Tư duy khoa học cần gắn với tư duy kinh tế
Đó là lời nhắn nhủ của Thứ trưởng Lê Minh Hoan trong buổi làm việc với Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chiều 3/3.
Thứ trưởng Lê Minh Hoan dùng hình ảnh quả quýt để chia sẻ trong buổi làm việc với Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch. Ảnh: Tùng Đinh.
Làm việc với Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (VIAEP) chiều 3/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “VIAEP cần sáng tạo, tập trung hơn vào công nghệ sau thu hoạch chứ không chỉ là cơ điện nông nghiệp. Đặc biệt, tư duy khoa học cần gắn liền với tư duy kinh tế”.
Từ câu chuyện kinh tế nông nghiệp của những người nông dân Nhật Bản, Hàn Quốc, Thứ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nông nghiệp Việt Nam cần hướng đến tư duy đó để kiểm soát được quy luật hàng hóa, cung cầu, chuyển đổi từ một ngành kỹ thuật sang một ngành kinh tế.
Trong đó, VIAEP phải đóng một vai trò nhất định trong quá trình chuyển đổi này, đặc biệt là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp từ các khâu chế biến, bảo quản.
Theo Thứ trưởng, thực trạng hiện nay là nông dân Việt Nam đang có tư tưởng bán một lần cho xong, không muốn phân loại để tận dụng lợi thế phân loại nông sản. Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất ra được một loại máy có thể phân loại được nông sản sẽ có rất nhiều tiềm năng. Nếu thành công, các HTX có thể tổ chức mua và phân công cho một nhóm vận hành riêng, phục vụ cho toàn bộ hội viên hợp tác xã.
Kể chuyện khi đi thăm một nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung, Đồng Tháp, người nông dân chủ vườn tìm cách ép nước quýt rất ngon nhưng không thể vận chuyển đi xa được vì không biết cách bảo quản. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có cách chế biến quýt không đạt tiêu chuẩn rất đa dạng, đem lại giá trị cao ngang ngửa quýt thành phẩm. Thứ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, VIAEP có thể nghiên cứu, đưa ra những dây chuyền, máy móc để chế biến, tận dụng được tất cả các loại nông sản như trên.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng NN-PTNT cũng nhấn mạnh: “Chúng ta tạo ra được sản phẩm nhưng phải thương mại hóa được các sản phẩm đó, đấy mới là điều quan trọng, trong khi thị trường đã đầy rẫy những sản phẩm tương tự”.
Về nhu cầu mua công nghệ của các doanh nghiệp chế biến hiện nay, Thứ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần chia ra các khách hàng thành 2 nhóm, đối với các doanh nghiệp lớn cần tăng cường hợp tác để cùng đưa ra sản phẩm. Còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các HTX, VIAEP cần có chính sách riêng, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước đối với nhóm đối tượng này để phát triển sản phẩm.
Video đang HOT
Viện trưởng VIAEP, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn báo cáo Thứ trưởng Lê Minh Hoan về hoạt động của đơn vị. Ảnh: Tùng Đinh.
Báo cáo Thứ trưởng Lê Minh Hoan, Viện trưởng VIAEP, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn cho biết, trong giai đoạn 2021-2030, VIAEP xác định sẽ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến nâng cao giá trị một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản và dược liệu chủ lực hiện đang có tỷ lệ chế biến thấp và tỷ lệ hao hụt cao.
Bên cạnh đó, Viện sẽ giải mã và phát triển một số công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ưu tiên nghiên cứu tạo sản phẩm công nghệ cao, chế biến tinh, sâu quy mô công nghiệp. Thiết kế, chế tạo các máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Ưu tiên các máy, thiết bị có kỹ thuật cao, thông minh, có thể được điều khiển, giám sát từ xa và các dây chuyền đồng bộ làm việc tự động.
Anh hùng lao động Ba Huân: Chỉ xuất khẩu, "con xóa đói giảm nghèo" mới cứu được nông dân
Anh hùng lao động Phạm Thị Huân - thường gọi với tên thân mật bà Ba Huân - cho rằng gà, vịt trước đây là "con xóa đói giảm nghèo". Chỉ có xuất khẩu bền vững thì mới cứu được ngành chăn nuôi trứng gia cầm, và mới cứu được bà con nông dân.
Tại buổi thăm và làm việc tại trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân ở tỉnh Long An ngày 21/12, Bộ Trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao nỗ lực phát triển của doanh nghiệp Ba Huân.
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT đánh giá cao nỗ lực phát triển của công ty Ba Huân
Bà Phạm Thị Huân, từ một tiểu thương thu mua trứng vịt, tiến lên xây dựng cơ sở, rồi thành lập doanh nghiệp, là một nỗ lực đầy kiên trì. Đặc biệt, bà Huân đã nhanh nhạy trong việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất để hiện đại hóa sản phẩm từ chăn nuôi gia cầm, từ đó đóng góp lại cho xã hội, cho đất nước.
Soi cực tím, tìm trứng gà sạch chuẩn "4 sao" ở nhà máy trứng hơn 100 tỷ
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Đây là tấm gương điển hình thể hiện cho ý chí vươn lên của nông dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam.
Đi theo chuỗi gia cầm khép kín, đến nay Ba Huân đã có cơ ngơi khoảng 5 triệu con gà thịt.
Gắn liền với đó là hệ thống trang trại, nhà máy chế biến trứng với tổng công suất tương đương 1 tỷ quả mỗi năm.
Đoàn công tác Bộ NNPTNT tham quan trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân ở tỉnh Long An
Ngành nông nghiệp hiện nay không chỉ hướng đến thị trường nội địa 100 triệu dân mà còn hướng tới xuất khẩu. Người đứng đầu Bộ NNPTNT cho rằng, tới đây, gà và trứng sẽ là đối tượng chủ lực, đem về hàng tỷ USD cho đất nước từ xuất khẩu.
Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT công ty CP Ba Huân
Chính Công ty Ba Huân cũng đang thể hiện các bước đi đúng theo chiến lược chung của ngành nông nghiệp, của Chính phủ đã đề ra. "Sau khi đã làm tốt việc cung ứng các sản phẩm gia cầm an toàn cho thị trường nội địa, thì Ba Huân cần vươn ra thị trường thế giới" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị.
Bà Phạm Thị Huân kể: Bản thân không được học hành nhiều, nhưng với ngành gia cầm, bà đã đi theo mẹ bán trứng từ năm 16 tuổi. Niềm đam mê và tâm huyết cùng nông dân đã giúp bà gắn bó với ngành gia cầm gần như trọn cả một đời.
Công nhân làm việc tại trang trại
Đi lên từ nghề bán trứng, làm giàu từ nghề bán trứng, bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân cho biết, nếu không có sự đồng hành của người nông dân, không có sự ủng hộ của ngành nông nghiệp và người tiêu dùng, thì không thể có thương hiệu Ba Huân như ngày hôm nay.
Trong quá trình nỗ lực xúc tiến thương mại, các ngành chức năng, nhất là Cục Thú y đã đồng hành hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp. Nhưng đến nay khâu xuất khẩu vẫn chưa mạnh, vì vướng đại dịch Covid-19.
Bên trong trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao Ba Huân ở tỉnh Long An
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, Ba Huân sẽ mời các nhà nhập khẩu Singapore sang tham quan chuỗi sản xuất, chế biến sản phẩm gia cầm khép kín của công ty, để tiến tới xuất khẩu sang thị trường này.
Quy trình chăn nuôi khép kín từ trang trại...
... đến những sản phẩm cuối cùng của Ba Huân
Đáp lại thịnh tình mà Bộ NNPTNT gửi gắm, bà Huân cho biết, trước giờ, con gà, con vịt vẫn được coi là con xóa đói giảm nghèo. Nếu xuất khẩu được bền vững chính là góp phần cứu nông dân, giúp bà con nông dân có cuộc sống khấm khá.
"Ở độ tuổi đã xế chiều, tôi vẫn mong làm được điều gì đó đền đáp lại ân tình của ngành chức năng, của người tiêu dùng. Và trên hết, là chính những người nông dân đã đồng hành cùng tôi suốt 50 năm qua", bà Huân chia sẻ.
Tài năng trẻ quyết tâm chung sức xây dựng đất nước Tại Đại hội Tài năng trẻ lần thứ III, năm 2020, nhiều tài năng trẻ bày tỏ quyết tâm góp phần xây dựng đất nước, cống hiến cho xã hội. Đại úy Nguyễn Văn Thìn (Quân chủng Hải quân): Mỗi người hãy làm thật tốt nhiệm vụ của bản thân. Nếu mỗi cá nhân tự ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được...