Tư duy quân sự thời Mỹ bá chủ đang bị phá vỡ…
Khi ưu thế quân sự và tính bất khả xâm phạm bị sụp đổ thì tư duy quân sự theo đó sẽ phi logic.
Không ai nghĩ rằng, có lúc, Mỹ – cường quốc quân sự số 1 thế giới, bá chủ toàn cầu suốt 1/3 thế kỷ qua kể từ khi Liên Xô tan rã, lại đến lúc phải “ăn mày dĩ vãng”…
Bản lĩnh của Đại đế Nga trỗi dậy; tư tưởng Đế quốc của lục địa già châu Âu bị Mỹ cai trị hơn 70 năm kể từ khi kết thúc thế chiến 2 như loại cỏ dại đã bén mầm; đại cường quốc châu Á Trung Quốc hơn 30 năm “nín nhịn chờ thời” đã kết thúc…Tất cả đã làm cho Đế quốc Mỹ mất quyền kiểm soát thế giới…
Rõ ràng, cai trị thế giới bằng sức mạnh của “ưu thế quân sự” đã hết thời, huyền thoại về “tính bất khả xâm phạm” của nước Mỹ đã sụp đổ. Một “nguyên tắc chơi” công bằng xuất hiện cho các cường quốc: “Nếu anh đụng vào tôi thì tôi sẽ đụng vào anh”.
Tuy nhiên, không ai trong giới lãnh đạo Mỹ nói chung lại có thể dễ dàng chấp nhận một sự chia sẻ quyền lực như vậy. Do đó, tư duy logic quân sự của thời số 1 thế giới của giới quân sự, chính trị diều hâu Mỹ không muốn thay đổi dù lạc hậu, vẫn ôm lấy.
Chiến tranh hạt nhân giới hạn tại châu Âu
Vũ khí hạt nhân chiến lược được sử dụng để tấn công phá hủy toàn bộ thành phố, một khu vực, nó có thể được đặt ở bất cứ đâu trên thế giới, như trên bộ, trên biển và trên không, được gọi là bộ ba hạt nhân (ICBM).
Vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW) được sử dụng tấn công vào các khu vực kiên cố, nhà kho, cơ sở hạ tầng quân sự và nhân lực trong khuôn khổ của một chiến dịch quân sự. Phạm vi sử dụng của nó không vượt quá 1000 km và thường bị giới hạn nhất là 500-600 km.
Một cuộc “chiến tranh hạt nhân giới hạn” xảy ra giữa Nga và NATO trên chiến trường châu Âu khi chỉ khi đôi bên sử dụng TNW.
Video đang HOT
Mỹ cho rằng, trong cuộc xung đột giữa Nga với NATO thì các bên chỉ giới hạn sử dụng TNW. Khi xung đột xảy ra, Nga sẽ không sử dụng ICBM vì như vậy sẽ tự sát mà Nga chỉ giới hạn sử dụng TNW mà thôi.
Mỹ tin chắc Nga sẽ chỉ sử dụng TNW vì tất cả các cuộc tập trận quân sự lớn của quân đội Nga đều mô phỏng các cuộc tấn công sử dụng TNW chống lại một kẻ thù thông thường khi nguy cơ đe dọa an ninh Nga.
Bộ Quốc phòng Nga gọi một chiến lược như vậy là sự “leo thang hạt nhân thực thi hòa bình với sự trợ giúp của bom và tên lửa nguyên tử nhỏ chống quân xâm lược…”.
Do đó, nếu xảy ra xung đột và có sử dụng TNW của đôi bên thì cả NATO và Nga đều biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân, trong khi Mỹ chỉ giới hạn bởi các căn cứ quân sự trên đó mà nước Mỹ an toàn, không dính sâu.
Đó chính là tư duy logic quân sự của Mỹ dựa trên cơ sở Mỹ tự tin cho rằng “Mỹ là bất khả xâm phạm” bởi đã thiết lập hệ thống đánh chặn ICBM mà khả năng tên lửa của Nga, Trung Quốc bay vào Mỹ rất thấp…
Mỹ tự tin thái quá vào NMD…
Bằng cách phá vỡ các thỏa thuận làm suy yếu cấu trúc an ninh toàn cầu, rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng sẽ đạt được lợi thế chiến lược so với cả Nga và Trung Quốc. Do đó, họ không cần bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Mỹ đã quen cai trị thế giới bằng sức mạnh, đặt thế giới dưới nòng súng của họ mà không quen một nòng súng khác chĩa vào mình…
Người Mỹ tin rằng chiến tranh hạt nhân hạn chế có thể xảy ra tại châu Âu mà ở đó giới chóp bu Mỹ sẽ thí mạng NATO và các căn cứ quân sự Mỹ cùng chết với Nga mà lãnh thổ Mỹ sẽ nằm ngoài “bụi phóng xạ”.
Mỹ là có cơ sở để tin khi đổ hàng ngàn tỷ USD để xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD…, họ tin chắc bởi nếu có IBCM của Nga phóng lên thì hệ thống NMD đủ sức ngăn chặn.
Người Mỹ thừa biết nếu cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế xảy ra thì Nga sẽ tiêu diệt toàn bộ NATO ở châu Âu trong vài giờ đầu…và rồi Nga sẽ có một chiến thắng Pyrrhic (Pyrros) – một chiến thắng với tổn thất có tính hủy diệt…nhưng đó là việc của Nga và châu Âu (và một ít lính Mỹ) mà không liên quan gì đến lãnh thổ và đại đa số dân Mỹ…
Kể từ năm 2018, thông điệp tháng 3 của Putin đã công khai tuyên bố rằng, Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ NMD, hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD, trên nhóm tàu sân bay Aeggis…đã thực sự là “đống rác kim loại…”.
Bởi lẽ, trong 6 loại vũ khí mới (Mỹ không đua kịp) Putin công bố mà chỉ cần một trong số đó là hiện thực được Nga đưa vào trực chiến (trong khi đó gần hết chúng đã hoàn thành thử nghiệm đang sản xuất hàng loạt…) thì người Nga đã chấm dứt ưu thế quân sự của Mỹ và khái niệm “bất khả xâm phạm” của Mỹ đã thành dĩ vãng.
Như vậy, do Nga có thừa khả năng tấn công hạt nhân vào nước Mỹ mà không một hệ thống nào có thể đánh chặn được, cho nên, nếu Mỹ muốn diệt nước Nga thì “kẻ gây chiến sẽ chết không kịp ăn năn trong khi người Nga chết như anh hùng…” như Putin đã tuyên bố là sự thật chứ không chỉ đe dọa suông.
Logic quân sự đó không cần là một nhà quân sự tài ba vẫn nhận thức được, thế nhưng tại sao Mỹ vẫn không thay đổi tư duy quân sự của mình? Mỹ cứ muốn đưa NATO và Nga vào căng thẳng có vẻ như sắp đánh nhau? Phải chăng Mỹ vẫn đang tự tin vào hệ thống NMD của mình?
Lê Ngọc Thống
Theo Datviet
Lo ngại xảy ra chiến tranh hạt nhân, các chính trị gia Mỹ kêu gọi ông Trump giảm căng thẳng với Nga
Các chính trị gia kỳ cựu của Mỹ đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump xem xét lại chính sách của nước này đối với Nga.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ George Shultz (nhiệm kỳ 1982-1989), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry (nhiệm kỳ 1994-1997) và cựu Thượng nghị sĩ Sam Nunn đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump xem xét lại chính sách của Mỹ đối với Nga hiện nay. Các chính trị gia kỳ cựu của Mỹ cùng lên tiếng trong một bài báo đăng trên tờ Wall Street Journal.
Các chính trị gia cho rằng mối quan hệ Nga - Mỹ hiện nay đang rơi vào bế tắc và điều này có thể dẫn đến sự đối đầu nguy hiểm, đẩy hai nước chuyển hướng sang việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Các cựu quan chức Mỹ tin rằng mức độ của mối đe dọa sắp xảy ra thậm chí còn nguy hiểm hơn mối đe dọa với nhân loại trong Chiến tranh Lạnh.
Các chuyên gia quả quyết rằng Washington cần một cách tiếp cận mới trong quan hệ với Matxcơva vì đường hướng chính trị cũ đã lỗi thời và Quốc hội Mỹ nên đóng vai trò chính trong quá trình này.
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ trong cuộc họp báo tại Helsinki, Phần Lan tháng 7/2018. (Ảnh: RIA Novosti)
Các chính trị gia đang đề xuất thành lập một nhóm lưỡng đảng trong Quốc hội, song song có trách nhiệm củng cố NATO và khôi phục đối thoại với Nga. Theo họ, cách tiếp cận như này vào những năm 1980 đã giúp cải thiện quan hệ với Liên Xô và giảm mức độ căng thẳng, cuối cùng dẫn đến sự kết thúc hoàn toàn Chiến tranh Lạnh.
Ngoài ra, các chính trị gia cũng kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng đưa ra tuyên bố chung lên án vũ khí hạt nhân và chiến tranh hạt nhân.
Một tuyên bố như vậy giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, theo quan điểm của các chính trị gia kỳ cựu sẽ khiến thế giới hiểu rõ rằng mặc dù tồn tại căng thẳng trong quan hệ hai nước, song Nga và Mỹ đều hiểu trách nhiệm của mình và sự cần thiết phải làm việc vì an ninh của toàn thế giới. Ngoài ra, một động thái tích cực của Washington và Matxcơva có thể thúc đẩy các cường quốc hạt nhân khác cắt giảm kho vũ khí của mình.
"Chúng tôi hết sức coi trọng việc khởi động lại quan hệ với Nga trong các phương diện mà chúng tôi có chung lợi ích căn bản, bao gồm làm thế nào để giảm thiểu sự phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân, ngăn chúng rơi vào tình trạng bất ổn, ngăn chặn việc sử dụng chúng và sau cùng là chấm dứt mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới", bài báo của 3 chính trị gia cho biết.
Các chính trị gia Mỹ cũng kêu gọi ông Putin và ông Trump tiếp tục tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa các nước. Theo họ, sự khởi đầu đã được thực hiện trong các cuộc đàm phán ở Helsinki (Phần Lan), nhưng sau đó đã không có tiến triển gì thêm.
Theo VTC
Cựu tướng Ba Lan: Mỹ sẽ tấn công hạt nhân 'thích đáng' nếu Nga 'xâm lược' Cựu Tư lệnh Lục quân Ba Lan cho biết, khả năng Mỹ tấn công hạt nhân nhằm đáp trả một cuộc tấn công giả định từ phía Nga hoàn toàn có thể xảy ra, đồng thời cho rằng sự hiện diện của NATO tại Đông Âu là chưa đủ. Xe chiến đấu bộ binh Nga tham gia diễn tập quân sự Tướng Waldemar...