Tự hào về mùa Thu cách mạng
Với tầm nhìn chiến lược sắc sảo và nhạy cảm chính trị thiên tài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941).
Dưới sự chủ trì của Người, Đảng đã quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến sinh mệnh của dân tộc.
Lán Nà Lừa (thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong những ngày Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội (1945).
DẤU ẤN LỊCH SỬ
Trung ương dự báo: Thắng lợi trong đại chiến thế giới thứ II sẽ thuộc về quân Đồng Minh và Liên Xô, mở ra cơ hội “đẻ ra nhiều nước XHCN”. Nhằm thúc đẩy thời cơ xuất hiện, chín muồi, Đảng chủ trương: “Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm”. Nhưng muốn thắng lợi, phải thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh). Mặt trận có trọng trách tập hợp, đoàn kết tất cả các lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp, khi thời cơ đến đứng lên giành chính quyền.
Với tư duy nhạy bén, sáng suốt, Hội nghị Trung ương 8 mở ra thời kỳ mới. Cả nước khẩn trương, tích cực chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho Tổng khởi nghĩa.
Chỉ trong một thời gian ngắn, căn cứ địa cách mạng được hình thành, phát triển rộng khắp. Từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ chính trị lên vũ trang, từ bí mật lên công khai và từ riêng lẻ đến liên hoàn. Căn cứ địa Cao Bằng đã lan rộng thành căn cứ địa: Cao Bắc Lạng Hà Tuyên Thái… Hàng triệu nhân dân được giải phóng, đó là đội quân chính trị hùng hậu của Đảng, cùng với đó là các lực lượng vũ trang từ các đội du kích đến Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập và lớn mạnh không ngừng.
Cuối tháng 7/1945, khí thế Tổng khởi nghĩa dâng trào, dù đang trong cơn sốt cao, khi tỉnh dậy, Người căn dặn: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Đó là khát vọng cháy bỏng, là ý chí sắt đá và là trách nhiệm cao cả của Người trước vận mệnh thiêng liêng của dân tộc.
Người chỉ thị gấp rút tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc và Quốc dân Đại hội: “Nên họp ngay và không nên kéo dài hội nghị, chúng ta phải tranh thủ từng giây phút” và kiên quyết: “Có thể còn thiếu một số đại biểu nào đó chưa về kịp cũng họp”.
Video đang HOT
Chấp hành mệnh lệnh của Người, từ 13 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị nhận định “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định lịch sử: Phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền!
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân khai mạc. 60 đại biểu của 3 miền Bắc, Trung, Nam, đại diện cho các ngành, các giới, dân tộc, tôn giáo, đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số Việt kiều. Quốc dân Đại hội Tân Trào là Hội nghị Diên Hồng trong thế kỷ XX, đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa; thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; bầu Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch. Sau Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”!
CẢ NƯỚC HÂN HOAN TRONG BÀI CA CHIẾN THẮNG
Lời của Bác là lời non nước, vang dậy núi sông, giục giã cả dân tộc vùng lên, quyết đấu tranh giành độc lập, tự do. Các tầng lớp nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo xa xôi nô nức, sôi động, biến cuộc đấu tranh thành ngày hội lớn của quần chúng; nhất tề đứng lên, như sóng xô bờ, buộc chính quyền Nhật và tay sai đầu hàng vô điều kiện. Tổng khởi nghĩa diễn ra như bão táp, quyết liệt nhưng ít đổ máu nhất và giành thắng lợi trên cả nước chỉ trong 2 tuần lễ. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền về tay nhân dân!
Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lời Tuyên ngôn đanh thép, bản hùng ca oanh liệt kết thúc thắng lợi ngót một thế kỷ ngoan cường chống thực dân, phong kiến. Lịch sử mãi vang vọng lời Người: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”!
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, dấu son in đậm vào lịch sử và là niềm tự hào chính đáng với chiến thắng trọn vẹn nhất. Dẫu thời gian có lùi xa, nhưng tinh thần Cách mạng Tháng Tám vẫn trào dâng, cả dân tộc Việt Nam vẫn vỡ òa hạnh phúc như những ngày đầu được sống trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH!
Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Cần nông dân đủ lực, sản phẩm đủ mạnh
Mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 2% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1 - 2% trong tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước...
Đó là mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ mà Chính phủ vừa phê duyệt.
Dù đó là những con số rất nhỏ, nhưng để đạt được lại không đơn giản.
Vừa qua, tại các địa phương đã có nhiều nông dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, trong số đó cũng có mô hình đã thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế nhiều doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm hữu cơ vẫn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về vốn và chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Nhiều lợi ích
Đến xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, hỏi anh Nguyễn Mạnh Thắng, ai cũng biết. Anh là người đầu tiên của xã thành công trong việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và đang thực hiện chuyển đổi sản xuất chè theo quy trình hữu cơ.
Đưa chúng tôi đi thăm những nương chè xanh mướt, anh Thắng say sưa nói về yếu tố cần thiết trong sản xuất sạch và lợi ích của sản xuất sạch mang lại cho nông dân... Anh Thắng cho biết, từ khi chuyển đổi phương pháp canh tác truyền thống sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giá trị cây chè đã được nâng lên từ 2 - 2,5 lần.
Để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, năm 2015, anh Nguyễn Mạnh Thắng quyết định thành lập HTX chè Ngân Sơn Trung Long. Đến tháng 3/2017, sản phẩm chè xanh của HTX chè Ngân Sơn Trung Long được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Chè xanh Trung Long".
Hiện nay, HTX chè Ngân Sơn Trung Long có 20ha chè, với 40 thành viên, 5,5ha chè sản xuất theo quy trình VietGAP, 3ha chè sản xuất theo quy trình hữu cơ, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng mỗi năm. HTX đã tạo việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Thắng cho hay: HTX chè Ngân Sơn Trung Long đang liên kết với các doanh nghiệp, HTX cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm chè cho thành viên và những hộ dân trồng chè tại địa phương.
Là một trong những mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ mới nổi ở Bắc Giang, ngoài áp dụng nhiều giải pháp trong chăn nuôi, HTX Nông nghiệp hữu cơ Bình Minh ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa còn đầu tư cơ sở giết mổ, máy móc sản xuất chuyên sâu, tạo ra các sản phẩm từ thịt lợn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tháng 5/2019, HTX đầu tư thêm nhiều máy móc hiện đại trị giá hơn 1 tỷ đồng để phục vụ giết mổ và chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Hiện thịt lợn và các sản phẩm sau chế biến từ thịt lợn của HTX được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Hà Nội.
Đến nay HTX Bình Minh đã liên kết ổn định với 5 cơ sở chăn nuôi trong và ngoài huyện với tổng số lợn xuất chuồng 12.000 con/năm. Anh Nguyễn Ngọc Hải - Giám đốc HTX Bình Minh cho rằng: "Giữa bối cảnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn hiện hữu, bên cạnh việc áp dụng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, HTX của tôi cũng đang đặt cám sản xuất theo phương thức riêng. Theo đó, thành phần trong thức ăn chăn nuôi khi sản xuất có thêm một số thảo dược, giúp lợn tăng sức đề kháng. Ngoài ra, tôi còn thiết kế công thức thức ăn chăn nuôi theo phần mềm FeedLIVE để cân đối chỉ số nhu cầu của lợn trong từng giai đoạn, khiến chất lượng thịt thơm ngon hơn, giá bán cao hơn lợn thường".
Anh Nguyễn Mạnh Thắng trong vườn chè sản xuất theo hướng hữu cơ ở SơnDương, Tuyên Quang. ảnh M.N
Các sản phẩm của HTX hiện nay bao gồm: Thịt lợn sơ chế đóng gói, giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, dăm bông... được người tiêu dùng đánh giá cao. Trung bình cơ sở giết mổ 40 con lợn/ngày. Được biết, trong năm 2019 doanh thu của HTX đạt hơn 20 tỷ đồng. Dù đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng giá trị gia tăng sau chế biến thịt lợn đạt thêm 300 triệu đồng.
Cần gỡ khó nhiều vướng mắc
Cách đây hơn 10 năm, doanh nghiệp của ông Phạm Như Ngũ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là một trong số ít doanh nghiệp đầu tiên ở địa phương chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ làm căn bản cho sản xuất. Thế nhưng giai đoạn đó hầu như không ai quan tâm đến sản phẩm hữu cơ và sẵn sàng đánh đồng sản phẩm này với những sản phẩm thông thường. Điều này khiến cho doanh nghiệp dù có tiềm lực khởi đầu mạnh như đơn vị của ông cũng chùn bước.
Cũng theo ông Ngũ, ngoài sự thiếu hụt về nguồn vốn, hiện việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thiếu nhiều chất xúc tác khác để ngành có thể hoàn thiện.
Trước mắt, đó là các quy định về diện tích sản xuất tập trung, tách biệt, có vùng đệm, cũng như con giống chất lượng cao, hạ tầng thiếu thốn, các quy định về tiêu chuẩn hữu cơ trong nước chưa tương thích với các quy định tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, ngay cả một trung tâm kiểm định và chứng nhận cũng chưa có để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân hoạt động.
Ngoài ra, các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật tư nông nghiệp hữu cơ như phân hữu cơ, nguồn vi sinh hợp chuẩn quốc tế chưa được chú trọng, cũng chưa có quy định cụ thể, rõ ràng.
Ông Ngũ cho hay: Ngành nông nghiệp hữu cơ trong nước vẫn còn yếu về khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến để đảm bảo nguồn dinh dưỡng sản phẩm ổn định, chưa áp dụng được nhiều công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất. Chính vì thế, để giải được bài toán này cần phải có sự vào cuộc quyết liệt cùng với các giải pháp đồng bộ từ nhiều bộ, ngành, các địa phương mới có thể tháo gỡ được.
Về việc Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, ông Phạm Như Ngũ bày tỏ: Làm nông nghiệp hữu cơ khó khăn nhưng khi có sản phẩm bán ra thịt trường bị đánh đồng như sản phẩm bình thường thì người sản xuất sẽ chán nản vô cùng và dễ bỏ cuộc. Chính vì thế, khi Chính phủ và các bộ, ngành cần phải xem xét giải quyết được thực trạng này mới mong thu hút được nhiều nông dân, doanh nghiệp tham gia.
Về đề án mới này, anh Nguyễn Mạnh Thắng tỏ ra rất vui mừng vì sản phẩm chè nằm trong số các sản phẩm được Nhà nước khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ.
Về việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, anh Thắng cho rằng: "Bên cạnh việc hỗ trợ, gỡ vướng mắc về vốn, đất đai, Nhà nước cần phải tiến hành đào tạo cơ bản đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, đủ năng lực và kỹ năng ứng dụng công nghệ cao, tạo dựng nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại giúp nông dân tăng thu nhập và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững".
Ủy viên Bộ Chính trị khoá mới gồm 17-19 người Hội nghị Trung ương 12 thống nhất trình Đại hội XIII số lượng ủy viên Trung ương khoảng 200 người. Số lượng ủy viên Bộ Chính trị giữ như khoá XII với 17-19 người. Thông tin được Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên cung cấp tại Hội nghị Báo cáo viên ngày 27/5, thông báo kết quả Hội nghị...