Từ gái điếm trở thành tình nhân của vua Anh và án giết người máu lạnh
Người tình của nhà vua Anh Edward VIII bị cho là đã gây ra một vụ giết người máu lạnh nhưng thay vì bị trừng phạt, cô gái này lại được tha bổng.
Từ phải qua trái: Vua Anh Edward VIII, cô người tình Marguerite Alibert và Ali Fahmy – chồng của Marguerite
Theo Express, Edward VIII nổi tiếng vì đã thoái vị chỉ chưa đầy 1 năm sau khi lên ngôi (lên ngôi ngày 20/1/1936, thoái vị ngày 11/12 cùng năm) để chung sống với tình yêu của cuộc đời, Wallis Simpson. Tuy nhiên, trước đó, ông bị đồn có mối quan hệ tình cảm với một cô gái điếm nổi tiếng tên là Marguerite Alibert.
Marguerite Alibert nổi tiếng là một gái điếm cao cấp ở Paris, nơi cô quyến rũ thành công vị vua nước Anh. Nhưng cô nổi tiếng hơn khi vướng vào một vụ án giết người năm 1923.
Mô tả về vụ án này, trong cuốn “Hoàng tử, Công chúa và Kẻ giết người hoàn hảo”, nhà sử học Andrew Rose bình luận, đó là một vụ giết người để trục lợi, một tội ác hoàn hảo”.
Trước đó, Marguerite được giới thiệu với Edward VIII trong Thế chiến 1 khi ông vẫn là Hoàng tử xứ Wales và đang được nghỉ phép từ Mặt trận phía Tây ở Paris.
Marguerite là một kỹ nữ chuyên nghiệp và vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Edward say mê cô từ cái nhìn đầu tiên.
Dù sau đó, vị vua Anh quyết cắt đứt với Marguerite để theo đuổi một phụ nữ Anh đã có chồng nhưng Marguerite vẫn giữ lại những lá thư tình của Edward.
Vào những năm 20, Marguerite là một người phụ nữ giàu có khi kết hôn với ông trùm ngành bông Ai Cập, Ali Fahmy. Cặp đôi thường xuyên lui tới Paris và London để giao lưu với giới thượng lưu và tiêu tiền.
Video đang HOT
Khi Fahmy bị phát hiện tử vong tại khách sạn Savoy ở London vào năm 1923 bở 3 vết thương do súng bắn vào đầu, Marguerite là nghi phạm chính. Trước đó, người ta đã chứng kiến 2 vợ chồng cãi nhau gay gắt và Marguerite đã đe dọa sẽ dùng chai rượu đập vào đầu chồng. Fahmy cũng đe dọa tương tự.
Vào khoảng 2h30 sáng, những người khuân vác khách sạn đã nghe thấy ba phát súng nổ liên tiếp.
Sau đó, họ chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp khi ông Fahmy nằm gục dưới đất, máu chảy từ đầu lênh láng trên đất sàn nhà. Cuối cùng Ali Fahmy qua đời tại Bệnh viện Charing Cross.
Marguerite được cho là đã ném một khẩu súng lục lớn màu đen tại lại hiện trường và chiếc váy Chanel của cô dính máu. Marguerite sau đó thừa nhận đã giết người tình. Cô được đưa ra xét xử công khai trước sự chứng kiến của nhiều người.
Tuy nhiên, kết quả xử án lại vô cùng bất ngờ khi tòa án đã tha bổng cho Marguerite. Lý do được cho là cô đã đe dọa sẽ tung các bức thư tình, tiết lộ chuyện tình cảm với Edward VIII – điều Hoàng gia Anh muốn tránh. Marguerite sau đó được tuyên trắng án tất cả các cáo buộc và được thừa hưởng khối tài sản khổng lồ của chồng.
Trong cuốn “Hoàng tử, Công chúa và Kẻ giết người hoàn hảo”, nhà sử học Andrew Rose lý giải rằng, Marguerite đã bị kích động dẫn đến việc giết hại chồng vì biết anh ta đang có ý định ly hôn với cô để cưới một phụ nữ khác.
Sau phiên tòa, Marguerite trở về Pháp với tư cách là một phụ nữ tự do và vẫn giữ những lá thư của Hoàng tử xứ Wales cho đến ngày qua đời. Bà sống đến năm 80 tuổi, trong một căn hộ sang trọng ở Paris.
Theo danviet.vn
Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Cuộc tình ngoài luồng
Sau 7 năm chung sống, mối tình giữa Dolly Oesterreich và Herman S. Shapiro rạn nứt. Shapiro chuyển đi nhưng cũng đồng thời khai báo với cảnh sát một bí mật "kinh thiên động địa". Kể từ đây, câu chuyện về cuộc tình ngoài luồng đã được hé lộ với những chi tiết khó tin.
Những năm 1920, dư luận Los Ageles, Mỹ rúng động bởi một vụ án mạng tưởng chừng đơn giản nhưng đằng sau đó lại chứa đựng câu chuyện không thể ngờ về người phụ nữ có tên Dolly Oesterreich. Nếu không có cái chết người chồng xấu số, cuộc tình vụng trộm kéo dài cả thập kỷ của Dolly Oesterreich với "nhân tình trên gác mái" của mình có lẽ sẽ vẫn là bí mật.
Otto Sanhuber, người tình trong bóng tối của bà chủ Dolly Oesterreich.
Cánh cửa bí mật
Trong khoảng thời gian Dolly Oesterreich bị giam giữ để điều tra về cái chết của Fred Oesterreich, Shapiro nhiều lần đến thăm Dolly và được người tình kể về một "người em cùng cha khác mẹ" của mình tên là Otto Sanhuber. Sẽ không có gì đáng nói nếu Otto không sống ngay trên gác mái ngôi nhà của gia đình Oesterreich và Dolly đã nhờ người tình giúp mình mang thức ăn tới cho "em trai".
Dolly cho biết trong ngôi nhà của cô ta sẽ có một cánh cửa nhỏ dẫn lên gác mái. Nó nằm ở trên tầng hai, đằng sau một tủ quần áo. Shapiro chỉ việc ra ám hiệu bằng cách gõ ba lần vào cánh cửa đó, Otto sẽ mở cửa.
Câu chuyện này đã khiến Shapiro vô cùng kinh ngạc nhưng đang trong "men say tình ái", anh đồng ý giúp người tình cũng như thề sẽ giữ bí mật về người em này. Shapiro thực hiện theo chỉ dẫn và đúng như những gì Dolly nói, cánh cửa căn gác mái mở ra, một người đàn ông có vóc dáng mảnh khảnh xuất hiện, gương mặt tỏ rõ sự bất ngờ.
Shapiro nhanh chóng giới thiệu và nói lý do có mặt ở đây. Sau phút bối rối, Otto dần trở nên vui vẻ. Câu chuyện sau đó đã được Otto chia sẻ hết sức cởi mở. Anh cho biết mình đã sống ở đây suốt 10 năm. Không chỉ có vậy, Otto còn kể hết cho Shapiro về Dolly và mối quan hệ của họ. Shapiro dần hiểu ra mọi chuyện.
Căn gác mái nơi Dolly giấu người tình.
Người tình trên gác mái
Vào mùa thu năm 1913, chiếc máy khâu tại nhà của Dolly bị hỏng. Chồng bà đã gọi Otto Sanhuber, một nhân viên trong nhà máy, khi đó mới 17 tuổi, tới nhà sửa cho vợ. Vẻ trai tráng của Otto nhanh chóng lọt vào mắt xanh của bà chủ. Trước sự tán tỉnh khó cưỡng của người phụ nữ ngoài 30 tuổi, chàng trai này nhanh chóng ngã vào tay bà chủ.
Kể từ đó, Dolly và Otto bắt đầu một mối tình vụng trộm. Ban đầu, họ gặp nhau ở khách sạn hay nhà trọ của Otto, có nhiều hôm là tại chính nhà của bà khi chồng đi vắng. Những người hàng xóm bắt đầu xì xào bàn tán khi thấy Otto xuất hiện tại nhà Dolly ngày càng nhiều.
Lời dị nghị đã đến tai ông Fred và khiến người đàn ông nổi điên. Khi bị chồng chất vấn chuyện ngoại tình, Dolly nói đó chỉ là một tên bán sách, thường xuyên đến gõ cửa làm phiền, nhưng bà đã tìm cách để đuổi anh ta đi. Fred có vẻ xuôi lòng về câu trả lời đó.
Biết rằng không thể che giấu mãi chuyện ngoại tình nếu như Otto cứ ra vào nhà mình thường xuyên, Dolly bàn với nhân tình về việc đưa anh ta lên ở trên gác mái của căn hộ để tiện gặp gỡ. Vì quá si mê bà chủ, Otto đã xin nghỉ việc tại nhà máy, bắt đầu cuộc sống chui lủi trên căn gác nhỏ.
Nơi ở của Otto chỉ có một chiếc nệm, cây đèn dầu và một cái bô. Otto đã mang theo một số sách vở để đọc và viết. Dolly thường xuyên mang sách từ thư viện về nhà cho người tình. Otto đã viết nhiều câu chuyện viễn tưởng, một số được đăng trên tạp chí với bút danh bí mật.
Mỗi ngày, khi ông chủ ra khỏi nhà, Otto lại xuất hiện như người đàn ông thực thụ trong gia đình. Đôi tình nhân cùng nhau nấu ăn, lau sàn, rửa bát, dọn giường và sửa chữa đồ đạc hỏng.
Trong suốt 10 năm, Dolly giữ Otto trên căn gác mái mà chồng không hề hay biết. Khi Fred quyết định chuyển nhà tới Los Angeles, Dolly vẫn mang Otto đi cùng. Dolly kiên quyết đòi ngôi nhà mới phải có căn gác mái giống như nhà cũ. Khi người chồng thắc mắc, bà nói rằng đó là nơi cất giữ chiếc áo choàng lông thú quý giá. Và tất nhiên, Dolly là người nắm giữ chìa khóa căn gác.
Ban đêm, Otto cố gắng giữ yên lặng nhất có thể để Fred không nghi ngờ. Nhưng thỉnh thoảng, Fred cũng nghe thấy những âm thanh lạ trên căn gác mái. Có lúc ông còn phát hiện bị mất vài điếu xì gà nhưng cũng không bận tâm vì chẳng bao giờ nghĩ rằng có thể có ai khác trong nhà mình cho đến ngày 22/8/1922, cũng là ngày mà ông bị bắn chết.
Theo danviet
Chung bồ với sếp, dâm quan TQ lĩnh án tử năn nỉ tòa tha cho tình nhân Nhận bản án tử hình hoãn thi hành 2 năm, Trần Hoằng Bình vẫn một mực xin tòa tha cho người tình Hứa Thu Lâm mà không hay biết người đàn bà này còn ăn nằm và có con với sếp ông ta. Trần Hoằng Bình, nguyên Bí thư thành ủy Yết Dương tỉnh Quảng Đông, bị đưa ra xét xử vì các...