Tự ghép mắt nhân giống, tạo ra giống mãng cầu na, quả khủng gần 1kg
Trái mãng cầu na do bà Nguyễn Thị Kim Mai (Đồng Nai) tự ghép mắt nhân giống nặng tầm 1kg, lượng hạt chỉ bằng 1/5 trái mãng cầu na thường.
Trước năm 2002, trong một chuyến đi Lạng Sơn, bà Nguyễn Thị Kim Mai (ấp một, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai) được người bà con cho cây giống mãng cầu na về trồng.
Sau gần một năm rưỡi chăm sóc, cây cho trái vụ đầu tiên. Trái to, mã đẹp, hạt nhỏ và ít, thịt ngọt, thơm đậm đà. Thấy vậy, bà Mai đã ghép mắt mãng cầu na vào gốc mãng cầu sẵn có trong vườn, nhân lên 5.000 gốc.
Theo bà Mai, mãng cầu na hạt lép dễ trồng, không yêu cầu kỹ thuật cao, ít sâu bệnh gây hại nên công việc chăm sóc không có trở ngại lớn. Hơn nữa, Đồng Nai có mùa nắng dài, do đó, kỹ thuật cơ bản là bao túi ngăn sâu hại và tránh nắng cho trái. Ngoài ra, rệp sáp hút nhựa trái có thể loại bằng thuốc nấm xanh sinh học.
Trái mãng cầu na thu hoạch nặng từ 1-1,2kg một trái, lượng hạt chỉ bằng 1/5 trái mãng cầu na thường.
Với lợi thế thổ nhưỡng phù hợp và sự chăm sóc tỷ mỉ của hơn 10 nhân công tại vườn, chỉ hai năm sau khi trồng, vườn mãng cầu na hạt lép của bà Mai đã cho thu hoạch. Mỗi cây có thể cho từ 100 đến 120 quả, sản lượng khoảng 250 tấn mỗi năm. Giá mãng cầu na ổn định, dao động khoảng 80.000 đến 100.000 đồng một kg, dịp tết có thể lên đến 120.000 đồng mỗi kg.
Video đang HOT
Hiện nay, mãng cầu na của bà đã có thương hiệu riêng là Mãng cầu na hạt lép Kim Mai. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là hệ thống siêu thị, các cửa hàng trái cây sạch trên địa bàn TP HCM.
Ngoài sản phẩm là trái mãng cầu na hạt lép, bà Mai hiện còn là chủ nhiệm tổ hợp tác Lộc Mai (ấp một, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai) với trang trại trồng trái cây an toàn rộng 30ha. Trang trại của bà mang tới việc làm và thu nhập thường xuyên cho khoảng 10 lao động địa phương.
Trong tương lai, bà Mai dự định mở rộng diện tích trồng mãng cầu na hạt lép vì loại quả này được thị thường ưa chuộng và hướng đến xuất khẩu.
Theo Thanh Thủy (Vnexpress)
MỚI: Ngư dân La Ngà vẫn chưa nhận được hỗ trợ bồi thường vụ cá chết
Mặc dù đã có chỉ đạo của Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai, nhưng đã 15 ngày trôi qua, chính quyền địa phương vẫn chưa có bất cứ động thái nào hỗ trợ bồi thường cho ngư dân làng bè La Ngà có cá chết hàng loạt trong thời gian qua.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai do Giám đốc Huỳnh Thành Vinh ký ngày 4.6.2018, hiện trạng cá chết hàng loạt tại làng bè La Ngà ngày 20 và 21.05.2018 ở 2 xã Phú Ngọc và La Ngà (huyện Định Quán), ảnh hưởng tới 131 hộ dân với khoảng 550 lồng bè, thiệt hại tính đến ngày 1.6 là 1992,5 tấn.
Kết luận nêu: "Việc xảy ra cá chết hàng loạt trên khu vực sông La Ngà vừa qua, là do những biến động bất lợi về môi trường: Lượng mưa lớn kéo dài, cuốn trôi theo tất cả các vật chất hữu cơ từ thượng nguồn vào thủy vực, làm môi trường thay đổi đột ngột cộng với ô nhiễm hữu cơ dẫn đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm thấp gây nên cá chết hàng loạt.
Cùng với đó, "chấp thuận chủ trương giao cho UBND huyện Định Quán chủ trì phối hợp với các sở ban ngành và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai cho các hộ chăn nuôi có cá chết theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ."
Tuy nhiên, hôm nay sau 15 ngày kể từ ngày ký quyết định của Sở NNPTNT, chính quyền 2 xã Phú Ngọc và La Ngà vẫn chưa gọi bà con làng bè lên để làm các thủ tục hướng dẫn hỗ trợ cần thiết.
Anh Nguyễn Thanh Trung, ở xã La Ngà cho biết, anh thiệt hại khoảng hơn 2 tỷ đồng trong vụ này, trong đó nợ ngân hàng, đại lý cám cũng trên 500 triệu đồng. "Nợ nần quá trời mà không biết làm gì để xoay trả nợ nên tôi tính làm liều thả đại 1 ít cá mới dù chính quyền có gửi thông báo cho các hộ ngày 27.5 là chưa được xuống cá, chờ thông báo mới. Nhưng chờ đến bao giờ khi nợ thì bao vây, mà miệng ăn thì núi lở?", anh bức xúc
Các hộ dân đã thu bè, chờ thông báo mới để xuống giống. Ảnh: Xuân Thủy.
Anh Nguyễn Văn Trí cũng thuộc làng bè La Ngà thì thẳng thắn hơn: "Tôi xuống giống mới rồi, trước thay vì thả 10, thì nay tôi thả 2. Tôi không chấp nhận kết quả của chính quyền công bố cá chết do thiên tai, nhưng trước hết phải kiếm cái gì để sống đã, làm bè mà bây giờ không được thả cá thì tôi biết làm gì? Tôi sẽ làm đơn kiến nghị để tìm ra nguyên nhân rõ ràng hơn."
Anh Võ Văn Thảo, người thiệt hại khá lớn gần 150 tấn cá, không dấu vẻ mệt mỏi, anh nói: "Tôi đang xuống giống tiếp, bên cạnh đó sẽ cùng bà con làng bè làm đơn kiến nghị để cơ quan chức năng vào cuộc điều tra rõ ràng nguyên nhân cá chết." Anh cũng cho biết thêm, cả làng bè không ai chấp nhận nguyên nhân cá chết là do thiên tai.
"Chúng tôi 80% là dân Campuchia về, không được học hành nên xã đưa các giấy kết luận về mẫu nước chúng tôi cũng đâu có hiểu, nhưng nói cá chết do thiên tai là tôi không có chịu. Tôi đã xuống 3 tấn cá diêu hồng rồi, biết là sợ lắm, nhưng cứ thả thôi. Không thì bây giờ biết làm gì mà sống?", anh Huỳnh Tấn Hùng, ở ấp 2 xã La Ngà cho biết. Anh cũng nói thêm, các làng bè cũng xa nhau, nên khi có dịp gặp nhau cũng chỉ biết hỏi nhau: "Mất bao nhiêu?", "Nợ tiền cám nhiêu?", "Nợ ngân hàng bao nhiêu" rồi an ủi nhau vượt qua khó khăn. Chứ bây giờ cũng chẳng biết thế nào, mong chính quyền có phương án hỗ trợ sớm.
Bà con đang làm đơn kiến nghị để được xuống giống sau gần 1 tháng cá chết. Ảnh: Xuân Thủy.
Ngày 14.6 đại diện các hộ nuôi cá làng bè La Ngà đã làm đơn kiến nghị gửi các cấp trên địa bàn tỉnh gồm có: Ban nội chính, Trụ sở tiếp dân tỉnh, Sở NNPTNT, Sở Tài nguyên Môi trường với mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ nội dung cá chết, họ không tin cá chết là do thiên tai.
Anh Nguyễn Thanh Trung, xã La Ngà là 1 trong 3 người lên tỉnh đưa đơn kiến nghị trước khi chia tay chúng tôi cho biết: "Bà con chúng tôi đã dẫn phóng viên VTV và VTC lên ghi hình doanh nghiệp mà chúng tôi nghi ngờ xả thải gây ô nhiễm môi trường làm cá chết. Những hình ảnh mà VTV và VTC phát trên truyền hình càng làm cho chúng tôi tin vào nghi ngờ của chúng tôi là chính đáng. Vì vậy chúng tôi mới làm đơn kiến nghị gửi các cơ quan lãnh đạo của tỉnh, mong họ vào cuộc điều tra".
Sáng ngày 18.6, chúng tôi liên lạc với bà Vũ Thị Thơ, Bí thư kiêm Chủ tịch xã La Ngà, bà cho biết huyện đang thống kê các thiệt hại cuối cùng và sẽ bồi thường thiệt hại theo hướng thiên tai cho bà con căn cứ vào Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ. Ngoài ra bà cũng cho biết ngày 19.6 vào lúc 13h30 tại UBND xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai sẽ diễn ra buổi tiếp xúc cử tri, thành phần có Đại biểu Quốc hội về dự, sẽ nói về vấn đề này.
Theo Danviet
Hai ô tô cùng lao xuống vực sau cú vượt trái của xe tải Chiếc xe tải chở gỗ lấn trái đường và xảy ra va chạm với xe ô tô 7 chỗ khiến cả 2 phương tiện lao xuống vực. Vụ tai nạn khiến tài xế xe ô tô bị thương nặng, hai phương tiện hư hỏng. Một số nhân chứng cho biết, chiều 4/6, xe ô tô tải chở gỗ điều BKS 18C- 000.79 do...