Từ đồng minh đến lính đánh thuê
Từ châu Âu đến bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump đang yêu cầu các đồng minh chi trả nhiều hơn để được quân đội Mỹ bảo vệ.
Ông chủ Nhà Trắng đang gián tiếp hỗ trợ các quốc gia hạt nhân đối đầu Mỹ – cũng là những nước bị nêu tên trong Chiến lược An ninh quốc gia (NSS) do chính quyền ông đề ra – bằng cách làm mọi thứ có thể để xé tan các mối quan hệ đồng minh được Washington thiết lập.
Trong suốt 70 năm qua, Mỹ thiết lập quan hệ đồng minh với nhiều nước nhằm mở rộng ảnh hưởng trong thời bình và gia tăng lực lượng trong thời chiến. Điều này giúp Washington tiết kiệm tiền bạc, sức lực và sinh mạng trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Video đang HOT
Lính thủy đánh bộ Mỹ hành quân đến một địa điểm huấn luyện ở Iceland để tham gia tập trận Trident Juncture 2018 của NATO Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, bằng việc làm suy yếu hoặc cắt đứt những mối quan hệ này, Tổng thống Trump đang tạo ra một tình huống mà bất cứ xung đột quân sự nào nổ ra cũng có thể khiến Mỹ chịu tổn thất nặng nề hơn rất nhiều hoặc thậm chí bại trận, đặc biệt là với những đối thủ có sở hữu vũ khí hạt nhân như Nga hoặc Trung Quốc.
Tổng thống Trump muốn các đồng minh của Mỹ chi trả nhiều hơn cho liên minh giữa họ. Tăng cường “san sẻ gánh nặng” là mục tiêu của nhiều đời tổng thống Mỹ vì họ tin rằng sức mạnh của toàn khối liên minh sẽ tăng lên nếu năng lực quốc phòng của mỗi thành viên gia tăng. Tuy nhiên, quan điểm của Tổng thống Trump về vấn đề này trở nên rõ ràng hơn nhiều trong chuyến thăm châu Âu vừa qua: Ông xem binh sĩ Mỹ là lính đánh thuê được đồng minh của Washington trả tiền để bảo vệ họ.
Điều trùng hợp là vào thời điểm Tổng thống Trump ra lệnh rút lực lượng đặc nhiệm Mỹ khỏi Syria, nhà sáng lập công ty quân sự tư nhân Blackwater – ông Erik Prince – khẳng định đặc nhiệm Mỹ có thể được thay thế bởi những tay súng đến từ các nhà thầu quân sự tư nhân.
Tổng thống Trump từng nổi giận khi người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu thành lập quân đội riêng để nâng cao khả năng phòng vệ. Ông chủ Nhà Trắng không muốn các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chi tiền để tự vệ. Thay vào đó, ông muốn các nước này chi tiền cho quân đội Mỹ để được bảo vệ. Ông cũng muốn các nước này mua vũ khí Mỹ và trang trải cho việc triển khai binh sĩ Mỹ đến đó.
Christopher Dickey và Donald Kirk, hai cây bút của trang Daily Beast
Theo Nguoilaodong
Syria: Mỹ sẽ để lại 200 binh sĩ tại sau khi rút quân
Nhà Trắng ngày 21/2 tuyên bố, Mỹ sẽ để lại một nhóm nhỏ khoảng 200 binh sĩ gìn giữ hòa bình của nước này tại Syria trong một khoảng thời gian sau khi rút quân.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết, một nhóm nhỏ khoảng 200 binh sĩ gìn giữ hòa bình sẽ ở lại Syria trong một khoảng thời gian. Quyết định này đã được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
200 binh sĩ gìn giữ hòa bình của Mỹ sẽ ở lại Syria trong một thời gian. (Nguồn: AP)
Một tuyên bố của Nhà Trắng cũng cho hay, liên quan tới Syria, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí "tiếp tục phối hợp trong việc thiết lập một vùng an toàn tiềm năng".
Hồi tháng 12/2018, Tổng thống Trump đã ra lệnh rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi Syria sau khi đánh bại tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại đây. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng đã chịu nhiều sức ép từ các cố vấn yêu cầu điều chỉnh chính sách của ông nhằm đảm bảo sự bảo vệ đối với các lực lượng người Kurd đã hỗ trợ cuộc chiến chống IS và hiện có khả năng chịu sự đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Thegioi&VietNam
Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích Việc ban bố tình trạng khẩn cấp để xây tường biên giới cho phép Tổng thống Mỹ Donald Trump giữ chính phủ mở cửa mà không bị mất mặt với những người ủng hộ Quốc hội Mỹ hôm 14-2 thông qua dự luật chi tiêu, cung cấp 333 tỉ USD cho các cơ quan chính phủ đến cuối năm tài chính 2019 (tức...