn khả năng giáo dục và cải tạo nên TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt đối tượng tử hình về tội “Giết người”, 10 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt, kẻ giết người cướp tài sản tại ngân hàng này phải chấp hành chung là tử hình.
Theo Dantri
Tuyên án tử kẻ trộm không thành, đòi... bồi thường rồi giết người
Nghe vị công tố viên luận tội giết người của đối tượng Nguyễn Hữu Nghĩa (SN 1982, ngụ đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) trong phiên xử lưu động vào ngày 17/8 vừa qua, hàng ngàn người chứng kiến phiên xử không khỏi phẫn nộ.
Đang lay hoay "luộc" bình ắc quy trên xe tải, bị gia đình chủ xe phát hiện, Nghĩa đã bỏ chạy rồi mấy ngày sau ngang nhiên quay lại đòi... bồi thường cho đôi dép và chiếc điện thoại hắn làm rơi trong lúc bị đuổi. Không được đáp ứng yêu cầu ngang ngược, gã vung dao cướp mạng một người trong gia đình khổ chủ.
Nguyễn Hữu Nghĩa bị tuyên mức án tử hình
"Đệ nhất Chí Phèo"
Khoảng 2h ngày 15/11/2011, Nghĩa đến nhà ông Trần Văn Nam (số 216, đường Vạn Kiếp, Phường 3, quận Bình Thạnh) để trộm bình ắc quy xe tải. Trong khi đang lay hoay tháo bình ra khỏi xe, tên trộm bị con trai và em họ của chủ nhà phát hiện, hô hoán nên hắn bỏ chạy.
Tuy nhiên, những ngày sau đó tên trộm này thường đến trước nhà ông Nam chửi và hăm dọa đồng thời yêu cầu gia đình nạn nhân phải bồi thường cho hắn một điện thoại di động, một đôi dép. Nghĩa đưa ra lý do hết sức "củ chuối": "Khi bị nhà ông đuổi, tôi bỏ chạy và đã làm rơi những đồ trên". Đương nhiên yêu cầu của đối tượng "vừa ăn cướp, vừa la làng" đã không được chấp nhận.
Khoảng 23h30 ngày 18/11, nghĩa là 3 ngày sau khi bị bắt quả tang ăn trộm, Nghĩa cầm một mã tấu vào cửa nhà nạn nhân thách thức: "Tụi bây thích chơi không?". Ông chủ nhà này cứng rắn: "Chuyện gì vậy?". Mất "nhuệ khí", Nghĩa thất thểu bỏ về. Tuy nhiên, "càng nghĩ càng thấy tức", gã lưu manh quyết tâm "ăn thua đủ", về nhà lấy con dao tự chế bỏ vào túi quần, tiếp tục đi đến gia đình trên móc dao ra hăm dọa.
Người em họ chủ nhà vừa từ trong nhà đi ra thì bị Nghĩa cầm dao đuổi đánh. Anh này bỏ chạy thì gã côn đồ đuổi theo truy sát. Chạy đuổi theo được một đoạn thì Nghĩa bị ngã. Thấy vậy, người em họ quay lại vác cây lau nhà vụt Nghĩa hai nhát, không ngờ gã côn đồ vùng dậy vung dao đâm hai nhát vào vùng bụng nạn nhân. Nạn nhân được đưa vào bệnh viện nhân dân Gia Định cấp cứu nhưng do vết đâm quá hiểm hóc nên đã tắt thở ít giờ đồng hồ sau.
Sáng 17/8, tại khu chung cư Miếu Nổi, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên toà lưu động xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Nghĩa tội danh "giết người". Theo lý lịch trong cáo trạng, đối tượng này trước đó đã có một tiền án về tội "tàng trữ trái phép chất ma túy", bị xử phạt 30 tháng tù giam, mới mãn hạn ngày 17/06/2011.
Trước vành móng ngựa, Nghĩa luôn miệng cho rằng do hắn bị đuổi đánh nên hắn mới đâm nạn nhân như vậy. Nhưng khi chủ tọa hỏi "lý do gì mà đi ăn trộm bị người ta bắt gặp, bị cáo lại còn mang dao đến nhà người ta gây sự ăn vạ đòi tiền?" thì bị cáo này không trả lời được. Tòa tuyên án tử hình với bị cáo "đầu trộm đuôi cướp cuối cùng sát nhân" này.
Điều làm nhiều người dân trăn trở là thường tâm lý của bọn tội phạm bao giờ cũng lén lút, sợ hãi khi bị phát hiện nhưng trong vụ án này đối tượng không hề run sợ mà còn ngông cuồng quay lại chửi bới, hăm dọa gia đình nạn nhân đòi... bồi thường. Rồi khi bị từ chối, gã không ngần ngại mang dao đến tận nhà thách thức. Lý do gì đối tượng này dám ngang ngược như vậy?.
Hậu quả đau lòng từ quan niệm "tự xử"
Mang nỗi băn khoăn nêu trên tìm tới gia đình nhà nạn nhân để tìm câu trả lời. Thật bất ngờ khi người dân ở đây cho biết, gia đình nạn nhân này đã trả nhà chuyển về quê từ mấy tháng nay, lý do được giải thích là do họ sợ ... bị trả thù. Lại thêm một điều bất hợp lý nữa: Lúc đầu thì thì kẻ gian uy hiếp người ngay sau gia đình bị hại sợ trả thù.
Con đường Vạn Kiếp ở quận Bình Thạnh chỉ dài chừng 1 km, là khu dân cư đã có từ lâu năm nên hầu hết những người dân trên con đường này đều biết nhau. Tất nhiên, mọi người không lạ gì đối tượng Nghĩa, trước kia được mệnh danh là "hung thần". Nhiều người sống ở đầy thường tâm niệm "một điều nhịn là chín điều lành" đối với tay du côn này.
Một chị hàng nước gần chợ Vạn Kiếp thở dài: "Nó (ý nói Nghĩa - PV) đi rà rà trên đường này suốt, người dân ở đây ai cũng ngán. Nó muốn lấy thứ gì là lấy thứ đó, ít người dám ngăn cản". Chị này kể, mọi người ở trong khu cũng "biết điều" nên thường cất đồ đạc cho cẩn thận, chẳng may mà có mất thì đành ngậm ngùi "tại mình chưa cẩn thận". Người lạ đến đây không biết chuyện, cứ để đồ đạc, xe cộ hớ hênh trong nháy mắt là biến mất. Nhiều người tận mắt nhìn thấy Nghĩa lấy cắp cũng im lặng không dám lên tiếng.
Một bác trung niên ngồi trong quán nước hoài nghi: "Có thật là tử hình không?". Khi được khẳng định "tòa đã tuyên rồi" thì bác đăm chiêu "nhưng còn phúc thẩm, còn làm đơn xin ân xá nữa". Qủa thật những người dân ở đây sợ "hung thần" này một cách ám ảnh.
Không tìm được gia đình bị hại trong vụ án tréo ngoe này, tuy nhiên, phóng viênPháp luật & Thời đại gặp được em gái của chủ nhà bị hại. Chị cho biết, gia đình nạn nhân ở Quảng Trị vào TP HCM lập nghiệp đã hơn 10 năm. Không đất đai, không nghề nghiệp, lại thêm 3 người con tuổi ăn tuổi học nên dù nai lưng làm ăn thì gia đình ông vẫn thiếu trước hụt sau. Dồn tất cả vốn liếng, cộng thêm vay mượn khắp nơi, gia đình mới mua được một chiếc xe tải hạng nhỏ để chở hàng thuê.
Trước khi xảy ra sự việc, chiếc xe tải này đã bị trộm lấy mất bình ắc quy một lần. Vật bị mất trị giá mấy triệu đồng, bằng thu nhập của cả gia đình một tháng nên sau vụ mất đó, nạn nhân cẩn thận hàn khung sắt để bảo vệ. Hôm Nghĩa đến trộm, khi hắn đang lay hoay phá khung sắt để lấy bình thì bị con ông Nam phát hiện và đuổi đi.
Tuy nhiên, có thể do hiểu biết pháp luật còn ít, hay do tính nhu nhược cam chịu nên dù bắt quả tang kẻ trộm đồ nhà mình mà ông Nam vẫn không báo công an, chỉ thở phào "may không mất". Cả đến khi gã lưu manh "không sợ trời, không sợ đất" dám xông thẳng vào nhà ông để khăng khăng đòi bồi thường đôi dép hắn cho rằng "hạng sang" trị giá hơn một triệu đồng và chiếc điện thoại hắn làm rơi mất khi chạy, gia đình nạn nhân cũng không báo chính quyền. "Mềm nắn rắn buông", đối tượng côn đồ thấy vậy thì càng lấn sâu ngang ngược.
Người nhà nạn nhân tâm sự: "Người bị sát hại hôm đó là em con cậu ruột tôi, là lao động chính trong nhà, mới vào Sài Gòn tìm việc làm thuê được hai tuần thì bị cướp mạng. Hôm đám tang, người dân ở khu này dù chưa quen nhau nhưng thương cảm nên ai cũng đến phúng điếu em nó. Cái chết của em nó khiến ai cũng thương tâm, thêm bất bình với thằng "đầu trộm đuôi cướp"".
Bị cáo Nguyễn Hữa Nghĩa đã phải nhận hình phạt cao nhất cho hành vi côn đồ ngang ngược, xem thường luật pháp. Bản án nghiêm khắc này đã khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và củng cố niềm tin của người dân.
Vụ án cũng gióng lên một hồi chuông báo động, cảnh báo mọi người về ý thức phòng chống tội phạm, nên trình báo cơ quan chức năng ngay khi phát hiện hành vi vi phạm, không nên cam chịu "hoặc tự xử" để phải nhận lấy những hậu quả không đáng có như trong trọng án nêu trên.
Theo VNE
Đi tù vì... đánh chết trộm Bắt được kẻ ăn trộm, thay vì giao cho cơ quan chức năng để giáo dục, xử lý, người dân lại hò nhau đánh cho... hả giận. Những trận đòn hội đồng ấy khiến cho không ít kẻ ăn trộm nhẹ thì phải nhập viện, nặng thì dẫn đến tử vong. Còn với những người tham gia bắt trộm, chỉ vì phút nông...