Tự hào Việt Nam khác biệt, sức sống phủ khắp trên khán đài…
Trong niềm vui và biết ơn được trở về với ‘cuộc sống bình thường mới’, càng thấy yêu và tự hào hơn một Việt Nam khác biệt, với sức sống bóng đá phủ khắp trên các khán đài cả nước…
Việt Nam chiến thắng, Việt Nam vô địch, những câu khẩu hiệu rất quen thuộc mà chúng ta vẫn dùng để cổ vũ các chiến binh áo đỏ mỗi khi bước vào một trận đấu, hay cuộc chơi.
Việt Nam tự hào với điều ‘bình thường mới’ giản dị nhưng là niềm mơ ước của bao giải đầu hàng đầu trên thế giới không thể có
Nhưng giờ nó không chỉ gói gọn trong nhịp lăn của quả bóng tròn mà gặt được những thứ còn lớn lao hơn thế: biểu tượng chiến thắng của cả dân tộc, thắng trong cuộc chiến đầy cam go bủa vây cả thế giới: đại dịch Covid-19.
Có đi qua những nguy nan, cùng một nỗi khó khăn chung của nhân loại, mới càng thấu Việt Nam thần kỳ, kịp thời và thần tốc ra sao.
Ngoài việc nhiều ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào trong cộng đồng, thì chúng ta cũng nằm trong ít những quốc gia không để xảy ra ca tử vong nào. Các bác sĩ Việt Nam nơi đầu tuyến thật tuyệt vời, tất cả chúng ta đều tuyệt vời, đã cùng chung tay và tin tưởng vào những người dẫn đầu để chiến thắng đại dịch.
Và đây là tình yêu bóng đá trên sân Thiên Trường
Việc trái bóng được lăn trên các sân cỏ cả nước từ Thiên Trường, Lạch Tray, hay Hàng Đẫy, Thống Nhất,… với các cầu thủ 12 trên khán đài, trong những ngày qua là minh chứng hùng hồn nhất cho sức sống bóng đá trở lại, trở lại một cách mạnh mẽ.
Chắc chắn trận cầu đinh Hà Nội tiếp HAGL tại Hàng Đẫy tối 6/6 sẽ diễn ra thật khác và thiếu lửa, nếu cầu thủ đôi bên phải thi đấu trong cảnh không có người hâm mộ cổ vũ, đầy ắp như thế.
Ở đâu tại Đông Nam Á có cảnh này? Không. Châu Á, cũng không, khi một số CLB tại Hàn Quốc phải dùng hình nộm trên khán đài và âm thanh giả để tạo cảm hứng cho cầu thủ.
Còn ở các giải đấu hàng đầu châu Âu? Ngoài Bundesliga trở lại trong tháng 5, thì những La Liga (Tây Ban Nha), Premier League (Anh) và Serie A (Italia) vẫn đang chạy đua, chuẩn bị tái khởi tranh lần lượt vào 11, 17 và 20/6 tới đây. Nhưng tất cả họ đều không có điều ‘bình thường mới’ như tại Việt Nam: âm thanh, sắc màu của CĐV trên khán đài!
Còn tại Bundesliga (Đức) là như thế này đây…
Các trận đấu bóng đá diễn ra sau những cánh cửa đóng kín thì còn gì được xem là môn thể thao Vua. Chính vì thế, hình ảnh sân cỏ, sức sống của người Việt Nam với bóng đá đang là niềm mơ ước, thèm muốn của bất cứ giải đấu lớn nào trên hành tinh.
Video đang HOT
Messi hay Ronaldo, Barca, Real Madrid, Juventus hay Liverpool của Jurgen Klopp với sức mạnh như vũ bão tại Premier League, chờ đợi 30 năm mới sắp chạm ngôi vô địch thì tất cả đều phải chơi trước những khán đài trống!
Bóng đá đang trở lại sau dịch Covid-19 ở khắp mọi nơi, nhưng Việt Nam tôi rất khác, theo một cách đáng tự hào, hân hoan và rực rỡ.
Chức vô địch World Cup mờ ám nhất lịch sử
Giải đấu năm 1978 trên đất Argentina bị đánh giá như kỳ World Cup đen tối nhất trong lịch sử, với chiếc cúp vàng thuộc về đội chủ nhà.
Italy từng vô địch World Cup 1938 với rất nhiều điều tiếng, tuyển Anh lần đầu lên đỉnh thế giới năm 1966 nhờ "bàn thắng ma" lịch sử, kỳ tích năm 2002 của Hàn Quốc bị vấy bẩn bởi những quyết định của trọng tài.
Tuy nhiên, xét về độ mờ ám và "thủ đoạn", tất cả đều kém xa chức vô địch World Cup 1978 của Argentina.
Tướng Videla (thứ hai từ phải sang) trao chức vô địch World Cup 1978 cho Argentina. Ảnh: Getty.
Tham vọng của nhà độc tài
Một buổi chiều đẹp của ngày đầu tháng 6 năm 1978, sân vận động El Monumental ở thủ đô Buenos Aires chứng kiến sự xuất hiện của hàng trăm đứa trẻ trong những bộ đồng phục ngay ngắn.
Chúng di chuyển trật tự vào những chỗ ngồi đã được sắp sẵn trên khán đài. Trên trời, hàng trăm chú chim bồ câu được thả ra bay lượn. World Cup 1978 đã đến Argentina.
Vài phút trước đó, tướng Jorge Rafael Videla, nhà độc tài của Argentina tuyên bố khai mạc giải đấu trước sự hiện diện của hơn 80.000 khán giả. Ông khẳng định giải đấu sẽ diễn ra hoà bình, trung thực, với tinh thần thể thao và không chịu tác động của bất kỳ thế lực chính trị nào.
Vài tuần sau, rất ít người còn tin vào những lời thốt ra từ miệng viên tướng đang nắm quyền lực tột đỉnh tại Argentina.
FIFA đã hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích khi trao quyền đăng cai World Cup 1978 cho Argentina. Videla, giống như nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác thời bấy giờ, không mấy hứng thú với bóng đá.
Tuy nhiên, ông đã nhìn thấy cơ hội về viễn cảnh nước nhà giành được quyền tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Một khoản tiền lớn được chi ra, và bộ mặt của đất nước sẽ trở nên đẹp đẽ hơn trong mắt công chúng.
Trên sân cỏ, Cesar Luis Menotti được trao quyền dẫn dắt ĐTQG Argentina. Giới bóng đá nước nhà rất nể trọng người HLV gầy gò này. Ông là một triết gia, một nhà chiến thuật bóng đá hàng đầu thế giới ngày ấy. Đội Huracan của ông đã vô địch quốc gia năm 1973 với thứ bóng đá hiện đại và tân tiến thời điểm đó.
Ngày nay, Menotti được nhìn nhận như một trong những chiến thuật gia huyền thoại của môn thể thao vua. Tuy nhiên, người ta nói rằng Menotti thực ra được đánh giá cao bởi những phát ngôn và triết lý bóng đá trên giấy của mình, hơn là các danh hiệu.
Di sản chói lọi nhất của Menotti trên sân cỏ, chức vô địch World Cup 1978 mang đến rất nhiều tranh cãi.
Kể từ khi bắt đầu giải đấu, tướng Videla đã liên tục cảnh báo và nhắc nhở những người làm bóng đá nước nhà phải tạo ra những chiến thắng. Trong trận khai mạc của Argentina, Hungary thể hiện sức mạnh và vượt lên dẫn trước chỉ sau 9 phút. Argentina vùng dậy và ghi bàn thắng quyết định ở phút 83. Trận đấu kết thúc với 2 cầu thủ Hungary bị đuổi khỏi sân.
10 ngày trước khi World Cup 1978 được khai mạc, HLV Lajos Baroti của Hungary đã công khai nói rằng mọi thứ dường như đang ủng hộ Argentina trước thềm giải đấu. Baroti sợ rằng các trọng tài sẽ ủng hộ đội chủ nhà.
Giới quan sát nhận định, sự thành công trên sân của ĐTQG Argentina sẽ đem lại những lợi ích tài chính quan trọng cho giải đấu. Sau trận thắng Hungary, một quan chức Argentina sợ rằng đội nhà có thể rơi vào bảng tử thần. Những người khác đáp lại với nụ cười.
Trong nhà giam, những lính gác buộc vài tù nhân bướng bỉnh phải cổ vũ và hát theo mỗi khi đội nhà tấn công. Với một số tù nhân khác, bóng đá giúp họ quên đi thực tại khốn khổ của mình. Italy đánh bại Pháp trong trận mở màn của hai đội.
Kempes ghi bàn cho Argentina trong trận chung kết gặp Hà Lan. Ảnh: Reuters.
Những tay cầu thủ có thai
Ởtrận đấu tiếp theo, Argentina phải đối đầu với Michel Platini và các đồng đội. Argentina được tặng một quả phạt đền sau một tình huống gây tranh cãi, một pha bóng mà đã xảy ra trong vòng cấm đội chủ nhà rất nhiều lần trong trận đấu, nhưng các trọng tài luôn bỏ qua. Argentina thắng Pháp chung cuộc 2-1.
Nhiều năm sau, một cuộc gọi nặc danh tự xưng là cựu tuyển thủ quốc gia Pháp gọi đến L'Equipe và khẳng định FIFA đã làm ngơ để cầu thủ Argentina sử dụng amphetamine, một chất doping thời đó.
"Chúng tôi có thể nghe tiếng la hét của họ trong phòng thay đồ", tay cựu cầu thủ Pháp nói. "Họ phải làm ấm cơ thể trước 2 giờ khi trận đấu diễn ra. Khi FIFA lấy mẫu nước tiểu, các kết quả y tế cho thấy vài cầu thủ Argentina thậm chí đã có thai (tác dụng phụ của amphetamine).
World Cup 1978 vẫn còn tuân theo thể thức thi đấu vòng tròn để chọn ra 4 đội xếp đầu các bảng đá chung kết và tranh hạng ba. Hà Lan, Italy, Tây Đức và Áo vượt qua vòng bảng đầu tiên để tạo thành bảng A ở vòng hai. Trong khi, bảng còn lại có sự hiện diện của đội chủ nhà được đánh giá nhẹ ký hơn với Peru, Ba Lan và Brazil.
Hà Lan mạnh vượt trội ở bảng A, trong khi mọi thứ ở bảng B khá căng thẳng. Argentina hoà Brazil 0-0 và cả hai đội bước vào loạt đấu cuối cùng để phân định cho ngôi vị đầu bảng, với tấm vé vào chơi trận chung kết gặp đội bóng xứ sở hoa tulip.
4 giờ 45 phút chiều theo giờ địa phương, Brazil thắng Ba Lan 3-1 và chỉ biết ngồi chờ kết quả trận đấu giữa Argentina và Peru sẽ diễn ra hơn 2 tiếng đồng hồ sau đó.
Liệu có phải ngẫu nhiên khi ban tổ chức đã sắp xếp các trận đấu diễn ra như thế? Argentina chỉ cần thắng Peru với tỷ số 4-0 là sẽ vào chơi trận chung kết nhờ hơn hiệu số bàn thắng-bại. Peru đã hết hy vọng và chỉ ra sân với ý nghĩa thủ tục.
Argentina nã vào lưới đội khách 6 bàn không gỡ, đúng bằng tổng số bàn thua của Peru trong 5 trận đấu trước đó ở World Cup. HLV trưởng Brazil gọi trận đấu đó là một nỗi ô nhục.
Nhiều năm sau, một thượng nghị sĩ Peru tuyên bố rằng kết quả trận đấu được dàn xếp nhờ một thoả thuận giữa chính quyền hai nước liên quan đến tiền, lương thực và nhiều thứ khác.
Bức tranh mờ ám của trận đấu tiếp tục được phủ bóng đen lên sau thông tin cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đã tham gia với tướng Videla trong một cuộc diễu hành trước trận đấu.
Kissinger và Videla được cho đã đến phòng thay đồ của đội Peru và tuyên bố với các cầu thủ về việc giải đấu này quan trọng như thế nào với Argentina, đồng thời nhấn mạnh giá trị của sự đoàn kết của các nước Mỹ Latin.
Argentina vùi dập Peru với tỷ số không tưởng thời bấy giờ: 6-0. Ảnh: Getty.
Tai tiếng
Trận chung kết lịch sử cuối cùng cũng diễn ra. Người Hà Lan, với thứ bóng đá tổng lực và sáng tạo được đánh giá cao hơn về mặt lý thuyết. Không lâu trước giờ thi đấu, LĐBĐ Argentina đã thành công trong việc thuyết phục FIFA đổi trọng tài chính điều khiến trận đấu, Abraham Klein người Israel.
Đội chủ nhà sợ mối liên kết chặt chẽ giữa hai nước Israel và Hà Lan thời bấy giờ sẽ ảnh hưởng đến họ. Hơn nữa, trọng tài Klein chính là người đã bắt trong trận thua duy nhất của Argentina tại giải năm nay, trận thua 0-1 trước Italy.
Cuối cùng, một trọng tài người Italy được chỉ định. Tổ tiên của nhiều công dân Argentina chính là những người di cư từ "đất mẹ" Italy, và dễ hiểu khi quyết định này khiến đội chủ nhà cảm thấy hào hứng.
Một giai thoại kỳ quái kể lại rằng chiếc xe bus chở đội Hà Lan đã được đưa đi dạo quanh một vòng thủ đô Buenos Aires trước khi trận đấu diễn ra. Các cầu thủ Hà Lan được chứng kiến đám đông thù địch trên đường phố, và có thể đã tưởng tượng ra viễn cảnh kinh khủng nào đó nếu họ đánh bại đội chủ nhà. Họ đến sân muộn 5 phút.
Với bầu không khí điên rồ trên sân, các cú tắc bóng của người Argentina diễn ra như mưa. Mario Kempes mở tỷ số ở phút 38, người Hà Lan nhanh chóng kiểm soát trận đấu và tạo ra vô số cơ hội.
Nỗ lực của họ được đền đáp ở phút 82, khi Dick Nanninga đánh đầu gỡ hoà. Tinh thần thi đấu kiên cường (nhiều người nói rằng đó là tác dụng của amphetamine!?) đã giúp Argentina lấn lướt Hà Lan và ghi hai bàn trong thời gian của hiệp phụ.
Tiếng còi xe, pháo hoa và các bài hát tràn ngập đường phố. Đại tướng Videla trao cúp vàng cho thủ quân Daniel Passarella với gương mặt rạng rỡ. Argentina chưa bao giờ vô địch World Cup trước đây. Họ là một nền bóng đá mạnh, nhưng thua kém về vị thế nếu so với Brazil, Tây Đức hay thậm chí là Uruguay trong quá khứ.
Nhiều cầu thủ Argentina sau này nhận ra họ đã trở thành "công cụ" như thế nào cho giới chính trị gia. Ricky Villa tỏ ra hối tiếc. Leopoldo Luque tuyên bố lẽ ra World Cup 1978 không nên được tổ chức. Alberto Tarantini khẳng định lần bắt tay với Videla là lần ô nhục nhất trong đời mình. HLV Menotti không có gì hối tiếc, ông khẳng định mình đã nỗ lực hết sức.
Ba thập niên sau ngày ấy, người ta đã tổ chức một lễ kỷ niệm danh hiệu vô địch World Cup đầu tiên trong lịch sử Argentina. Một lá cờ khổng lồ in tên 30.000 là nạn nhân dưới thời Videla được đặt trên khán đài. Chỉ có 3 cầu thủ trong đội hình chiến thắng của Argentina xuất hiện trong buổi lễ ấy.
10 điều đáng quan tâm khi Bundesliga khởi tranh vào ngày mai Bundesliga là giải đấu đầu tiên ở châu Âu quay trở lại trong sự mong chờ của những người hâm mộ môn thể thao vua. Dưới đây là 10 điều đáng quan tâm của Bundesliga vào ngày mai (16/5). Bộ đôi tấn công rất đáng xem: Haaland và Sancho Ngoài bộ ba tấn công thuộc hàng bom tấn của Liverpool (gồm Mane, Salah...