Từ hang đá về làng đón Tết
Hết lũ, mọi người dắt nhau rời hang đá về làng. Nhà cửa chẳng còn thứ gì nữa. Lối về bùn ngập đến ống chân. Giữa đêm, hai bên đường còn nghe tiếng khóc của người trở về trên nền nhà cũ.
Bây giờ nhiều người đã dựng được mái nhà. Dù nhà còn thiếu bức phên, chiếc áo con nhỏ đón Tết sờn vai rách không đủ tiền mua nhưng ai nấy đều vui khi năm mới sắp đến rồi.
Còn đất là còn sống
Cơn lũ đã lấy đi cả cuộc đời gầy dựng của nhiều người dân Tân Hóa. Ông Cao Quí Sỹ, 60 tuổi, ngồi bên căn nhà trống hoắc. Nhà trôi, bộ đội vừa dựng lại cho, bốn bề phên chưa có. Dọn nhà xong được mấy ngày, ông vừa làm vừa động viên các con không được bỏ cuộc, “còn đất là còn sống”. Trâu chết, ông chạy đi mướn mấy con bò về tập cày. Nhưng cày xong đâu có phân thuốc gì để gieo hạt, giữa đêm ông âm thầm đưa vợ và hai đứa con ra thị trấn đón xe đò lên Tây Nguyên hái cà phê thuê một thời gian. Đồng ruộng một mình ở nhà tự tay ông làm. Đất có bàn tay người cầy xới, ngô khoai đã mơn mởn tốt xanh. Ông mừng “Hôm vợ tôi có gửi về ít tiền thuê máy cày đánh phay (đánh lần cuối) mấy sào đất để gieo sạ. Cánh đồng ngô giờ đã lên được ba lá rồi. Tết này, mẹ con nó về chắc cũng kiếm được ít nữa, sắm lại mấy vật dụng trong nhà”.
Thung lũng Bá Vạo nằm giữa bốn vách núi bắt đầu xanh màu ngô khoai
Về Tân Hóa mới biết dù có rơi vào cảnh khốn cùng thế nào cũng không ngăn được bước chân vươn lên. Khó khăn như thách thức bản lĩnh những phận đời nhỏ bé. Ông Trường Văn Minh ngồi bên vợ là Đinh Thị Miên nói đời ông khốn khó nhưng “khó mấy tui cũng cố lo cho đám nhỏ được học hành”. Nhà không có vách, ông ngồi đan tấm phên tre để che tạm đợi qua mùa nắng. Miếng đất trước hiên nhà giờ khoai, rau cải đã nhú mầm. Chỉ ít lâu nữa là có cái ăn, cái ra chợ bán. Ông bảo Tết này cố sắm cho bọn nhỏ bộ đồ Tết vì tất cả quần áo đã bị lũ cuốn trôi. Cả tháng nay mấy đứa đi học là nhờ có chiếc áo cũ hàng cứu trợ.
Video đang HOT
Cho nhau mượn trâu bò
Đi trên cánh đồng ngô xanh mượt, ông Cao Quý Ninh – phó chủ tịch UBND xã Tân Hóa – nhớ lại: “Sau lũ, Tân Hóa từ một xã giàu nhất huyện trở về cánh đồng mất trắng. Trước kia, dù là xã vùng núi cao nhưng Tân Hóa chỉ còn 10% hộ nghèo”. Lũ xong tất cả đều trắng tay. Nhưng không, cả xã quyết tâm cùng chia nhau khó khăn, vượt qua nghịch cảnh.
Hôm bình xét lại hộ nghèo, anh em cán bộ cấp xã ai cũng xin thôi vào diện hộ nghèo. Sao lạ vậy? Ông nói biết là cả xã giờ ai chẳng nghèo. 90% dân nghèo là được rồi, 10% còn lại là an hem cán bộ mà cán bộ có khó thì phải phấn đấu hơn, làm gương cho bà con. Vả lại anh em cán bộ phải nhường cho bà con, có chút hàng viện trợ gì ưu tiên cho họ vì họ là hộ nghèo.
Cái khó ló cái khôn, người dân càng biết chia sẻ. Trâu bò trong xã chết gần hết. Ông Ninh nói khi còn ngồi trên đỉnh lũ ông đã thấy lo vì không biết mai này dân lấy gì để làm sức kéo. Đúng thật, lũ xong trâu bò trôi gần sạch. Đám trâu, nghé còn lại thì mất sức, cộng với đồng cỏ cây chết hết không có thức ăn nên con nào cũng ốm nhách. Thấy vậy xã phát động phong trào “bà con cho nhau mượn trâu bò”.
“Rứa mà hay, mượn được trâu bò ai cũng hăng hái lên đồi cắt cỏ về bồi dưỡng cho chúng. Trâu, nghé lấy lại sức, vậy là bà con thay nhau cày, cho mượn vô tư lắm” – ông chỉ tay ra cánh đồng vừa cày, cười sung sướng.
Khi cơn lũ nhấn chìm xã vùng sâu Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) vào tháng 10/2010, 3.149 người dân của xã kịp thoát khỏi vòng vây của dòng nước khi leo lên núi, chui vào hang đá Hung Voi lánh nạn và ở đó cà tuần trong cảnh vô cùng thiều thốn.
Người dân trú trong lán trại trên núi ngóng những chuyến hàng cứu trợ trong đợt lũ kinh hoàng hồi tháng 10/2010
Ông Định Hồng Hộ, phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, nói: “Tân Hóa lúc này như trở về thời đồ đá rồi. Vùng quê yên bình giữa bốn bề núi dựng như một trận chiến vừa quét qua”.
Theo Bee
Vùng lũ đón Tết nghèo
Một hình ảnh tại vùng lũ miền Trung làm nhói lòng bất cứ ai nhìn thấy
Với người dân vùng lũ Hà Tĩnh, cái Tết năm nay sẽ không được đầy đủ như nhiều năm trước song họ vẫn hy vọng trong năm mới sẽ khấm khá hơn.
Con thuyền nhỏ đậu ven sông ở xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh là "nhà" của mẹ con chị Nguyễn Thị Lâm. Trong đợt lũ lịch sử giữa tháng 10-2010, con thuyền này bị nhấn chìm. Nhờ hàng xóm chung tay giúp đỡ, vá lại chiếc thuyền, mẹ con chị mới có chỗ để chui ra, chui vào. Con trai đầu của chị vừa 15 tuổi, đã phải bỏ học để vào Đắk Lắk làm thuê; con nhỏ đến tuổi đi học nhưng nhà nghèo quá, không thể đến trường.
Bán gà sắm Tết
Cũng lấy thuyền làm nhà với một nách 2 con nhỏ, chồng mất sớm, chị Ngô Thị Hân chống thuyền đi khắp nơi, ai thuê gì làm nấy kiếm sống qua ngày. Tại xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, bà Võ Thị Hạnh lắc đầu khi nghe chúng tôi hỏi đã chuẩn bị được gì đón Tết chưa: "Lũ cuốn trôi mọi thứ, năm nay coi như Tết không về". Bà Hạnh cho biết điều bà lo nhất là hơn 20 triệu đồng vay ngân hàng để xây nhà đã mất theo dòng nước lũ, nay không biết cách nào để trả nợ. Tại xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ, chị Nguyễn Thị Luận cho biết những năm trước, vào dịp này, trong nhà đã có một số thứ thiết yếu để chuẩn bị đón Tết nhưng năm nay, chẳng có gì khác ngoài mấy ký gạo chỉ đủ ăn hằng ngày.
Tết gần kề nhưng 4 đứa con của chị Cao Thị Huyền ở xã Đức Lạc vẫn chưa có áo mới. Chị Huyền nói năm nay cả gia đình chị sẽ mặc áo cũ mua từ năm trước và Tết đến chỉ cúng ông bà tổ tiên bằng hoa quả và bánh chưng chứ không có mâm cỗ. 22 giờ, chị Hậu ở xã Quang Lộc, huyện Can Lộc vẫn chong đèn khâu lại mấy chiếc áo cũ cho con gái út, chị nói: "Bố mẹ không có thì thôi chứ con trẻ thiếu quần áo mới thì thật tội. Nhưng làm sao được, phải khâu lại mấy bộ quần áo cũ để con đỡ tủi thân".
Chị Nguyễn Thị Lâm và con nhỏ ở xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn phải lấy ghe làm nhà
Sau lũ, chỉ còn lại bầy gà khoảng 10 con, bà Tô Thị Ngọc ở xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ dự tính sẽ bán để chuẩn bị cho cả gia đình đón Tết. Gia đình ông Võ Tứ, hàng xóm với bà Ngọc, cũng dự tính bán cả 5 con ngỗng và 7 con ngan (vịt xiêm) còn sót lại sau lũ để sắm Tết. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, cho biết dù được sự hỗ trợ của cả nước nhưng do trận lũ vừa rồi quá ác liệt nên đến nay, cuộc sống hộ dân vẫn còn rất khó khăn, tuy nhiên tất cả đều cố gắng xoay xở đón Tết với niềm vui tinh thần lớn hơn vật chất.
Có nhà mới đón Xuân
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà vừa được hoàn tất cách đây vài ngày vẫn còn thơm mùi sơn, ông Vũ Tiến và bà Võ Thị Quyền, ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, không nguôi xúc động. Lũ về, cuốn trôi căn nhà đơn sơ ông bà cả đời tích cóp dựng nên. Được chính quyền địa phương hỗ trợ dựng lại nhà, ông bà đều đã ngoài 80 tuổi hết sức hoan hỷ. Tương tự là gia đình ông Võ Tuấn cũng về nhà mới, dù vết thương của ông Tuấn (bị nhà sập đè lên) vẫn chưa lành hẳn. Nhà của ba mẹ con bà Trần Thị Diệu cũng bị lũ cuốn, cả gia đình bà đã được người dân cứu thoát khỏi dòng nước lũ. Hiện gia đình bà Diệu cũng đang được hỗ trợ để xây nhà mới, từng bước ổn định dần cuộc sống.
Đợt lũ vừa qua, toàn xã Đức Lạng có hơn 20 căn nhà bị lũ cuốn trôi, hàng trăm căn nhà khác bị hư hại, hàng ngàn hecta hoa màu bị mất trắng. Nhờ sự chung tay giúp đỡ của cả nước nên cuộc sống của người dân sớm được ổn định. Người dân được hỗ trợ vốn, giống để tiếp tục làm ăn, 15 hộ dân được giúp xây nhà mới. Những ngày này, nhiều người dân đã tranh thủ mua lá dong, ống giang, nếp để chuẩn bị đón Tết. Dù còn nghèo nhưng ai cũng hy vọng năm mới sẽ tươi vui hơn, sớm hồi phục kinh tế gia đình.
Tết này con không về!
23 giờ, có tiếng chuông điện thoại reo lên, bên kia đầu dây là một giọng nữ: "Hôm nay tăng ca nên giờ con mới đi làm về. Con quyết định Tết này sẽ ở lại Đồng Nai, tiết kiệm tiền gửi về để cha mẹ sắm Tết. Ở đây bạn bè cũng đông, cha mẹ đừng lo. Về quê giờ giá xe lên đến gần cả triệu bạc, đắt quá, rồi ra năm còn tiền vào nữa"... Dứt cuộc chuyện trò với con gái bên kia đầu dây, ông Hồ Văn Bổn, ở xã Đức Quang, huyện Đức Thọ, không giấu được nỗi buồn. Hương, con gái ông, là một trong hàng chục thanh niên ở xã này vào Nam sau đợt lũ lịch sử. Hiện Hương đang làm việc ở Đồng Nai. Tháng trước, Hương nói sẽ về đón Tết cùng gia đình nhưng giờ chắc thấy nhà khó khăn quá nên đổi ý. "Ừ, cũng mong con ở lại đừng buồn, mấy ngày Tết sẽ qua mau" - ông Bổn ngậm ngùi...
Theo Người lao động
Tết này con không về! Lũ lịch sử ở miền Trung trong năm 2010 vừa qua Dù mong ngóng từng ngày trở về sum họp gia đình nhưng không ít công nhân, lao động tự do đành ngậm ngùi ăn tết xa quê vì gánh nặng mưu sinh. Tại một con hẻm ngoằn ngoèo đối diện với KCX Linh Trung I (Thủ Đức, TP.HCM), chị Hà (Quảng Bình)...