Từ Hà Nội tái hiện “Hành trình tới cái chết”
Từ Hà Nội, hành trình người Do Thái bị truy đuổi, bị đưa lên tàu tới các trại tập trung, bị hành quyết bằng khí gas và cả sự đấu tranh để tiếp tục sinh tồn và phục quốc của các nạn nhân sống sót sau Holocaust, nạn diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã trong Thế chiến II, đã được tái hiện.
“Hành trình tới cái chết” đó đã được tái hiện tại sự kiện tưởng niệm nạn diệt chủng người Do Thái vào ngày 18/2 tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội. Sự kiện do Đại sứ quán Israel kết hợp cùng các ban ngành, tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức, nhân “Ngày tưởng niệm Holocaust”, ngày được Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2005 chỉ định vào 27/1 hàng năm.
Với chủ đề “Hành trình” do LHQ đưa ra vào năm nay, từ Hà Nội, Tiến sỹ Joel Sizennwine từ trung tâm Nghiên cứu Holocaust (Yad Vashem- Israel) đã có bài trình bày mang tên “Hành trình tới cái chết”, mô tả quá trình người Do Thái bị truy đuổi, bị đưa lên tàu đi tới các trại tập trung, bị hành quyết bằng khí gas và cả sự đấu tranh để tiếp tục sinh tồn và phục quốc của các nạn nhân sống sót sau Holocaust. Nạn diệt chủng người Do Thái Holocaustdo Phát xít Đức thực hiện đã kéo dài từ năm 1938 đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary..
Dưới đây là những hình ảnh tái hiện “Hành trình tới cái chết” tàn ác đó:
Tháng 1/1933, Adolf Hitler, chủ tịch Đảng Quốc xã, được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau sự bổ nhiệm này, chính quyền mới ngay lập tức đã phát động chiến dịch tàn bạo chống lại người Do Thái ở Đức.
Trong những năm 1930, người Do Thái bị tấn công, bị bức hại trên đường phố, bị đuổi khỏi các cơ quan nhà nước, trong khi trẻ em Do Thái bị đuổi khỏi các trường học Đức. Doanh nhân Do Thái ở Đức bị tẩy chay và dần dần tài sản của người Do Thái, như các cửa hàng, nhà máy, nhà riêng, đều bị tịch thu.
Sách do người Do Thái viết bị dỡ khỏi thư viện và bị công khai đốt cháy.
Năm 1935, Luật Nuremberg ra đời ở nước Đức Quốc Xã đã tước bỏ quyền công dân và tất cả các quyền dân sự khác của người Do Thái, mở đầu cho các cuộc thảm sát từ năm 1938 kéo dài đến đầu năm 1945, khiến cho khoảng 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm sắc tộc khác thiệt mạng ở nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary…
Năm 1939, Thế chiến II bùng nổ.
Khắp châu Âu, người Do Thái bị buộc phải gắn một ngôi sao màu vàng trên áo.
Vào 20/1/1942, Hội nghị Wannsee đã được triệu tập tại ngoại ô Berlin để đưa ra “Giải pháp cuối cùng” nhằm trục xuất và tàn sát tất cả người Do Thái ở châu Âu.
Năm 1941, Đức Quốc xã bắt đầu thi hành “Giải pháp cuối cùng”. Trên khắp tất cả các vùng bị phát xít Đức chiếm đóng ở châu Âu, người Do Thái đã bị bắt giữ và bị tập hợp lại rồi sau đó bị đưa tới Ghettos và các trại tử thần ở miền đông châu Âu.
Thường người Do Thái bị buộc phải trả tiền cho chuyến tàu tới các trại tử thần.
Video đang HOT
Đôi khi họ được trao trước các vé tử thần.
Và kết thúc hành trình của họ là ở đây.
Trước khi đến những trại tử thần ở Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng, như trại Auschwitz-Birkenau, Treblinka, Sobibor và Belzec, người Do Thái đã bị ép buộc lên tàu.
Và hầu hết các nạn nhân bị gửi thẳng tới phòng khí ngạt và bị giết chết.
Thi thể của họ sau đó bị hỏa thiêu trong những lò thiêu như thế này.
Trong thời gian tính bằng ngày, giày dép mà nạn nhân Do Thái bị sát hại đã chất thành núi.
6 triệu người Do Thái đã bị sát hại trong nạn diệt chủng Holocaust. Tháng 5/1945, phát xít Đức đầu hàng, những người Do Thái còn sống sót đã cố gắng xây dựng lại cuộc sống.
Những người sống sót đã nỗ lực trở vực dậy, nhằm trở lại cuộc sống bình thường. Nhiều người đã lập gia đình, sinh con đẻ cái trong các trại dành cho người Do Thái không có nhà ở sau Holocaust.
Vũ Quý
Nguồn ảnh: TS Joel Sizennwine, Trung tâm Nghiên cứu Holocaust (Yad Vashem- Israel)
Theo Dantri
Đột nhập hầm ngầm kiên cố của trùm phát xít Hitler
Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã đóng giả một công nhân xây dựng và 30 lần bí mật lẻn vào căn hầm ngầm kiên cố của trùm phát xít Adolf Hitler ở Đông Đức, nơi y tự sát vào năm 1945, để chụp ảnh địa điểm này. Giờ đây, bộ ảnh bí mật đã được tiết lộ.
Vào năm 1986, chính phủ Đông Đức đã lên kế hoạch xây dựng một khu chưng cư lớn ở góc phố Vossstrasse và Otto Grotewohl Strasse, ngày nay được biết tới là khu Wilhelmstrasse. Khu chung cư này được xây dựng chính tại Phủ thủ tướng mới của Đức quốc xã.
Để các khu nhà mới được xây dựng, các công trình đổ nát của quá khứ đen tối cần phải được phá hủy trước tiên. Khu vực bên dưới công trình xây dựng khu chung cư không chỉ là nơi từng chứa boong-ke của trùm phát xít Adolf Hitler, mà còn có các phế tích của một căn hầm đề phòng các cuộc không kích từng được phủ Thủ thủ tướng mới và bộ ngoại giao thời Đức quốc xã sử dụng.
Từ năm 1987, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Robert Conrad đã bí mật lẻn vào địa điểm này để chụp ảnh. Tổng cộng, ông Conrad đã lẻn vào căn hầm khoảng 30 lần, sau khi đóng giả là một công nhân xây dựng.
Bộ ảnh tốn nhiều công sức của Conrad:
Một lối vào boong-ke nằm sâu bên dưới Phủ thủ tướng mới của Đức quốc xã ở Berlin.
Bức ảnh này, được chụp năm 1987, cho thấy sắt hoen gỉ và vữa rơi xuống từ bức tường bên trong boong-ke của Phủ thủ tướng mới.
Hầm chống không kích tại Phủ tướng mới bị ngập nước.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Robert Conrad trong một bức ảnh năm 1988 mà ông tự chụp phía trước boong-ke nơi Hitler đã tự sát vào tháng 4/1945. Conrad đã đóng giả một công nhân xây dựng để lẻn vào công trình, nơi khi đó đang bị phá hủy.
Đây là boong-ke ngầm của Phủ thủ tướng sau khi nó bị lộ ra do công việc phá huỷ nhằm mở đường cho khu chung cư mới vào năm 1987. Vào năm 1938, Hitler đã giao cho kiến trúc sư Albert Speer thiết kế Phủ thủ tướng mới vì Phủ thủ tướng cũ trở nên chật chội.
Các tấm kim loại tại Phủ thủ tướng mới năm 1988.
"Tất nhiên không có thông tin gì trên báo chí về các boong-ke thời phát xít Đức. Đó là một đề tài rất nhạy cảm, cũng như mọi thứ về thời kỳ phát xít. Về mặt chính thức, họ chỉ thông báo đơn thuần là đang xây dựng một khu dân cư mới", ông Conrad cho biết.
Bên trong căn hầm dưới Phủ thủ tướng.
Một bức ảnh đen trắng được ông Conrad chụp năm 1988.
Hệ thống điện bên trong boong-ke.
Đây là cầu thang tại Bộ ngoại giao Đức, vốn cũng nằm tại công trình xây dựng mà ông Conrad từng lui tới.
Đứng từ xa, ông Conrad cũng chụp các bức ảnh về công tác phá hủy tại địa điểm thi công. Bức ảnh này cho thấy khói bụi đang bốc lên sau các vụ nổ để phát quang nhằm phục vụ khu chung cư mới.
Khu vực nơi boong-ke dưới Phủ thủ tướng bị phá hủy.
Hố này là địa điểm cầu thang nối boong-ke với lối ra phía tây.
Conrad chụp bức ảnh này năm 1988. Các phần của các boong-ke đang lộ ra, trong khi các nhà tạm được nhìn thấy phía trước Bức tường Berlin.
Conrad cho biết ông đã bị bắt 5 lần và bị tịch thu các cuộn phim trong các lần ghé thăm bí mật công trình xây dựng.
Khu chung cư mới trên phố Otto Grotewohl Strasse (nay là Wilhelmstrasse) được xây dựng trên nền Phủ thủ tướng Đức cũ.
Theo Dantri
Đời điệp viên ba đào của một hoa hậu Ba Lan Người phụ nữ trẻ xinh đẹp nhìn xung quanh một cách bình thản khi đám lính lăm lăm tay súng lục soát từ khoang này sang khoang khác. Con tàu lắc lư trên vùng đất Ba Lan đang nằm dưới sự đàn áp của Đức quốc xã. Thái độ bình thản của cô khiến ai nhìn thấy cũng khó nghĩ rằng hành lý...