Từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận: Đối mặt với hạn hán nghiêm trọng
Sáng nay 6.12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi thông báo về tình hình khô hạn khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, mùa mưa ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ kết thúc sớm, tại các tỉnh Trung bộ số đợt mưa lớn xảy ra ít, tổng lượng mưa trong các tháng đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Riêng trong 2 tháng chính của mùa mưa (tháng 10 và tháng 11), tại khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận tổng lượng mưa thiếu hụt từ 70-90% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Trong mùa lũ, dòng chảy trung bình tháng hầu hết các sông ở Trung bộ và khu vực Tây nguyên đều nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 45-50%, một số tỉnh nhỏ hơn tới 70% như tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.
Dòng chảy trên sông Mê Kông luôn thiếu hụt hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10-40%. Đỉnh lũ tại các trạm thượng nguồn sông Mê Kông thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5m.
Trong khi đó, cho đến cuối tháng 11, các hồ chứa thủy lợi trên hầu hết các tỉnh Trung bộ đều thiếu hụt 20-50%, Tây nguyên thiếu hụt 10-15% so với dung tích thiết kế, đặc biệt, một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thiếu hụt tới 60-80%.
Video đang HOT
Các hồ chứa thủy điện ở Trung bộ, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ đều thấp hơn mức dâng bình thường từ 1-6 m, riêng hồ A Vương (Quảng Nam) thấp hơn 32 m, Cửa Đạt (Thanh Hóa) thấp hơn 21 m.
Hiện tại mùa mưa lũ khu vực Thanh Hóa đến Quảng Bình, Tây nguyên và Nam bộ đã kết thúc.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Thuận đang ở thời kỳ cuối mùa và không còn khả năng xảy ra mưa lũ lớn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cảnh báo, trong các tháng mùa khô năm 2013, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%; các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận thấp hơn từ 40-50%, có nơi thấp hơn.
Tình trạng thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra nghiêm trọng trên diện rộng ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, xảy ra cục bộ một số vùng thuộc khu vực Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Độ mặn có khả năng xâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực Trung bộ.
Dòng chảy trên sông Mê Kông thiếu hụt từ 30-45% so với trung bình nhiều năm. Đầu mùa mực nước đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,6-0,7 m, cuối mùa thấp hơn từ 0,2- 0,3 m. Xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-60 km, có nơi sâu hơn.
Theo TNO
Huy động 6 máy bay, hàng trăm tàu phòng chống bão số 9
Chiều tối 5.12, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư đã họp bàn và triển khai công tác đối phó với bão số 9 (bão Bopha).
Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, đầu giờ chiều, bão Bopha đã di chuyển vào biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong mùa mưa bão năm nay.
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư họp bàn và triển khai các biện pháp đối phó với bão số 9 - Ảnh: Quang Duẩn
Chiều tối cùng ngày, tâm bão số 9 cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 450 km về phía đông đông nam, cường độ mạnh cấp 12 (từ 118 đến 133 km/giờ), giật cấp 13-cấp 14.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc. Khi di chuyển vào giữa biển Đông, bão di chuyển chậm lại, thậm chí có thời điểm đứng yên, cường độ bão có thể mạnh lên một cấp, ở cấp 13-đầu cấp 14, giật cấp 16-cấp 17.
Bản đồ dự báo đường đi của bão số 9 - Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Theo ông Tăng, bão số 9 sẽ còn "sống" khoảng 5-6 ngày nữa. Trước mắt, trong 2-3 ngày tới, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía đông nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía đông quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-cấp 9, sau tăng lên cấp 10-cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-cấp 13, giật cấp 14-cấp 15, biển động dữ dội.
Báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư cho biết, tính đến chiều tối nay, các địa phương và biên phòng tuyến biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.598 tàu với 253.642 lao động biết diễn biến của bão để chủ động về bờ hoặc di chuyển, phòng tránh.
Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã gửi công hàm đề nghị đại sứ quán các nước trong khu vực thông báo gấp cho các cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện cho các ngư dân cùng tàu thuyền Việt Nam được trú tránh bão và lên bờ khi cần thiết.
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, quân đội đã huy động 22.991 cán bộ chiến sĩ và dân quân tự vệ, 816 phương tiện các loại tham gia ứng trực phòng chống bão. Trong đó, Quân chủng Phòng không Không quân huy động 6 máy bay.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam bố trí 5 kíp tàu trực, các tàu SAR-412 và SAR-274 trực tại Đà Nẵng, SAR-271 tại Nha Trang, SAR-413 tại Côn Đảo và SAR-272 trực tại Vũng Tàu.
Theo TNO
Hà Nội rét đến 14 độ C Không khí lạnh tăng cường gây mưa rét diện rộng vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, khu vực Hà Nội thấp nhất 14 độ C. Theo tin báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, đêm 4/12 không khí tăng cường đã ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, gây mưa rét diện rộng vùng núi phía Bắc...