Tự hào nhưng vẫn cần điều chỉnh
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Program for International Student Assesment) có quy mô toàn cầu, được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở tuổi 15. Kết quả thi của Việt Nam khá cao trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong tốp 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm 500.
Dù sao, chỉ riêng việc tham gia PISA là một bước tiến tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục của nước ta. Kết quả mỗi đợt đánh giá của PISA được công khai trên thế giới. Nhiều nước đã không tham gia PISA vì không muốn bộc lộ sự yếu kém về kết quả làm bài của học sinh và thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng. Nhiều chuyên gia đã băn khoăn khi Việt Nam tham gia khảo sát PISA 2012, nhưng lúc bấy giờ Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân quyết định tham gia để nhìn vào thực tế chất lượng giáo dục, không ru ngủ mình. Việc sẵn sàng vượt qua những e ngại trên đã là thách thức đối với Việt Nam. Những dữ liệu thu thập được từ PISA là cơ sở để so sánh “mặt bằng” giáo dục nước ta với quốc tế, giúp chúng ta biết được điểm mạnh, điểm yếu, có thể hội nhập được với thế giới hay không và cần bổ sung, điều chỉnh như thế nào… Thực tế, học sinh Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực giao tiếp, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sống… Ngành Giáo dục đang từng bước điều chỉnh, chuyển mục tiêu giáo dục từ truyền đạt kiến thức sang phát triển kỹ năng cho học sinh, gắn kiến thức trong trường học với việc xử lý các vấn đề trong cuộc sống – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết. Sắp tới, khi thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, học sinh phổ thông sẽ được quan tâm đến vấn đề này, những gì yếu kém sẽ được đào tạo bổ sung. Như nội dung phải xoáy vào những phần quan trọng, làm sao để con người phát triển tốt hơn, đồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức lý tưởng, khoa học xã hội nhân văn, kỹ năng sống… cho học sinh.
Cũng chưa nên nhìn vào kết quả PISA mà nói là Việt Nam giỏi mà nên nói là giá trị con người Việt Nam có nhiều tiềm năng, nếu được đầu tư đúng mức và đúng phương pháp thì cái tiềm năng đó mới có thể phát huy hết hiệu quả. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các em học sinh Việt Nam xếp hạng cao trong PISA, nhưng đầu ra sinh viên thì lại kém hơn nhiều so với các nước khác? Đúng là ở bậc phổ thông, học sinh Việt Nam rất giỏi, giành hết giải nọ giải kia, nhưng lên đến bậc đại học và sau đại học thì lại quá kém. Bởi thế, chưa thế nhìn vị trí xếp hạng ở bảng này mà vui mừng quá sớm, trái lại phải thấy buồn vì tại sao một giai đoạn trong khâu làm ra sản phẩm đã tốt hơn nhiều nước, mà sản phẩm cuối cùng lại “chưa đâu vào đâu”. Người Mỹ sẽ không có lý do nào để tự đánh giá mình quá khắc nghiệt dựa vào vị trí của học sinh nước họ trên các bảng xếp hạng. Với nền giáo dục Mỹ, chỉ cần giới trẻ Mỹ đừng quá tụt lại phía sau, vị thế so sánh của các em trên bảng xếp hạng các kỳ thi quốc tế sẽ không còn quan trọng bằng việc xây dựng được phương pháp dạy và học hiệu quả, nhằm tạo nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình phát triển.
Đó chính là sự giải đáp cho câu hỏi “Tại sao học sinh mình giỏi nhưng sao đất nước mình ngày càng nghèo hơn các nước có HS không giỏi hơn mình?”. Cần nhìn nhận tổng thể nền giáo dục của ta hiện nay đang còn có nhiều vấn đề về chất lượng để điều chỉnh phù hợp, nếu chỉ vì đạt được một kết quả khả quan của một đợt đánh giá trong phạm vi hẹp như trên mà “ngủ mơ trong chiến thắng” thì cuối cùng cũng không giúp đất nước được nhiều cho mai sau.
Theo ANTD
"Thần y" hát, bệnh nhân khỏi... chấn thương sọ não (!?)
Chỉ cần nghe bà hát, được bà bắt tay và cho uống nước lá mát là mọi bệnh tật đều tiêu tan? Có hàng trăm bệnh nhân đang nhẹ dạ tin vào cách chữa bệnh "ly kỳ" này của một phụ nữ ở Vĩnh Phúc.
Video đang HOT
"Thần y" chữa bệnh bằng cách... hát, bắt tay
"Thần y" Tranh tên đầy đủ là Phan Thị Tranh (sinh năm 1963), trú tại thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cơ quan chức năng địa phương cho biết, bà Tranh là một nông dân làm ruộng đơn thuần, trình độ văn hóa lớp 7, chưa từng học qua trường lớp nào về ngành y, hai bên gia đình nội - ngoại cũng không có nghề chữa bệnh gia truyền. Tuy nhiên, vào năm 2010, bà Tranh bất ngờ tuyên bố mình có một thứ năng lực đặc biệt trong người, có thể bắt bệnh và chữa khỏi bách bệnh, kể cả những căn bệnh nan y mà nền y học hiện đại phải bó tay (!?).
Người dân ở nhiều nơi đổ xô đến nhà "thần y" Tranh khám chữa bệnh
Tin đồn lan xa, nhiều người nhẹ dạ, với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương" đã đổ xô về nhà bà Tranh để được nghe bà hát, cầm tay... chữa bệnh. Xung quanh nhà bà Tranh còn xuất hiện các đĩa CD, tờ rơi quảng cáo về tài chữa bệnh bằng "năng lực đặc biệt" của bà Tranh kèm theo những trường hợp bệnh nhân cụ thể. Qua tham khảo có thể thấy đó đều là những câu chuyện phi lý, phản khoa học.
Đơn cử như một trường hợp một bệnh nhân bị sảy thai nhiều lần đã được "thần y" Tranh "cho con" bằng cách: "Cứ nghĩ nhiều đến cô, đến đây bắt tay cô và uống nước lá mát của cô thì chắc chắn sẽ có con". Một trường hợp sản phụ mang thai nhưng bác sỹ khám chẩn đoán thai nhi mắc bệnh down và khuyên không nên giữ lại, nhưng khi tìm đến "thần y" Tranh để nghe hát, bắt tay và uống lá mát trong vòng 2 tháng, khi đi khám lại bác sỹ khẳng định thai nhi đã... hoàn toàn bình thường (?).
"Thần y" Tranh và chồng làm việc với chính quyền địa phương
Có trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh tim bẩm sinh nghe bà Tranh hát cũng khỏi bệnh 70%. Hay ly kỳ hơn là chuyện bệnh nhân bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, bệnh viện trả về, qua tay "thần y" Tranh đã... khỏi hoàn toàn (!?).
Những câu chuyện ly kỳ, nhuốm màu mê tín dị đoan, thiếu căn cứ khoa học như vậy cứ được thổi phồng và lan rộng khiến người bệnh đổ về nhà bà Tranh ngày một nhiều.
"Nhóm lợi ích" của "thần y"
Phóng viên tìm về nhà bà Tranh tìm hiểu thực hư, được biết bà mở cửa khám bệnh không theo giờ nhất định. Người bệnh tìm đến đây sẽ được tiếp đón chu đáo bởi một bộ phận "cò mồi" hùng hậu.
Lối vào nhà "thần y" Tranh luôn tấp nập
Đội ngũ này có khoảng 30 người làm việc suốt ngày đêm, đều là người nhà và các "đệ tử" thân tín nhất của "thần y" Tranh. Các đối tượng có nhiệm vụ gom bệnh nhân từ ngoài đường lớn, dẫn dắt vào trong ngõ và phát tờ rơi, rỉ tai người bệnh về khả năng chữa bệnh thần kỳ của bà Tranh. Trường hợp xảy ra sự cố hoặc có rắc rối, đội ngũ "cò" cũng là lực lượng chủ đạo trong việc giải cứu "thần y".
Bất kỳ ai đến khám chữa bệnh đều phải đăng ký lấy số, sau đó sẽ được phát ghế nhựa để ngồi chờ. Lượng khách đến đây đông tới mức ngoài sân, trong nhà luôn chật kín người chờ đến lượt. Những trường hợp chưa đến lượt khám nhưng hết giờ sẽ được bố trí chỗ ăn ngủ miễn phí.
Thông tin từ người dân, mỗi ngày "thần y" Tranh tiếp đón khoảng vài trăm bệnh nhân, thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày. Con số này chúng tôi chưa có kiểm chứng rõ ràng, tuy nhiên có thể thấy rõ có một "nhóm lợi ích" không nhỏ đang được hưởng lợi từ việc chữa bệnh "ly kỳ" của bà Tranh, như đội ngũ trông xe, bán hàng nước, hàng ăn, kinh doanh nhà trọ, đội ngũ "cò mồi", bán CD...
Không rõ các bệnh nhân dựa vào cơ sở nào để tin rằng tiếng hát của bà Tranh có thể chữa bệnh, nhưng hàng trăm người dân địa phương nơi bà Tranh ở đang rất bức xúc cho rằng hoạt động khám chữa bệnh của bà này đang gây mất trật tự công cộng, ô nhiễm mỗi trường và nguy cơ dịch bệnh do có quá nhiều người bệnh từ khắp nơi đổ xô về đây.
(Còn nữa)
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Những tiết học mang hơi thở cuộc sống Trước khi đưa vào chương trình dạy học, nhiều người còn nghĩ học sinh chẳng mấy quan tâm đến những vấn đề "vĩ mô" như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, thế nhưng với "Em học sống xanh", cách tiếp cận những đề tài có vẻ khô khan, không hấp dẫn nói trên đã đem đến những niềm vui bất ngờ...