“Tứ đức” chưa bao giờ lỗi thời
Trong những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu, đàn ông đôi khi cũng là đề tài của các “bình luận viên” nhưng bàn tán về phụ nữ (kể cả độc thân hay đã có gia đình) dường như mới là đề tài sôi nổi nhất.
Những gì được đem ra “bình” chỉ là cô ta đẹp hay xấu, tính cách, đối đãi với người khác thế nào, gia đình bất hoà hay ấm êm, năng lực của cô ta ra sao v.v… suy ra toàn những chuyện xoay quanh công-dung-ngôn-hạnh của người phụ nữ. Tôi nhận ra rằng: phụ nữ dẫu xinh đẹp đến đâu, đối nhân xử thế tròn vẹn thế nào, năng lực đáng ngưỡng mộ ra sao nhưng chỉ cần dính một cái “phốt”, tỉ như có một mối quan hệ không rõ ràng nào đó ngoài chồng ngoài vợ, hoặc có trục trặc trong mối quan hệ với nhà chồng là y như rằng chị ấy sẽ bị dư luận “đập” ngay không thương tiếc. Như vậy, những yếu tố khác dẫu có tuyệt vời đến đâu nhưng chỉ cần một trong các yếu tố thuộc về “công-dung-ngôn-hạnh” của chị có vấn đề là chị mất điểm ngay!
Cô bạn thân của tôi từng “mất điểm” với gia đình chồng chỉ vì trót làm sếp nữ. Bận rộn với vị trí trưởng phòng ở một công ty dịch vụ nên những khi nhà chồng có giỗ, tiệc gì, bạn đều hào phóng chuyện quà cáp để bù đắp cho việc không thể về sớm phụ giúp mọi người chuyện bếp núc, dọn dẹp. Vậy mà bạn vẫn nghe đâu đó sau lưng mình những lời dèm pha kiểu “dâu con gì mà chẳng đảm đang chuyện nấu nướng, nhìn ăn mặc sang trọng ở ngoài vậy chứ chả bao giờ nấu được bữa ăn phục vụ chồng con cho ra hồn”, nào là “đàn bà gì mà đi suốt” v.v. & v.v… dù những người thốt ra những lời lẽ cay độc ấy chẳng giỏi kiếm tiền như bạn, con họ chẳng được học trường xịn như con bạn và bản thân họ cũng chẳng làm cho chồng con hãnh diện bởi cái vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm cũng như những thành tích đạt được trong xã hội như bạn và quan trọng nhất là ngay cả chồng bạn cũng chưa hề phàn nàn về những gì được cho là “khiếm khuyết” ở bạn. Bạn than thở, phấn đấu để có được cuộc sống tốt hơn, nhưng đôi khi người ta vẫn đánh giá mình bằng những cái chuẩn vô hình nào đó có khi đã không còn phù hợp với cuộc sống tất bật và đầy rẫy khó khăn như hiện nay.
Khi anh bạn tôi đưa bạn gái về ra mắt gia đình, mẹ anh đã cực lực phản đối cô gái – trợ lý cho sếp tổng một công ty lớn với lý do: giỏi giang, bận rộn như cô ấy lấy đâu thời gian lo cho gia đình, đã vậy, việc ăn mặc đẹp bên ông sếp tây còn ẩn chứa biết bao rủi ro, bà sợ con gái hiểu biết nhiều, thu nhập cao lấy về có nguy cơ “xỏ mũi” con mình. Là một người hiểu biết, anh cũng chào thua trước những định kiến cổ hủ của mẹ mình.
Không chỉ trong mắt con cháu của Eva, công-dung-ngôn-hạnh của phụ nữ mới bị “soi” đến từng… sợi tóc mà trong tiềm thức của dòng dõi Adam, tứ đức của phụ nữ mới càng bị đề cao hơn bao giờ hết. Có những ông cặp bồ với những cô gái lẳng lơ, khêu gợi, thậm chí là gái làng chơi nhưng lại cực kỳ khắt khe với vợ, từ việc không cho vợ mặc các trang phục gợi cảm đến thái độ nghi ngờ nếu người vợ đột nhiên có những “chiêu” lạ chốn phòng the. Có ông mê mẩn số đo hình thể của các cô người mẫu dù biết thừa đó là “hàng giả” nhưng lại cấm tịt vợ đụng đến dao kéo thẩm mỹ.
Có ông chạy theo người tình chỉ vì cô ta biết chìu chuộng bằng những bữa cơm nóng canh sốt, trong khi vợ ở nhà mải mê theo đuổi những mục tiêu trong sự nghiệp mà xem nhẹ việc chăm sóc miếng ăn giấc ngủ của chồng. Ngược lại, không ít ông “say nắng” những bóng hồng giỏi giang nơi thương trường mà phụ rẫy những người vợ hiền lành, an phận. Xét cho cùng, bắt phụ nữ “gánh” cả “việc nước” lẫn việc nhà quả là bất công cho họ bởi cái “ách” hai-giỏi quá ư nặng nề, vướng víu, đôi khi thật khó chu toàn cả hai. Nhưng nếu không phấn đấu để cân bằng giữa “đối nội” và “đối ngoại”, liệu phụ nữ ngày nay có cán đích trong cuộc đua giữ chồng khi cánh đàn ông hiện đại luôn muốn vợ mình phải giỏi giang để không lệ thuộc, không trở thành gánh nặng của họ, không chỉ muốn vợ đảm đang nội trợ để cha con họ có người chăm sóc, họ còn muốn vợ luôn “đẹp” bằng một ngoại hình rạng rỡ với vốn hiểu biết luôn cập nhật để không trở nên cũ, nhàm.
Xã hội vẫn rao giảng về bình đẳng giới bằng những lý thuyết giáo điều nhưng sự khắt khe trong việc đánh giá các chuẩn mực đạo đức ở phụ nữ chưa bao giờ giảm bớt nếu không muốn nói là càng khắt khe hơn dù cuộc sống vẫn được cho là ngày càng “thoáng” hơn, “tây” hơn. Có điều, những thành tích mà phụ nữ ngày nay đạt được trong việc khẳng định vai trò của mình không hề thua kém nam giới (thậm chí đôi khi vượt trội) đôi lúc khiến người ta ảo tưởng rằng, (ở một khía cạnh nào đó) công-dung-ngôn-hạnh không còn là những rào cản xung quanh họ. Thực ra, các chuẩn mực về công-dung-ngôn-hạnh chưa bao giờ lỗi thời hay bị xem nhẹ so với thời các bà, các mẹ chúng ta, chẳng qua vì không thể xoá bỏ các định kiến về nó nên người ta đành chấp nhận sống chung với nó mà thôi!
Video đang HOT
Theo VNE
Khủng hoảng trước ngày cưới
Thiệp cưới đã in, nhà hàng đã đặt, bạn bè, người thân đã được thông báo hết, nhưng ngay trước ngày cưới, một trong hai người có ý định huỷ đám cưới vì phát hiện ra nhiều thứ chẳng hay ho.
Khủng hoảng... tiền hôn nhân
Trước ngày cưới khoảng một tháng, Lê Thị Tố Nhung (ngụ Phan Huy Ích, Tân Bình) bỗng dưng cảm thấy mình rơi vào một tâm trạng tồi tệ. Ba tháng trước, khi anh Tuấn Anh, người yêu ngỏ lời cầu hôn, cô đã rất cảm động. Tuy kế hoạch của cô trong năm chưa có chuyện cưới hỏi, nhưng Tố Nhung đã vui vẻ đi đến quyết định kết hôn.
Thế mà, một tháng trước ngày cưới, Tố Nhung bỗng rơi vào tâm trạng chán nản, bực dọc. Hầu như hành động nào của anh Tuấn Anh cũng làm cô không vừa lòng. Đã thế, cô bỗng dưng thấy chồng sắp cưới có nhiều điểm không hay như tính hơi mềm yếu, phụ thuộc vào cô quá.
Rồi Tố Nhung còn phát hiện ra trong toà nhà mình làm việc có công ty mới chuyển đến, trong ấy có mấy chàng rất dễ thương... Tự dưng cô thấy tiếc cho quyết đinh kết hôn của mình.
Càng gần đến ngày cưới, tâm trạng cô dâu tương lai này càng trở nên nặng nề. Tố Nhung liên tục gây gổ với chồng sắp cưới đến mức anh này đâm hoang mang. Theo lời khuyên của một chị bạn, Tố Nhung đến bác sĩ tâm lý khám và vỡ lẽ ra rằng mình rơi vào chứng... khủng hoảng tiền hôn nhân.
Theo lời bác sĩ tâm lý, do Tố Nhung quyết định đám cưới hơi đột ngột, khi cô chưa chuẩn bị về mặt tinh thần. Cộng vào đó là thời gian cưới nhanh, quá nhiều việc phải làm, phải lo lắng, chạy đôn chạy đáo khiến cô đâm ra stress.
Ngoài ra, không thể không kể đến tâm lý hoang mang, e dè bên cạnh tâm trạng háo hức mà hơn 50% phụ nữ gặp phải trước hôn nhân: Cưới xong sẽ sống ra sao, liệu có hợp nhau không...
Có thể thấy, hội chứng "khủng hoảng tiền hôn nhân" mà Tố Nhung gặp phải không hiếm. Chị Diệu Linh, ngụ phường 8, Gò Vấp chia sẻ, hồi trước ngày cưới, chị đã stress nặng đến mức mấy lần suýt huỷ đám cưới và cãi cọ với chồng sắp cưới triền miên.
"Chỉ cần cố gắng vượt qua giai đoạn khó chịu ấy, là mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Cũng có cô bạn tôi, vì những lý do rất vu vơ, cũng do cô ấy cá tính quá cơ, mà huỷ bỏ cả đám cưới vì chuyện không đâu. Sau này cô ấy cứ hối hận mãi".
Hình chỉ mang tính minh họa (Internet).
Những lựa chọn của đời người
Tuy nhiên, trường hợp "khủng hoảng tiền hôn nhân", khi đã là hội chứng tâm lý thì vẫn có cách để hoá giải. Còn nhiều trường hợp, người phụ nữ trước khi cưới lại rơi vào tâm trạng "tiến không được lùi không xong" vì những mâu thuẫn lớn hơn.
Chị Trịnh Thị Như Phương, ngụ Long An, TP.HCM đã mấy lần muốn lấy hết can đảm để tuyên bố huỷ đám cưới, nhưng cuối cùng lại lần lữa, không dám. Nguyên do là trước đó, khi yêu nhau, chị thấy anh Minh Hùng, người yêu chị rất dễ thương, tính cách tốt và thương yêu chị, ngoài ra đối xử với người ngoài, với gia đình chị đàng hoàng tử tế, ai cũng khen ngợi.
Thế mà, sau khi đồng ý tiến đến hôn nhân, thời gian trước khi cưới chị phát hiện ra hoá ra anh ta cũng... chửi thề khi bực dọc, ăn nói cộc cằn, hay chê bai người khác... những điều mà trước đó chị chưa thấy bao giờ.
Chị cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết thực chất anh là người thế nào, có phải là người khéo che đậy và dần dần sẽ lộ ra những tính xấu "đáng sợ hơn" hay không. Cuối cùng, Như Phương đem nỗi lo lắng của mình tâm sự với chị ruột, và nhận được lời khuyên: Yêu nhau cũng đã hai năm, phần nào biết được con người chứ không đến nỗi không biết gì. Vả lại, những biểu hiện đó cũng chưa đến nỗi đáng sợ lắm, có thể là do trước khi cứơi nhiều công việc quá nên chồng sắp cưới của Như Phương bị stress thôi, giờ chỉ cần cô tâm sự, góp ý với anh là mọi chuyện sẽ ổn.
Thế nhưng, thực chất có phải mọi thứ đều dễ dàng giải quyết như vậy, và chỉ cần biết thông cảm thì tất cả sẽ tốt đẹp? Chị Lê Phương Thanh đã tâm sự câu chuyện buồn của mình sau khi ly hôn: "Hồi yêu, tôi thấy anh ta (chồng cũ của chị) thật hoàn hảo, không chê vào đâu được, từ cái tính chịu thương chịu khó, ít chơi bời, lại thương yêu tôi rất nhiều. Nhưng thời gian gần đến ngày cưới, tôi rơi vào tâm trạng bất an vô cùng vì phát hiện ra anh ta quá ghen tuông, đi quá những biểu hiện trước kia là chỉ hơi ghen khiến tôi nghĩ do anh ta thương tôi mà thôi.
Gần ngày cưới, có lần anh ta tát tôi chỉ vì tôi gặp lại một người bạn trai học cùng lớp ngày xưa, mừng rỡ và nói chuyện với nhau hơi lâu. Sau đó anh ta khóc lóc, van xin tôi tha thứ. Cùng với nhiều hành xử ghen tuông quá đáng của anh ta, tôi rất muốn huỷ đám cưới, nhưng ngặt nỗi thiệp đã phát hết, nhà hàng đã đặt, cha tôi lại rất khó tính, nếu chuyện ấy xảy ra chắc cha tôi đuổi tôi ra khỏi nhà.
Cuối cùng tôi vẫn làm đám cưới, tự nhủ mọi chuyện sẽ ổn hơn thôi. Không ngờ lấy nhau về thì đúng là "địa ngục trần gian". Anh ta ghen tôi với bất cứ ai: Hàng xóm, đồng nghiệp, bảo vệ công ty, anh họ... Tôi không ít lần bị ăn đòn vô cớ.
Cuối cùng, tôi đã làm đơn ly hôn sau bốn năm có chồng, với một đứa con trai hai tuổi".
Thế đấy, thật khó cho người phụ nữ trước những lựa chọn mang tính quyết định cả cuộc đời như thế. Vứt bỏ, thì sợ tai tiếng, sợ rằng mình nhận định sai, mình nhạy cảm quá. Còn tiến tới, thì đôi khi chỉ vì nhắm mắt đưa chân mà phải trả giá bằng cả hạnh phúc. Bình tĩnh nhận định, tìm hiểu đối phương sâu sắc và nếu cần thì dũng cảm từ bỏ, có lẽ đó là những hành xử cần của họ trong những trường hợp "khó" như trên...
Theo afamily
Ly hôn vì mẹ chồng đòi quản lý con dâu Từ ngày về làm dâu, bất kể đi đâu, làm gì, về nhà mấy giờ... Phương đều chịu sự quản lý gắt gao của mẹ chồng. Khác với nhiều gia đình, thay vì chồng là người thường xuyên để ý đến vợ, hay gọi điện hối thúc vợ về nhà thì với Phương lại khác. Lịch sinh hoạt, làm việc của Phương, mẹ...