Tử hình 24 người đốt rừng
Chính quyền Syria tử hình 24 người và tuyên án gần 20 người bị kết tội cố tình gây ra các vụ cháy rừng chết người mùa hè năm ngoái.
Những người bị tử hình hôm 20/10 bị kết tội “thực hiện các hành động khủng bố dẫn đến chết người, phá hoại cơ sở hạ tầng quốc gia cũng như tài sản công và tư bằng cách sử dụng vật liệu dễ cháy”, hãng thông tấn SANA hôm nay đưa tin.
11 người khác bị kết án lao động khổ sai suốt đời, 4 người bị lao động cưỡng bức tạm thời và 5 trẻ vị thành niên bị tuyên án 10-20 năm tù về các tội danh tương tự.
Danh tính các phạm nhân không được tiết lộ. SANA cũng không cung cấp thông tin về địa điểm hay cách thức tử hình.
Video đang HOT
Người đàn ông đang cố dập tắt đám cháy rừng ở Hama, Syria tháng 8/2020. Ảnh: AFP .
Các nghi phạm được xác định cuối năm ngoái trong cuộc điều tra của Bộ Nội vụ về cháy rừng ở các tỉnh Latakia, Tartus và Homs.
“Họ thú nhận gây ra hỏa hoạn tại một số địa điểm ở ba tỉnh và cũng thú nhận đã nhóm họp với nhau để lập kế hoạch đốt rừng”, xảy ra liên tục vào tháng 9 và tháng 10/2020.
Giới chức ghi nhận 187 vụ cháy ảnh hưởng đến 280 thị trấn và làng mạc năm ngoái, tàn phá 13.000 ha đất nông nghiệp và 11.000 ha đất rừng, đồng thời làm hư hại hơn 370 ngôi nhà. Ít nhất ba người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Luật pháp Syria quy định hình phạt tử hình đối với các tội gồm khủng bố, phóng hỏa và đào ngũ, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế. Án tử hình thường được thực hiện bằng cách treo cổ.
Interpol dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với chính quyền Syria
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ngày 7/10 cho biết đã cho phép Syria tham gia trở lại mạng lưới trao đổi thông tin của tổ chức này, qua đó dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được áp đặt từ năm 2012.
Binh sĩ Syria sau khi giành quyền kiểm soát thị trấn Um al-Mayathen, cách thành phố Daraa khoảng 10km về phía Đông ngày 8/7/2018. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tuyên bố của Interpol nêu rõ theo khuyến nghị từ trụ sở Ban Tổng thư ký của tổ chức này, Ủy ban điều hành Interpol xác nhận rằng các biện pháp hạn chế đối với Syria sẽ được dỡ bỏ. Động thái đó đồng nghĩa với việc Syria lại có thể nhận và gửi thông tin trực tiếp với các văn phòng quốc gia khác thuộc Interpol. Những quyền tiếp cận này đã bị đình chỉ từ năm 2012 dựa trên các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Damascus. Tuy nhiên, Syria không có quyền như một quốc gia thành viên là phát lệnh bắt giữ quốc tế "Cảnh báo đỏ", thay vào đó Damascus có thể yêu cầu Ban Tổng thư ký Interpol làm điều này. Syria gia nhập Interpol vào năm 1953.
* Cũng liên quan vấn đề Syria, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gia hạn thêm 1 năm lệnh trừng phạt của nước này vốn áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2019. Tuyên bố của ông Biden nêu rõ tình hình ở Syria và xung quanh nước này, đặc biệt là những hành động của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Bắc Syria, đang làm suy yếu chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, cũng như gây nguy hiểm cho dân thường và đe dọa phá hoại hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.
Việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2019 là do hành động quân sự của Ankara triển khai tại Syria và chiến dịch chống lại lực lượng người Kurd tại quốc gia Trung Đông này. Theo đó, Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt các cá nhân và thực thể của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng cùng một số quan chức khác.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan Erdogan cho biết ông Joe Biden là Tổng thống Mỹ đầu tiên mà ông không thể thu xếp được một cuộc đối thoại chính thức. Ông cáo buộc chính quyền hiện tại của Mỹ tiếp tục gây sức ép cho Thổ Nhĩ Kỳ do nước này mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Cuộc đào thoát gây chấn động của tử tù David McMillan là người phương Tây duy nhất trốn thoát khỏi nhà tù Klong Prem Central, được ví Bangkok Hilton, vào năm 1996. Ở tuổi 65, cựu tù người Anh - Australia kể lại cuộc đào thoát sống còn trên The Sun Online, ngày 27/9. David McMillan ước có thời tuổi trẻ ý nghĩa hơn và thấy "xấu hổ" vì đã không làm...