Tự hào sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam chế tạo
Tàu tên lửa Molniya do Việt Nam chế tạo có khả năng hủy diệt những tàu chiến “địch” cỡ khu trục hạm thậm chí là tuần dương hạm.
Từ ngày 5-11/9, Hội đồng nghiệm thu của Bộ Quốc phòng do Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh – Phó Tổng tham mưu trưởng chủ trì đã tổ chức nghiệm thu tàu tên lửa Molniya M5, M6 mang số hiệu 382, 383. Đây là hai tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Nga và Việt Nam được ký năm 2009.
Kết quả nghiệm thu cho thấy, hai tàu tên lửa được thi công đóng mới theo đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; các trang thiết bị lắp đặt chắc chắn, đầy đủ, đồng bộ; kiểm tra hoạt động tại bến đạt yêu cầu kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật, tính năng thử tải chạy trên biển đều đạt yêu cầu. Nghiệm thu các bài bắn vũ khí có trong biên chế được thực hiện đúng quy trình và đạt yêu cầu đề ra.
Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Uran đang được cẩu lên tàu tên lửa M6 chuẩn bị cho chuyến thử nghiệm trên biển.
Mỗi tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam được trang bị tới 16 quả tên lửa hành trình Uran-E có tầm phóng 130km.
Tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hùng dũng hành tiến trên biển.
Video đang HOT
Tàu được trang bị nhiều hệ thống radar hiện đại như radar tìm kiếm, phát hiện và bám bắt mục tiêu MR-352 Positiv-E với anten mạng pha nằm trên đỉnh cột buồm), radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống tăng Garpun-E, radar điều khiển hỏa lực pháo MR-123 Vympel. Trong ảnh, anten radar Garpun-E đang quay tròn 360 độ quét mục tiêu.
Kiểm tra pháo cao tốc phòng không CIWS AK-630 lần cuối trước bài bắn nghiệm thu.
Pháo hạm AK-176MA khai hỏa từng loạt đạn – đây cũng là loại pháo chủ lực trên hầu hết các tàu tên lửa hiện đại của Việt Nam hiện nay.
Pháo hạm AK-176MA đạt tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km, tầm bắn tối đa đến 15,5km. Pháo dược đánh giá có khả năng bắn chặn cả tên lửa chống hạm.
Cả hai bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 đồng loạt khai hỏa trên Biển Đông.
AK-630 có tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút là vũ khí chống máy bay, chống tên lửa hành trình chủ lực trên các tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam hiện nay. Loại vũ khí này được trang bị khẩu pháo 6 nòng AO-18 có uy lực vô cùng khủng khiếp, tầm bắn với mục tiêu trên không lên tới 4km, với mục tiêu mặt nước tới 5km.
Và đây là bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km mang đầu đạn nặng 145km. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Với 16 tên lửa, một tàu Molniya có thể hủy diệt một tàu khu trục thậm chí là tàu tuần dương của đối phương.
Theo Kiến Thức
Tàu tên lửa Molniya Việt Nam có mang được "sát thủ" Yakhont?
Câu trả lời là có, người Nga đã từng có phương án và thử nghiệm thành công việc tích hợp tên lửa chống hạm Yakhont/Oniks lên tàu tên lửa Molniya.
Thời gian gần đây, báo chí Nga tiếp tục loan tin khả năng Việt Nam tùy chọn đóng thêm một số tàu tên lửa Molniya nữa, nhưng thay đổi hệ thống vũ khí. Mà cụ thể là tên lửa chống hạm, thay thế tên lửa Uran-E bằng P-800 Yakhont hoặc Oniks hoặc Kalibr hoặc BrahMos. Trước đó, từ giữa 2015, Tổng giám đốc Cục thiết kế TW hàng hải Almaz Shlyakhtenko đã cho biết rằng, "Việt Nam đề nghị trang bị vũ khí mới (cho tàu tên lửa Molniya), muốn là các loại BrahMos hoặc Yakhont".
Tuy nhiên, với lượng giãn nước chỉ 500 tấn, liệu rằng tàu tên lửa Molniya có đủ khả năng triển khai nhiều tên lửa hành trình cỡ lớn như Yakhont hay Kalibr hay không? Bởi trên thế giới hiện không có tàu tên lửa nhỏ nào lắp đặt tên lửa cỡ lớn này.
Rất may, câu trả lời là có! Mà thực tế một phương án trang bị tên lửa Yakhont với tàu tên lửa Molniya đã được Nga triển khai từ cách đây gần 15 năm. Trong ảnh, hình ảnh tàu tên lửa Molniya bắn thử nghiệm tên lửa Yakhont/Oniks được trưng bày tại triển lãm MAKS-2003 tại Moscow.
Còn đây là mô hình tàu tên lửa Molniya tích hợp bệ phóng và radar dẫn bắn cho tên lửa hành trình Yakhont được trưng bày tại triển lãm MAKS-2011.
Đây thực sự là tin vui với Hải quân Việt Nam, nếu như Nga đã có sẵn phương án thiết kế trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng như Yakhont thì sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian triển khai dự án chế tạo tàu tên lửa Molniya nếu Việt Nam chấp thuận.
Cơ bản thì tàu tên lửa Molniya lắp Yakhont chủ yếu thay đổi về hệ thống tên lửa và bổ sung thêm một radar dẫn bắn phù hợp đặt trên nóc thượng tầng - đó chắc chắn là một radar rất lớn. Trong khi các hệ thống vũ khí còn lại gồm pháo hạm AK-176M, pháo phòng không AK-630 vẫn như cũ.
Với các tên lửa hạng nặng như Yakhont, các tàu tên lửa cỡ 500 tấn chỉ có thể triển khai tối đa 2 bệ phóng với 8 quả đạn được bố trí theo phương nghiêng.
Dù là số lượng tên lửa ít hơn tàu M với hệ thống Kh-35 Uran-E, nhưng bù lại Yakhont đem lại ưu thế lớn cho tàu tên lửa nhỏ. Tầm bắn lên tới 300km và tốc độ siêu vượt âm của Yakhont khiến tàu địch khó mà đánh trả.
P-800 Yakhont là phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình chống hạm Oniks do hãng NPO Mashinostroyeniya phát triển và đưa vào trang bị từ năm 2002 tới nay. Hiện Việt Nam đã có trong trang bị tên lửa Yakhont, nhưng là trên hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.
Một quả tên lửa hành trình chống hạm Yakhont có trọng lượng lên tới 3 tấn, dài 8,9m, đường kính 700mm, mang đầu đạn nặng 250kg.
Tên lửa đạt tầm phóng từ 120-300km (phiên bản nội địa lên tới 600km) với tốc độ bay siêu thanh Mach 2,8-3 sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm Ramjet kết hợp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn. Cách mục tiêu 50km, tên lửa tự dẫn hướng bằng radar chủ động.
Theo Kiến Thức
Nghiệm thu hai tàu tên lửa Molniya M5, M6 Sáng 22/08 tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên vùng biển Vũng Tàu, Tổng Công ty Ba Son đã tổ chức nghiệm thu cặp tàu tên lửa Molniya thứ ba (M5, M6) mang số hiệu 381, 382. Nghiệm thu hai tàu tên lửa Molniya M5, M6 Đây là 2 trong tổng số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Đề án 1241.8...