Từ gánh rong đến quán phở Minh nổi tiếng 70 năm ở Sài Gòn
Không quảng cáo, không mở rộng kinh doanh, phở Minh qua 3 thế hệ vẫn ngày ngày đón chào những vị khách thân thuộc trong con hẻm nhỏ trên đường Pasteur (quận 1, TP.HCM).
Không gian phục vụ ở phở Minh chỉ có 2 gian nhỏ với vỏn vẹn 9 bộ bàn ghế, trái ngược hẳn với cách chúng tôi nghĩ về một quán phở có tiếng ở Sài Gòn. Nằm sâu trong con hẻm ở đường Pasteur đông đúc ngay trung tâm quận 1, chúng tôi đã cảm nhận được không khí yên tĩnh, thân tình ở đây.
Nhiều vị khách mới đến tò mò, “ sao quán không cất tấm phản lớn rồi đặt thêm bàn ghế” hay “sao không nấu nhiều phở hơn cho khách đến ăn”. Đáp lại, chị Dung, chủ quán phở Minh, cho biết không có ý định mở rộng quán. Chị tâm sự: “Chúng tôi đang phục vụ chừng này khách, đa phần đều là khách quen qua nhiều đời và người ta thích không gian như vậy, cớ sao chúng tôi lại phải mở rộng rồi thương mại hóa?”.
Từ một xe đẩy nhỏ năm 1942, phở Minh bắt đầu dựng quán khoảng những năm 1950. Đến nay, biển hiệu “phở Minh” và các vật trang trí khi xưa vẫn còn được giữ nguyên như một cách để gia đình tự hào vì qua bao năm, hương vị phở không có gì đổi khác.
Đứng bếp chính hiện nay là bà Sáu, con gái út ông chủ đầu tiên của phở Minh. Nồi nước dùng ở phở Minh được hầm trong nhiều tiếng đồng hồ, trước giờ chỉ sử dụng gừng, sả chứ không phải hồi, quế hay đinh hương nên có vị thanh và ngọt riêng.
Phở Minh có đủ các loại tái, nạm, gân, gầu, vè. Thịt thường được luộc kỹ và thái miếng dày hơn nhiều quán khác, nhưng điều đặc biệt là vẫn rất mềm và có vị ngọt đặc trưng.
Video đang HOT
Dù là phở gốc Bắc nhưng phở Minh đã dần dà chiều ý thực khách Sài Gòn. Quán vẫn bày thêm rau, giá đỗ và các loại tương ớt, tương đen để ăn kèm. Các loại tương này do gia đình chế biến lại nên mang nhiều nét khác biệt. Ngoài phở, quán cũng phục vụ món bánh pate chaud, yaourt và nhiều thức uống “nhà làm” khác.
“Australia có nhiều quán phở Việt Nam, nhưng đúng là phải ăn ở đây thì mới cảm nhận đúng hương vị được. Vị phở thơm, miếng thịt mềm, ngọt và các loại rau ăn kèm cũng rất thú vị. Nhưng có lẽ tôi cần suất ăn lớn hơn”, anh Ian, một du khách người Australia lần đầu đến phở Minh nhận xét. Thực tế, phở ở đây được bán theo các kích cỡ nhỏ, trung bình và lớn với giá từ 55.000-75.000 đồng. Tuy vậy, lượng phở và thịt khá ít, không phù hợp với những thực khách có sức ăn khỏe.
Khách lâu năm thường sẽ gọi thêm chén tiết hoặc chén trứng, vị chi hơn 100.000 đồng cho một bữa sáng tại đây. Nó được coi là mức giá khá đắt đỏ đối với đa số người dân.
“Nếu phải nói lên một điều tôi tự hào về phở Minh, đó chính là cách chúng tôi giữ nguyên hương vị từ thời ông nội. Trải qua nhiều năm, nguyên liệu không còn như xưa nhưng gia đình những vị khách ghé ăn vẫn đến ủng hộ đến đời thứ 3, thứ 4 dù sống trong nước hay nước ngoài”, chị Dung tâm sự.
Ở đây trong cả buổi sáng, chúng tôi bắt gặp không ít bạn trẻ cùng bố mẹ đến ăn và trò chuyện thân tình cùng gia đình chủ quán. Họ chia sẻ: “Người mới ăn vài lần có thể thấy bình thường, nhưng chúng tôi ăn mấy chục năm ở đây đã quen, lâu không ăn sẽ nhớ”.
Theo Zing
Hội những người con xa xứ ăn thử phở Thìn ở Nhật: ngon thì ngon nhưng mà... nhạt
Chỉ mới khai trương được vài ngày, phở Thìn ở Nhật đã thu hút rất nhiều thực khách. Không chỉ người Nhật, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang sinh sống cũng đã đến thử phở tại đây.
Sống xa quê, một trong những điều khiến những người con đất Việt nhung nhớ nhất có lẽ chính là ẩm thực quê nhà. Chẳng thế mà khi quán phở Thìn ở Nhật khai trương, không chỉ người Nhật hào hứng đi ăn mà nhiều bạn trẻ Việt đang sống tại đây cũng hối hả tìm đến để thưởng thức "hương vị quê nhà" sau rất nhiều ngày xa cách.
Rất nhiều người Việt đang sinh sống ở Nhật, dù phải đi một quãng đường tương đối xa nhưng vẫn cố gắng đến để thử. Có bạn trẻ còn đi tàu tận 1 giờ đồng hồ, rồi lòng vòng đi bộ để tìm quán phở, nhất định thử cho bằng được.
Vậy nhưng, điều đáng mong chờ nhất chính là giây phút được ăn thử phở Thìn. Hãy xem họ nói gì này!
*Thịt bò ngon
Khỏi phải nói rồi bởi vì thịt bò ở Nhật thì không phải bàn. Đã vậy, khi được lựa chọn kỹ lưỡng và thêm phần hướng dẫn cụ thể từ bác Thìn thì cũng không ngoa khi dành lời khen cho thịt bò.
Điều gây ấn tượng nhất với cậu bạn này chính là thịt bò ngon (Nguồn: Trí Đức Nguyễn).
*Sợi phở tươi
Theo chia sẻ của cô bạn đã nhiều năm sống tại Nhật này thì phở thường là đồ khô luộc lên nên khó có thể cảm nhận được hương vị ngon như "ở nhà". Tuy nhiên, phở Thìn ở đây thì lại khác. Sợi phở tươi đúng như phở sử dụng tại các quán phở ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
(Nguồn: tynaki810).
*Nước dùng... nhạt
Đa số mọi người đều chia sẻ rằng nước dùng của phở Thìn tại Tokyo là: nhạt.
Quả thật, trong một bát phở thì nước dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có lẽ để phù hợp với khẩu vị của người Nhật là ăn nhạt hơn nên phở Thìn ở đây cũng đã thay đổi theo hướng này.
(Nguồn: Tran Quang Trung - Group Tokyo Baito).
*Rất giống với "bản gốc"
Điều thú vị là phở Thìn ở Tokyo đã cố gắng mang tất cả những gì có thể sao cho giống với "bản gốc" nhất. Ngoài hương vị, nguyên liệu, các gia vị ăn kèm thì cả đến đũa, thìa... cũng giống với phở Thìn "ở nhà" khiến cho người ăn (nhất là những người Việt đang sống ở Nhật) cảm thấy vô cùng hào hứng.
Review đánh giá của một bạn trẻ Việt trên trang page Pho Thin TOKYO (Nguồn: Linh Pham Ngoc).
Nói thế nào đi nữa, sự "xuất ngoại" của phở Thìn đến Nhật, lại cố gắng giống với "bản gốc" nhất có thể thì cũng là một tín hiệu rất đáng mừng đối với phở Việt nói riêng và ẩm thực Việt nói chung.
Nếu bạn cũng đã được thưởng thức phở Thìn tại Tokyo, hãy chia sẻ cảm nhận của mình ngay nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Điểm danh những pha chơi chữ bá đạo nhất của món phở Việt ở nước ngoài Người Việt nói món phở có hương vị khó quên, người Mỹ nói món phở "un-phở-gettable". Đây chỉ là một trong số ít những lần chơi chữ "bá đạo" thôi đấy! Nói mãi về sự nổi tiếng của phở cũng nhàm, nhưng không nói thì không ai thực sự biết được phở nổi tiếng thế nào đâu. Phở phủ sóng khắp mọi nơi,...