Tự hào góp phần vào sự lớn mạnh của hàng không Việt
Cuộc trò chuyện cởi mở với bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet nhân ngày 20/10
Câu chuyện cổ tích có thật trong lĩnh vực kinh doanh hàng không đã và đang được Vietjet viết nên không chỉ góp phần hiện thực hoá ước mơ bay cho mọi người dân nghèo Việt Nam mà còn là nguồn cổ vũ to lớn cho những thế hệ doanh nhân trong khát vọng khẳng định, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới bằng một tâm thế tự tin, đĩnh đạc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, PV Báo Giao thông đã có cuộc trò chuyện cởi mở với một trong những người sáng lập ra hãng hàng không tư nhân này, bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet về hành trình “bay trong bầu trời mở” này.
Vietjet vinh dự là “hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á” do TTG Travel Award 2015 bình chọn
Hoài bão mang đến nhiều cơ hội bay cho người dân
- Còn nhớ bốn năm trước, khi Vietjet bắt đầu cất cánh bay, nhiều người cho rằng tư nhân khó có thể “sống sót” trong lĩnh vực cạnh tranh khắc nghiệt như hàng không. Cơ duyên nào khiến bà và những người sáng lập hãng hàng không Vietjet quyết tâm “dấn thân” vào con đường “không trải hoa hồng” này, thưa bà?
Như bạn thấy, bốn năm về trước và xa hơn nữa, việc đi lại bằng máy bay ở Việt Nam được xem là dịch vụ xa xỉ, không phải người dân nào cũng có thể tiếp cận. Tôi vẫn nhớ, cứ cuối năm, người lao động trong các khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM được nghỉ Tết. Họ đi trên những chuyến xe đường dài chật chội về đoàn tụ với gia đình. Có nhiều người không đủ tiền mua vé xe đò, đứng khóc ở bến xe.
Hoài bão của Vietjet là ra đời với sứ mệnh mang đến ngày càng nhiều cơ hội bay cho người dân trong nước và quốc tế. Chúng tôi muốn mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội được đi máy bay, an toàn, văn minh, tiết kiệm. Chúng tôi khát khao làm một cuộc cách mạng về phương tiện đi lại cho người dân Việt Nam, đóng góp phát triển ngành Hàng không Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Với người kinh doanh, chẳng có con đường nào “trải bước trên hoa hồng” cả. Tuy nhiên, chúng tôi có một niềm tin khi đầu tư vào lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế là hàng không bởi cùng với khát vọng của mình (yếu tố nhân hoà), chúng tôi cảm nhận được yếu tố thời cơ (thiên thời). Ở thời điểm đó, trước áp lực của hội nhập WTO, trong đó có lộ trình mở cửa thị trường hàng không, Chính phủ đã có những chính sách cởi mở, hậu thuẫn để ngành Hàng không mở cửa, bước ra thế giới. Bộ GTVT, Cục Hàng không VN cũng có những cải cách mạnh mẽ để mở ra cơ chế hoạt động cho doanh nghiệp tư nhân. Còn (địa lợi), như bạn thấy, một thị trường gần 100 triệu dân, khao khát được sử dụng phương tiện hiện đại, an toàn là máy bay. Chúng tôi đã may mắn có đủ ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà khi triển khai dịch vụ và may mắn hơn nữa khi dịch vụ ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng mọi tầng lớp.
- Vietjet giờ đây nổi lên như một “hiện tượng” trên thị trường hàng không trong nước và thế giới với những kết quả phát triển đáng nể. Có rất nhiều điểm mà Vietjet có thể tự hào song với bà và những cộng sự sáng lập thì kết quả nào có ý nghĩa nhất?
Video đang HOT
Với chiến lược đầu tư bài bản, kế hoạch phát triển bền vững, chính sách xã hội hóa thị trường hàng không của Chính phủ, sau gần bốn năm cất cánh, Vietjet đã vận chuyển hơn 18 triệu lượt hành khách.
“Chúng tôi tin tưởng rằng xã hội hóa sẽ thúc đẩy ngành Hàng không Việt Nam phát triển nhanh chóng. Những quan ngại về độc quyền, cạnh tranh đều có thể giải quyết bằng các quy định, những chuẩn mực chặt chẽ mà Cục Hàng không, Bộ GTVT đang xây dựng” – Bà Nguyễn Thanh Hà
Theo thống kê của Cục Hàng không VN, vận chuyển hàng không nội địa 6 tháng đầu năm 2015 của toàn ngành tăng trưởng hơn 26% và Vietjet đã đóng góp 70% vào mức tăng trưởng vận chuyển hàng không nội địa. Các sân bay địa phương dần trở nên tấp nập hơn với những chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietjet.
Đổi mới mạnh mẽ cũng đã và đang đến với ngành Hàng không Việt Nam, từ pháp luật, cơ chế chính sách xã hội hóa, nâng cấp hạ tầng, đổi mới công tác điều hành. Sự tham gia của Vietjet đã góp phần tạo nên cạnh tranh tích cực trên thị trường hàng không. Nhờ chính sách mở cửa, Vietjet đã phát triển đội bay với 28 máy bay mới, hiện đại; Nhận 9 máy bay trong hợp đồng thuê, mua 107 máy bay với Airbus mà hoàn toàn không có bảo lãnh hay cấp vốn của Chính phủ.
Thành công của Vietjet không chỉ dừng ở các con số về thương mại, tài chính mà còn ở những chỉ số kỹ thuật, an toàn khai thác của công tác xây dựng hệ thống quản lý quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực. Tôi cũng không muốn nói nhiều về các con số. Với chúng tôi, điều có ý nghĩa nhất chính là trong một thời gian ngắn, đi máy bay không còn là chuyện xa xỉ mà đã thực sự trở thành phương tiện đi lại phổ biến cho tất cả người dân Việt Nam. Chưa bao giờ giữa Hà Nội và TP HCM hàng ngày có hơn 50 chuyến bay (cứ 15 – 20 phút là có chuyến bay), giữa TP HCM, Hà Nội – Đà Nẵng trên dưới 30 chuyến bay mỗi ngày. Trên thị trường hàng không quốc tế, Vietjet mang đến hình ảnh hiện đại và sinh động từ đất nước Việt Nam đổi mới, góp phần tạo nên sự cuốn hút mới mẻ cho đầu tư và du lịch vào Việt Nam.
Cách đây chưa lâu, trên các phương tiện truyền thông đăng những hình ảnh về những người nông dân xách làn nhựa hoặc đội mũ bảo hiểm lên máy bay của Vietjet. Nhiều người thấy nực cười nhưng với chúng tôi đó lại là một niềm xúc động, tự hào to lớn bởi Vietjet đã góp phần mang lại cơ hội bay với chi phí hợp lý cho mọi người và khiến hàng không trở nên bình dân, thân thuộc hơn thay vì là một loại hình vận tải dịch vụ xa xỉ trước đây. Đó cũng là điều mà Vietjet luôn tiếp tục theo đuổi trong chiến lược kinh doanh của mình.
Cá nhân tôi cũng như mỗi CBNV Vietjet đều có thể tự hào vì đã cùng với toàn ngành làm nhân tố đóng góp tích cực cho những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường hàng không.
Phía trước là bầu trời rộng mở
- Hàng không là ngành có tính biểu tượng rất cao cho sự phát triển, hội nhập kinh tế – xã hội của đất nước. Bà nhìn nhận và đưa tinh thần đó vào Vietjet như thế nào, nhất là tới đây, các nước ASEAN sẽ hướng tới một thị trường hàng không chung. Nói cách khác, các hãng hàng không trong nước và quốc tế, khu vực sẽ cùng “bay trong bầu trời mở” với vô vàn thách thức? Bà có kiến nghị gì với Nhà nước để doanh nghiệp tư nhân ngày càng có nhiều cơ hội phát triển hơn?
Đúng như bạn nói, hàng không là ngành có tính biểu tượng rất cao cho sự phát triển, hội nhập kinh tế – xã hội của đất nước. Nhìn vào sự phát triển của ngành Hàng không có thể “đo” được mức độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức độ hội nhập của đất nước. Chúng tôi đánh giá sự kiện mở cửa bầu trời ASEAN là một bước ngoặt đối với ngành Hàng không. Đây là cơ hội để các hãng hàng không Việt Nam mở rộng phát triển mạng đường bay đến các nước trong khu vực. Khi đó, việc kết nối giữa các điểm đến trong khu vực Đông Nam Á sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nhờ những cam kết của các Chính phủ trong Thỏa thuận Bầu trời mở.
Bầu trời mở ASEAN sẽ đẩy các hãng hàng không vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt hơn, buộc các hãng phải nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá vé. Điều này sẽ giúp người dân trong khu vực có thể đi lại dễ dàng từ nước này sang nước kia với giá vé thấp. Khi đó, ngành Du lịch sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Bầu trời mở ASEAN.
Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ những kế hoạch để có đủ khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực khi tham gia vào sân chơi Bầu trời mở ASEAN. Tháng 1 năm nay, Vietjet đã khởi động kế hoạch 2015 với thông điệp “Đón bầu trời mở” trong tâm thế tự tin, sẵn sàng đón nhận những cơ hội và vượt qua thách thức của tiến trình hội nhập. Để cạnh tranh sòng phẳng với các hãng hàng không mạnh trong khu vực, hãng đã chú trọng vào ba nội dung trọng tâm là công tác nhân sự, đội tàu bay và tăng cường năng lực quản trị vận hành bên cạnh khả năng tài chính.
Chúng tôi đầu tư trung tâm đào tạo, trang bị cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của học viên. Vietjet cũng đầu tư lớn cho những chỉ số kỹ thuật, an toàn khai thác, xây dựng hệ thống quản lý quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) mới đây đã trao chứng nhận An toàn khai thác IOSA cho Vietjet, trở thành hãng hàng không thứ hai (sau hãng hàng không quốc gia) và nằm trong số 16% hãng hàng không trên toàn thế giới được nhận chứng chỉ quan trọng này. Mới đây, Vietjet vinh dự là “hãng hàng không giá rẻ tốt nhất châu Á” do TTG Travel Award 2015 bình chọn.
Về đầu tư đội bay, bên cạnh hợp đồng thuê mua tàu bay với Airbus, Vietjet đã ký kết với các đối tác về bảo hiểm, thu xếp tài chính trong các hợp đồng thuê và mua máy bay.
Ngành Hàng không mới mở cửa, còn không ít rào cản và thách thức nhưng phía trước là bầu trời rộng mở. Vietjet tin tưởng rằng, với quyết tâm đổi mới và cải cách của Chính phủ, với nhu cầu đi lại bức thiết của người dân, hãng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ phát triển cả về quy mô và chất lượng, đóng góp xây dựng ngành Hàng không văn minh, hội nhập.
- Xin cảm ơn bà!
Theo_VietNamNet
Không dùng ngân sách chi tiếp khách bia rượu
Việt Nam đang là nước tiêu thụ bia rượu lớn nhất trong khu vực. TS Lê Đăng Doanh cho rằng không thể dùng ngân sách chi cho việc tiếp khách bia rượu.
Bác sĩ Phạm Hoàng Anh - chuyên gia của Tổ chức HealthBridge (Canada) cho biết: Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, mức tiêu thụ cồn bình quân đầu người trên 15 tuổi ở Việt Nam tăng từ 3,8 lít/người năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010. Lượng tiêu thụ rượu bia từ 2,8 tỷ lít năm 2012 lên hơn 3 tỷ lít năm 2013 (nguồn Bộ Công Thương năm 2014), Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Kèm theo đó là gia tăng về tỷ lệ cũng như mức độ lạm dụng rượu bia ở thanh thiếu niên. Bia rượu thủ phạm gây tử vong thứ 4 trên thế giới đã được các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo.
Ảnh minh họa.
Đánh giá về tình trạng uống bia rượu của Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế thực sự lo ngại cho việc người Việt đặc biệt là thế hệ trẻ chi tiền và dành thời gian cho việc uống bia rượu.
So sánh số tiền 3 tỷ USD mỗi năm dành cho bia rượu với việc nợ công đang tăng thực sự là điều đáng bàn. Hiện nay, dân số nước ta có khoảng 93 triệu người xếp thứ 14 trong 209 nước. Về GDP chúng ta có 187 tỷ đô la xếp thứ 50/194 nền kinh tế. Bình quân theo đầu người vượt qua nước nghèo, tham gia vào nhóm nước có thu nhập trung bình 100 - 5000 USD thì chúng ta đạt 2500 USD/người/năm.
Nhưng TS Doanh cho rằng thu nhập ròng người Việt Nam có thể sử dụng được là 1890 USD tức giảm 162 USD có nghĩa chúng ta dựa quá nhiều vào nhà đầu tư nước ngoài. Những nhà đầu tư nước ngoài khi có lợi nhuận họ sẽ mang lợi nhuận về nước họ và xuất khẩu, nhập khẩu rất cao nhưng vẫn phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Mới đây, Bộ Kế hoạch đầu tư có triệu tập một số chuyên gia phối hợp với Ngân hàng thế giới để xây dựng báo cáo Việt Nam 2055, dự kiến 6/11 tới có Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới sang Việt Nam trao cho Thủ tướng Việt Nam. Kịch bản này đã được tính toán bởi các chuyên gia nếu đà phát triển liên tục với tốc độ 3,5 % đến năm 2055 thì chúng ta bằng Thái Lan bây giờ, tăng trưởng 5 % bằng Malaxia bây giờ, tăng trưởng 6,55 % thì sẽ bằng Chi Lê bây giờ, nếu như tăng trưởng 7 % thì ta được bằng Hàn Quốc năm 2000 như vậy chế độ tụt hậu của nước ta so với các nước bây giờ là điều chúng ta phải chú ý trong xem xét trong câu chuyện hiện nay.
Trong khi đó, TS Lê Đăng Doanh cho rằng thực sự đáng báo động khi thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay rất nghiện bia rượu. Cứ đến buổi chiều, các quán xá tràn ngoài người uống bia. Họ uống từ chiều tới đêm khuya. Ông lo ngại uống như vậy người ta làm gì có sức khỏe để học tập và lao động. Giới trẻ tiêu thời gian thật thoải mái cũng như tiêu cả tiền bạc cho bia rượu. Đặc biệt, hiện nay một số địa phương bao giờ cũng ép uống say và khi nào say lăn cu đơ ra đó thì được mọi người tán thưởng là nhiệt tình, được đánh giá cao. Còn người uống ít chưa say thì bị đánh giá là thiếu chân tình. TS Doanh cho rằng không có cái thước đo tình bạn, mối quan hệ nào bằng bia rượu.
Hiện nay, đường đồ thị tiêu thụ bia rượu ở nước ta đang tăng lên, bài toán lúc này là làm thế nào để cái đường đang tăng đó chững lại rồi giảm xuống. Tuy nhiên, điều này rất khó khăn. Vì qua nghiên cứu xã hội học người ta đánh giá việc say xưa này là thói quen phi hình thức. Trước kia ở Liên Xô người ta đã ra lệnh cấm bán rượu bia nhưng sau đó đã thất bại vì người ta xếp hàng dài mua nước hoa, đặc biệt nước hoa của phụ nữ có 30 % hàm lượng rượu họ mua để uống thay rượu. Việc đó, vô cùng hại cho sức kh ỏe của người ta và hiện nay họ vẫn uống rất nhiều rượu, tuổi thọ trung bình đàn ông Nga chỉ 52 tuổi. Trong khi đó Thụy Điển lại thành công trong việc đánh thuế rất cao đối với rượu. Rượu 30 độ Thụy Điển đánh mức thuế cao "lè lưỡi" khiến không ai dám mua rượu. Đặc biệt, Thụy Điển quy định rõ ràng việc bán rượu là của cửa hiệu nhà nước, muốn mua rượu bia phải đủ 18 tuổi. Vì thế, ở Thụy Điển việc uống rượu bia rất khác biệt Việt Nam.
Đặc biệt, TS Doanh cho rằng không thể dùng ngân sách chi cho việc tiếp khách bia rượu. TS Doanh chia sẻ như trường hợp ở Hà Tĩnh yêu cầu cán bộ phải dùng một loại bia là hoàn toàn không được. Với việc nợ công đang tăng, sự lạc hậu của nước ta so với các nước trong khu vực thì việc cắt giảm ngân sách cho việc tiếp khách có bia rượu là thực sự cần thiết.
Theo_24h
Những sự cố hy hữu của hàng không Việt Nam Chim va vào máy bay, trâu bò lọt vào đường băng, một người say rượu vào động cơ máy bay để ngủ... là những sự cố hy hữu làm hư hỏng máy bay, thậm chí phải hủy chuyến bay trong mấy năm gây đây. Tối 30/9, máy bay A320 của hãng Vietjet Air từ Buôn Ma Thuột về Hà Nội bị chim va...