Từ giọng hát ‘bay lên trời là em bay ra ngoài’ gây ám ảnh đến những hành động phản cảm nhân danh tình yêu bóng đá
Tình yêu, sự cuồng nhiệt khi thể hiện niềm đam mê bóng đá là một nét văn hóa của người Việt Nam, tuy nhiên, một điều đáng buồn là chúng ta vẫn còn phải chứng kiến nhiều hành động chưa đẹp nhân danh tình yêu ấy.
Thời gian gần đây, mạng xã hội trong nước tràn ngập hình ảnh, bài viết về các cổ động viên khi cổ vũ U23 Việt Namtại VCK U23 Châu Á. Ngoài những hành động đẹp thể hiện niềm tự hào dân tộc, các cổ động viên Việt Nam cũng có những khoảnh khắc gây tranh cãi như tấn công trang cá nhân, cởi quần áo để ăn mừng chiến thắng hay thậm chí là làm ồn trong sân vận động khiến các cầu thủ mất tập trung trong khi thi đấu.
Từ giọng hát ‘bay lên trời là em bay ra ngoài’ gây ám ảnh
Những ngày qua, bên cạnh diễn biến các trận bóng của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ sa vào cuộc tranh luận về hành động của một số CĐV trên khán đài. Bắt đầu từ trận U22 Việt Nam gặp U22 Singapore trên sân vận động Rizal Memorial (Philippines) ngày 3/12 tại SEA Games 30, khán giả xem TV thỉnh thoảng lại nghe vang lên giọng hát ‘ Bay lên trời là em bay ra ngoài’.
Ban đầu, câu hát và cách cổ vũ này được đánh giá là hài hước, mới lạ. Nhưng càng về sau, giọng hát lặp đi lặp lại ở hết trận này sang trận khác lại trở nên làm phiền các cổ động viên và những người theo dõi trận đấu. Nhiều người thậm chí còn cho rằng, đây là hành động phản cảm, ồn ào có thể khiến cầu thủ mất tập trung.
Hành động của CĐV này khiến CĐM tranh cãi kịch liệt
Khó chịu trước hành động này, rất nhiều bạn trẻ đã vào Facebook cá nhân của nữ cổ động viên tên là Thanh Thúy – chủ nhân câu hát để chỉ trích bằng những lời lẽ nặng nề. Tất nhiên, cũng có không ít người đã lên tiếng bênh vực chị. Họ cho rằng mỗi người có một cách thể hiện tình yêu bóng đá riêng.
Theo chị Thanh Thúy thì: ‘ Tôi hát câu đấy vì muốn trấn an tinh thần cầu thủ của chúng ta và dẹp tan sự lo lắng của CĐV ở trên khán đài. Tôi mong rằng câu hát của tôi giúp các cầu thủ và CĐV bình tĩnh’.
Trước ý kiến chỉ trích, chị Thúy nói: ‘Tôi không thể làm hài lòng mọi người được. Có những người vẫn ủng hộ tôi. Tôi sẽ vẫn là chính tôi và tiếp tục hát câu này’.
Câu hát ‘ám ảnh’ trên khiến nhiều người nhớ tới chiếc kèn vuvuzela cũng được rất nhiều người hâm mộ sử dụng trong sân cỏ. Cũng như pháo sáng, vuvuzela là món đồ gây nhiều tranh cãi.
FIFA và UEFA đã cấm người hâm mộ mang vuvuzela vào sân bóng. Tuy nhiên ở Việt Nam, những chiếc kèn bình dân vẫn đang được bán với cái giá khoảng 30.000 đồng trên các đường phố.
Kèn vuvuzela cần được hạn chế ở mỗi trận đấu
Được biết, kèn vuvuzela sử dụng nhiều sẽ khiến điếc tai, bên cạnh đó, các cầu thủ cũng bị mất tập trung và không thể nghe được còi của trọng tài.
Hệ lụy mà chúng đem lại là vô cùng lớn. Cường độ âm thanh tối đa của chiếc kèn vuvuzela có thể đạt tới 127 đêxiben (dB) – cao hơn cường độ âm phát ra của một máy xén cỏ (90dB) hay một chiếc cưa máy (100 dB).
Thử tưởng tượng ở SVĐ Mỹ Đình có khoảng 40.000 chiếc kèn vuvuzela được thổi thì sẽ ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Chính vì vậy, có lẽ người hâm mộ Việt Nam nên học những cách cổ vũ sao cho văn minh, lành mạnh mà vẫn thể hiện được tinh thần yêu thể thao.
Video đang HOT
Ồ ạt tấn công trang cá nhân
Một trong những hành động khác cũng gây nên làn sóng tranh cãi đó là việc CĐV Việt Nam thường xuyên tấn công trang cá nhân của các cầu thủ bên phía đối phương hay thậm chí là những trọng tài có quyết định bất lợi cho đội nhà.
Hiện tượng này luôn xuất hiện sau những trận cầu căng thẳng của đội tuyển bóng đá Việt Nam, đặc biệt khi có những tình huống gây tranh cãi. Chỉ cần có một mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong trận đấu, nhiều CĐV quá khích sẵn sàng tấn công facebook, instagram cá nhân cá nhân của trọng tài, cầu thủ đội bạn, thậm chí cả cầu thủ đội nhà bằng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm.
Từng nhớ, vào tối 19/11, ĐT Việt Nam đã có cuộc tiếp đón Thái Lan trên SVĐ Mỹ Đình tại lượt trận thứ sáu vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực Châu Á. Sau 90 phút tranh tài, hai đội rời sân mà không có bàn thắng nào được ghi. Tuy nhiên, cái tên được nhắc nhiều nhất trong trận đấu này đó chính là ông Ahmed Al-Kaf- trọng tài điều khiển trận đấu.
Với những quyết định gây bất lợi cho Việt Nam, ông Ahmed đã trở thành mục tiêu của hàng nghìn CĐV quá khích trên facebook dù trước đó ông còn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người Việt. Mỗi bài đăng của trọng tài lập tức nhận được rất nhiều lượt ‘phẫn nộ’ cùng lời lẽ công kích cá nhân.
Những bình luận khiếm nhã của CĐV Việt được viết bằng tiếng Anh
Không chỉ bình luận bình luận khiếm nhã, nhiều người còn sử dụng hình ảnh của các vị trọng tài, cầu thủ để chế ảnh thành… ảnh thờ. Bức ‘ảnh thờ’ được nhiều người thay nhau đăng đi đăng lại với sự thích thú. Một số page về thể thao thậm chí còn chế sẵn những hình ảnh phản cảm để có thể sử dụng ngay khi trọng tài hoặc cầu thủ đội bạn gây bất lợi cho đội tuyển nhà.
Đa số mọi người cho rằng đây là hành động kém văn hóa, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh những người yêu bóng đá chân chính của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới. Một số người có cái nhìn tích cực hơn lại nghĩ đây là hành động xuất phát từ tình yêu bóng đá, và việc không kiềm chế được cảm xúc nhất thời là không thể tránh khỏi.
Những bức ảnh phản cảm lan truyền với tốc độ chóng mặt
Đến cả những phong trào bị biến tướng
Phong trào ‘ Việt Nam nói là làm’ xuất hiện từ giữa 2017. Cứ trước mỗi trận đấu quan trọng, trên facebook lại có hàng loạt status tuyên bố ‘ Nếu Việt Nam thắng tôi sẽ…’. Kết thúc của dòng trạng thái sẽ là ‘ Việt Nam nói là làm‘ như một lời cam kết chắc nịch.
Bên cạnh những lời hứa vui vẻ, hài hước như nhuộm tóc, cạo trọc, thay ảnh đại diện… có rất nhiều CĐV đã làm những hành động phản cảm chẳng hạn như khỏa thân nơi công cộng hoặc tuyên bố cho nhiều người ‘đụng chạm’ để ăn mừng chiến thắng.
Tối 11/12 vừa qua, đội tuyển U22 Việt Nam đã giành chiến thắng 3-0 trước Indonesia để đoạt HCV SEA Games môn bóng đá nam sau nhiều năm chờ đợi khiến người người nhà nhà đều đổ ra đường ‘đi bão’, chung vui với đội tuyển nước nhà. Ngoài những hình ảnh đẹp và xúc động, một cô gái đã khiến nhiều người khó chịu bởi trang phục hở hang, thể hiện những màn nhảy nhót khiêu gợi giữa đường phố đông người.
Được biết, cô gái xuất hiện trên đường Nguyễn Văn Linh (TP. Đà Nẵng).
Hành động này khiến nhiều người nóng mắt
Đáng nói, đây không phải lần đầu các cô gái ‘tranh thủ’ đi bão để có những màn lột đồ đầy phản cảm. Ngoài ‘cởi áo khoe thân’, một số người còn livestream, quay phim chụp ảnh đăng lên mạng xã hội nhằm lôi kéo sự chú ý như một ‘thành tích’ đáng tự hào. Hành động này khiến rất nhiều CĐV chân chính cảm thấy ‘nóng mắt’, kịch liệt lên án, phê phán.
Bất cứ ai cũng có quyền được hòa mình trong khoảnh khắc hạnh phúc, vui niềm vui chung của dân tộc. Tuy nhiên, việc lợi dụng những điều ý nghĩa để khoe khoang, chứng tỏ bản thân chỉ khiến hình ảnh người hâm mộ bóng đá xấu đi, biến văn hóa bóng đá trở nên méo mó trong mắt người khác.
Nhập viện vì pháo sáng
Với người yêu bóng đá, không gì thích hơn là đến sân để cổ vũ đội nhà, thưởng thức những pha bóng đẹp trên sân cỏ. Đốt pháo sáng khi cổ vũ với nhiều người có thể đem lại sự phấn khích. Thế nhưng pháo sáng có thể gây ra những hậu quả khôn lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trận đấu bù vòng 22 V-League 2019 giữa CLB Hà Nội và CLB Nam Định đã diễn ra trên sân Hàng Đẫy, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra trên khán đài khiến cầu thủ hai đội bất bình và lo lắng. Cụ thể, một nữ CĐV ngồi tại khán đài A đã bị bỏng nặng do một quả pháo sáng được bắn từ khu khán đài B14 của CĐV Nam Định.
Mảnh pháo rơi trúng đùi chị Tô Huyền Anh, sinh năm 1985. Ngay sau khi bị thương, chị Huyền Anh đã được sơ cứu và đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu. Theo bệnh án, vết thương của chị Huyền Anh dài khoảng 20cm và rách vào đến tận xương. Điều này đã thực sự khiến người hâm mộ bóng đá ‘giật mình’ và nhận ra sự nguy hiểm của pháo sáng.
Nhiều người hoảng loạn vì bị pháo sáng rơi vào
Pháo sáng không bị dập tắt dễ dàng vì được thiết kế để thích ứng với môi trường nước. Không những thế, loại pháo này có thể cháy tới nhiệt độ 1.600 độ C, có loại lên đến 3.000 độ C. Chưa dừng lại ở đó, khói được tạo ra từ pháo sáng cũng rất nguy hiểm và không nên hít vào, với những người bị hen suyễn, khói từ pháo sáng có thể khiến họ trở nên khó thở nhanh chóng.
Tình yêu, sự cuồng nhiệt khi thể hiện niềm đam mê bóng đá là một nét văn hóa của người Việt Nam, nhưng hãy luôn là người hâm mộ có trái tim nóng và cái đầu lạnh để hiểu biết và bày tỏ tình yêu ấy bằng cách văn minh nhất có thể.
Bích Ngọc
Theo baodatviet
Xôn xao danh tính cơ trưởng lái chiếc máy bay chở đội tuyển U22 Việt Nam từ Philippines về nước
Theo những chia sẻ trên trang cá nhân của nghệ sĩ Hương Dung thì Hà Duy (Duy Alex) sẽ "vinh dự được chở hẳn 1 phi cơ Vàng về cho đất nước"?
Chiều nay, theo dự kiến thì chuyến bay chở 2 đội tuyển U22 quốc gia nam và nữ sẽ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 19h.
Trên trang cá nhân của nghệ sĩ Hương Dung bất ngờ chia sẻ thông tin Hà Duy (Duy Alex) "vinh dự được chở hẳn 1 phi cơ Vàng về cho đất nước". Nhiều fan hâm mộ suy đoán Hà Duy sẽ có vinh dự được cầm lái chuyến bay chở cả 2 đội tuyển vô địch về Việt Nam.
Thông tin được chia sẻ trên trang cá nhân của nghệ sĩ Hương Dung (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, theo thông tin chính thức thì Phó TGĐ Vietnam Airlines Nguyễn Hồng Lĩnh mới là cơ trưởng chuyến bay Boeing 787-10 đưa những người hùng của Việt Nam từ Manila về Việt Nam.
Được biết, tối hôm qua phi công Hà Duy cũng có mặt trên sân vận động Rizal Memorial (Philippines) cùng bạn bè, đồng nghiệp để cổ vũ cho đội tuyển U22 Việt Nam.
Trước khi trở thành phi công, Hà Duy là một trong những "diễn viên nhí" được nhiều người trong thế hệ 8X, 9X nhớ đến nhất. Anh từng tham gia nhiều bộ phim truyền hình từ khi còn nhỏ như Làm mẹ, Mùa hè sôi động, Một chuyến thăm quê,...
Đồng thời, anh cũng là con trai của NSƯT Hương Dung. Từng diễn viên nhí "khán giả có thể không nhớ tên nhưng khó ai quên mặt", phủ sóng màn ảnh nhỏ nhưng càng lớn lên Hà Duy càng ít tham gia phim ảnh. Anh thi đỗ vào ngành phi công và công tác trong ngành hàng không.
Hiện tại Hà Duy đang là phi công cho hãng hàng không Vietnam Airlines.
Theo Helino
Hình ảnh đẹp: CĐV Việt Nam nán lại khán đài SVĐ Philippines để nhặt rác sau chiến thắng vàng của thầy trò HLV Park Hang Seo Tạm gác niềm vui chiến thắng khi thầy trò HLV Park Hang Seo giành HCV Sea Games 30, một nhóm cổ động viên Việt Nam đã nán lại sân vận động Rizal Memorial (Philippines) để dọn sạch rác. Tối 10/12, trận tranh huy chương vàng môn bóng đá nam SEA Games 30 giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia diễn ra tại sân...