Tư duy bền vững trong thời trang qua những đôi giày của Salvatore Ferragamo
Triển lãm “Sustainable Thinking” (tư duy bền vũng) diễn ra trong không gian đương đại của Bảo tàng Salvatore Ferragamo ở Florence (Ý), giới thiệu những dấu ấn thử nghiệm được thể hiện qua các chất liệu thay thế trong thời trang.
Triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 8/3/2020.
Thiết kế sandals gót bấc trong thập niên 30 của Salvatore Ferragamo có phần quai đan từ những sợi cọ.
Chủ đề phát triển bền vững trong vài năm gần đây đặt ra những câu hỏi lớn mang tính quyết định tương lai của ngành công nghiệp thời trang – ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới. Tất cả các nhà mốt hàng đầu đều không ngừng cam kết giảm thiểu tối đa ảnh hưởng từ quá trình sản xuất lên môi trường xung quanh.
Mới đây, triển lãm “Sustainable Thinking” tại viện bảo tàng Salvatore Ferragamo ở Florence (Ý) đã sử dụng ngôn ngữ thời trang, nghệ thuật và chất liệu để lan truyền thông điệp bảo vệ môi trường. Triển lãm trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ và nhà thiết kế quốc tế, diễn giải mối quan hệ giữa ngành thời trang với tự nhiên cũng như kỹ thuật tái chế và chất liệu hữu cơ.
Phiên bản 2018 của đôi sandals Rainbow được làm bằng kỹ thuật đan móc trên chất liệu cotton hữu cơ, đế giày bằng gỗ.
Xuyên suốt không gian trưng bày là câu chuyện về các loại chất liệu, với điểm khởi đầu là những năm 1920, khi ngài Salvatore Ferragamo tìm kiếm chất liệu cho những thiết kế giày mang tên mình. Trong số đó, phải kể đến sợi gai dầu, cellophane (hợp chất cao phân tử cellulose) và da cá trước khi ông tìm thấy những chất liệu khác cho dòng sản phẩm cao cấp hơn.
Thập niên 20 cũng chính là thời kỳ gây dựng tên tuổi của ngài Salvatore Ferragamo trên đất Mỹ. Cần đến sự kết hợp hài hòa của phom dáng, chất liệu và quá trình sản xuất để tạo nên những đôi giày đáp ứng được yêu cầu khắt khe về thẩm mỹ, sự thoải mái và độ bền. Ông luôn giữ những đặc tính tự nhiên của chất liệu, không can thiệp hay thay đổi chúng khi thiết kế giày. Không chỉ thử nghiệm sáng tạo trên da sống (da chưa thuộc) và ứng dụng kỹ thuật thêu đính mũi giày như bí quyết thủ công truyền thống hàng trăm năm tuổi của người Ý, ông còn tiên phong trong việc sử dụng những chất liệu giản dị chưa ai dùng như giấy, vỏ cây, sợi cọ…
Đôi sandals gót bấc này được dệt từ sợi gai dầu với motif trang trí là những lá bài.
Salvatore Ferragamo thích chất liệu tự nhiên bởi chúng đảm bảo sức khỏe cho các khách hàng của ông. Tất cả những đôi giày mà ông thiết kế đều được tính toán một cách kỹ càng để đem đến cảm giác thoải mái nhất cho người mang. Một ví dụ điển hình là loại giày đế xuồng gót bấc được làm từ vỏ một loài cây mọc ở lưu vực Địa Trung Hải, giúp bàn chân không bị bí khi mang.
Quay trở lại không gian của triển lãm “Sustainable Thinking”, khách tham quan sẽ được ngắm nhìn những khu vực trưng bày được dựng lên bởi kỹ thuật thủ công xa xưa và nghệ thuật tái chế theo tư duy bền vững. Nghệ thuật trở thành sợi chỉ kết nối các chất liệu, các nền văn hóa khác nhau, và công nghệ thông minh mở ra cánh cửa để giảm thiểu những tác nhân gây hại đến môi trường.
Không gian trưng bày những thiết kế giày của Salvatore Ferragamo tại triển lãm “Sustainable Thinking”.
Tuấn Anh
Theo dep.com.vn
Khi sản phẩm từ lông thú không còn là một xu thế trong ngành thời trang
Những động thái mạnh mẽ của giới bảo vệ động vật cũng như việc nâng cao nhận thức từ thế hệ khách hàng mới đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành thời trang.
Qua đó, buộc các ông lớn trong lĩnh vực này như Gucci, Chanel, Michael Kors,... phải tuyên bố ngưng sử dụng lông thú vĩnh viễn. Các sản phẩm làm từ động vật mang lại lợi nhuận tỉ đô-la cho các nhà mốt cao cấp đang dần bị đào thải bởi nhận thức và đạo đức của con người được nâng cao, và đó là xu hướng đúng đắn của nhân loại!
Tầm ảnh hưởng ngày một tăng của Tổ chức tranh đấu cho sự đối xử có đạo đức với động vật (gọi tắt là PETA) đã khiến những cái tên máu mặt trong ngành thời trang cũng phải bắt đầu cẩn thận với "nhất cử nhất động" của mình. Vào tháng 7/2017, một nhóm 20 nhà hoạt động vì quyền động vật đã chen ngang buổi nói chuyện của Michael Kors, trong khi chỉ 2 tháng sau đó buổi trình diễn của Burberry tại Tuần lễ thời trang London đã bị phá hỏng bởi một cuộc biểu tình chống lông thú, với sự tham gia của hơn 250 người. Bị đè nặng bởi những áp lực từ dư luận như vậy đã khiến hai cái tên kể trên đi đến quyết định quay lưng với lông động vật. Hồi tháng 9/2018 PETA đã có những can thiệp khiến dự án IPO - đưa công ty lên sàn chứng khoán - của hãng thương mại điện tử chuyên về thời trang cao cấp Fartech gặp khá nhiều trục trặc. Đây như một lời cảnh tỉnh cho toàn thể ngành thời trang về việc sản xuất những món đồ làm từ lông động vật.
Những năm gần đây chứng kiến hàng loạt các ông lớn ngành thời trang như Gucci, Michael Kors, Versace, DVF, Furla và Burberry đều lần lượt tuyên bố quay lưng với chất liệu lông động vật. Bản thân Fartech dù không đưa ra bất kì tuyên bố chính thức nào, nhưng có rất nhiều thông tin cho rằng nhà bán lẻ này đang chuẩn bị áp dụng chính sách không bày bán các sản phẩm làm từ lông thú trên hệ thống của họ vào cuối năm 2019. Tuần lễ thời trang London diễn ra vào tháng 9/2018 cũng là tuần lễ thời trang đầu tiên trong lịch sử không có sự xuất hiện của thời trang làm từ lông động vật trên sàn catwalk.
Nhóm người biểu tính chống thời trang lông thú tại Hồng Kông ảnh: ALEX HOFFORD/ EFFE
"Đây là những gì còn sót lại sau chiếc áo khoác lông của bạn" -PETA ảnh: PETA UK
Đây có thể xem là một sự kiện rúng động khi mà thị trường lông động vật toàn cầu được định giá lên đến 40 tỉ đô-la Mỹ và lông thú vốn luôn là một chất liệu đặc trưng của ngành thời trang cao cấp. Vào những năm 1980, những sản phẩm thời trang làm từ lông thú tượng trưng cho sự xa hoa và được yêu thích bởi những người phụ nữ quý phái. Tuy nhiên, sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng đã buộc ngành thời trang phải nhìn nhận những mặt tối luôn tồn đọng trong ngành công nghiệp lông động vật. Nhìn vào trường hợp cụ thể của Gucci, ông lớn thời trang này đã quyết định hi sinh thiết kế giày loafer lót lông rất được ưa chuộng để đi theo lí tưởng bảo vệ quyền lợi của các loài động vật.
ảnh: Foxeseden
Bên cạnh đó, hình ảnh thương hiệu cũng là một lí do đáng kể khác khiến ngành thời trang cao cấp đang dần quay lưng với lông động vật. "Những thương hiệu lớn đang tập trung tiến hành các chiến lược marketing về việc loại bỏ lông thú ra khỏi các sản phẩm của họ, nhằm đáp ứng tâm tư và kì vọng mới của khách hàng" - bà Sandra Campos, CEO của DVF chia sẻ. - "Đó cũng là cách chúng tôi thể hiện sự quan tâm cũng như thấu hiểu đối với cộng đồng. Người tiêu dùng không cần các sản phẩm lông thú để chứng tỏ sự đẳng cấp của mình nữa, và điều tương tự cũng nên diễn ra với các nhãn hàng thời trang."
Phong trào loại bỏ lông động vật thật sự không phải là một điều mới trong ngành thời trang. Vào năm 1994, Calvin Klein đã ngưng sử dụng lông thú trên các sản phẩm của họ. Cùng năm đó, PETA đã thực hiện một chiến dịch đáng chú ý cùng sự tham gia của các siêu mẫu như Naomi Campbell và Christy Tullington, với lời tuyên bố mạnh mẽ
"Chúng tôi thà không mặc đồ còn hơn khoác lông thú lên người!"
Sau đó lần lượt Ralph Lauren, Tommy Hilfiger và Selfidges cũng từ bỏ chất liệu lông động vật trong thập niên 2000. Phong trào này sau đó được hưởng ứng bởi Hugo Boss năm 2015, Armani năm 2016, Gucci vào năm 2017 và gần nhất Prada cũng đã tiến hành chiến dịch Fur Free Alliance, với hàng nghìn email đã được gửi đến các thành viên và nhân viên thuộc Prada Group nhằm tuyên truyền về việc ngưng sử dụng lông động vật
Cuộc biểu tình chống lông thú tại một cửa hàng của Prada ảnh: Kevork Djansezian/Getty Images
Trên thực tế, không nhiều hãng thời trang bị lệ thuộc hoàn toàn vào lông tự nhiên, và việc loại bỏ chất liệu này không khiến doanh thu của họ tuột dốc quá nhiều nhưng lại mang đến những hiệu quả marketing đáng kể. Sự phát triển của mạng xã hội đã khiến tầm ảnh hưởng của các hoạt động bảo vệ động vật lên quyết định tiêu dùng tăng lên khá nhiều. Một khảo sát trên 24,000 khách hàng được thực hiện bởi nhà bán lẻ YOOX Net-a-Porter cho thấy 72% người tham gia dựa vào mạng xã hội khi cân nhắc mua hàng và 58% trong số đó quan tâm đến các thông tin về đạo đức kinh doanh. Rõ ràng ngành thời trang không thể lờ đi những hoạt động đấu tranh trên mạng được nữa.
Khloe Kardashian cùng chiếc áo giả lông nhằm với dòng chữ phản đối mạnh mẽ thời trang lông tú ảnh: Jackson Lee và ZumaPress
Tuy nhiên, như đã nói không phải ai cũng tự nguyện từ bỏ nguồn cảm hứng thiết kế từ lông động vật. Ngành thời trang cũng có những nước đi nhằm phản kháng lại sự công kích từ cộng đồng yêu động vật. Fendi và Oscar de la Renta, và nhiều cái tên khác đã cùng nhau đư ra một chiến dịch marketing khẳng định lông động vật tự nhiên có tính chất thân thiện với môi trường hơn là các loại vật liệu khác. Thế nhưng, với áp lực ngày một tăng từ dư luận, bản thân Fendi cũng đã phải giảm đáng kể những sản phẩm lông thú so với trong qua khứ.
Ngành công nghiệp lông động vật vốn là một vấn nạn nhức nhối trên thế giới. " Chúng tôi đang cố loại bỏ yếu tố lông thú ra khỏi những bộ sưu tập cũng như hoạt động quảng bá một cách triệt để nhất. Nếu sự vắng mặt của chất liệu này diễn ra trong một thời gian dài, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm lông thú sẽ không còn nữa." - phát ngôn viên của Prada chia sẻ. Với những sự thay đổi tích cực như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi một ngành công nghiệp thời trang thân thiện với mọi đối tượng, kể cả các loài động vật.
Theo elleman.vn
Người mẫu chuyển giới chính là tương lai của đế chế thời trang Khi ngành thời trang chuẩn bị bước vào thập niên mới, cũng là lúc xu hướng thời trang phi giới tính lên ngôi. Những người mẫu chuyển giới đang là tâm điểm của mọi sự chú ý. Natalie Westling là một gương mặt quen thuộc trong làng thời trang. Dù chỉ mới 22 tuổi, nhưng cô đã có một danh sách dài hợp...