Tự gọi người cứu sau khi vào nhà nghỉ tự tử
Nam thanh niên 32 tuổi đã uống thuốc diệt cỏ tự tử trong nhà nghỉ. Nhưng sau đó, vì quá đau đớn nên đã gọi người nhà đưa đi cấp cứu
Ngày 21-12, bác sĩ Từ Kim Thanh, Trưởng Khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết các bác sĩ tại đây đang tích cực cứu chữa cho nam thanh niên, 32 tuổi, uống thuốc diệt cỏ paraquat tự tử.
Bệnh nhân vẫn đang phải lọc máu kéo dài mới có thể đánh giá tình trạng
Theo đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn ói, khó thở, mệt nhiều… Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhân cho biết do làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ nên bệnh nhân đã mua thuốc diệt cỏ rồi thuê nhà nghỉ tự tử. Khoảng 3 giờ sau, vì quá đau đớn nên anh gọi người nhà đến đưa đi cấp cứu.
Video đang HOT
Tại bệnh viện, bệnh nhân được xử trí cấp cứu, lọc máu liên tục, sử dụng kháng sinh, corticoid, thuốc lipit theo phác đồ. Hiện bệnh nhân vẫn phải lọc máu, dự kiến kéo dài nhiều ngày tới mới có thể đánh giá tình hình.
Bác sĩ Thanh cho biết bệnh nhân vừa hết hạn Bảo hiểm y tế nên phải tự chi trả chi phí điều trị. Gia đình khó khăn, cha làm thợ hồ, mẹ bị tai biến nên chi phí điều trị đang đè nặng lên vai người cha. Gia đình vay mượn khắp nơi mới được 14 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí điều trị có thể lên đến 200 triệu đồng. Vì vậy, gia đình nạn nhân và bác sĩ đều gặp khó với khoản chi phí này.
Trước đó, tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh cũng tiếp nhận một phụ nữ tự tử bằng thuốc diệt cỏ thành phần diquat (cùng nhóm với paraquat) do thua lỗ làm ăn. Sau 5 ngày điều trị tích cực kết hợp phác đồ lọc máu hấp phụ với 8 quả lọc. Bệnh nhân đã được xuất viện nhưng vẫn phải theo dõi các di chứng.
Trầm cảm sau sinh: Mẹ cùng con nhỏ 3 tháng tuổi uống thuốc diệt cỏ tự tử
Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang) cứu chữa trường hợp mẹ cùng con nhỏ 3 tháng tuổi uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Hình minh họa
Bệnh nhân T.T.D. (27 tuổi, trú tại xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên) và bệnh nhi T.T.N. ( 3 tháng tuổi) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, hơi thở nồng nặc mùi thuốc diệt cỏ.
Theo thông tin từ gia đình, sau khi sinh con được 3 tháng, bệnh nhân có nhiều dấu hiệu trầm cảm, thay đổi tính cách và không nói chuyện với mọi người. Trong lúc gia đình không chú ý, bệnh nhân đã cùng con nhỏ 3 tháng tuổi uống thuốc diệt cỏ, diệt nấm.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, nhận định tình trạng bệnh nhân và bệnh nhi rất nặng, tiên lượng xấu nếu không xử trí kịp thời. Ê-kíp trực đã nhanh tiến hành xử trí hồi sức tích cực cả mẹ và em bé, rửa dạ dày cấp cứu...
Sau 1 giờ xử trí tích cực, các chỉ số sống của 2 mẹ con đã dần ổn định, qua cơn nguy kịch.
Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân và bệnh nhi đã ổn định.
Trong thời gian vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc liên tục tiếp nhận bệnh nhân tự tử bằng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... Không ít trong số đó là các trường hợp trầm cảm sau sinh, rất may các trường hợp đều đến sớm và được cứu chữa kịp thời.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản ước đoán, tỷ lệ trầm cảm sau sinh từ 11,6% - 33%.
Trầm cảm sau sinh là vấn đề không thể xem nhẹ trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Giáo dục kiến thức, tư vấn, giải thích cho bà mẹ mang thai và sau sinh những vấn đề cơ bản về trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ là bước dự phòng hiệu quả.
Theo các chuyên gia tâm lý, nhu cầu được hỗ trợ, được giúp đỡ và được quan tâm của bà mẹ mới sinh, đặc biệt khi sinh con đầu lòng rất cao. Trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm vị trí rất quan trọng. Người chồng, gia đình, người thân... cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kỳ hậu sản, để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cụ ông chạy xe ôm thẫn thờ xin cứu vợ nhập viện vì suy kiệt Bà Sang làm lao công, tuy không nặng nhọc nhưng luôn tay luôn chân. Trước khi kiệt sức đến ngất xỉu, cụ bà đã ho dai dẳng nhiều ngày, chỉ mua thuốc uống tạm mà không thăm khám bệnh. Suốt 3 tuần nay, hoàn cảnh của bà Phùng Thị Kim Sang (65 tuổi) khiến các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích...