Tủ đông gặp sự cố, 56 bệnh nhi ung thư mất tế bào gốc
Cac phu huynh lo lăng nêu không co tê bao gôc đê điêu tri kip thơi co thê các bệnh nhi sẽ măc ung thư lân nưa.
Mới đây, CBC News, một sự cố hy hữu đã xảy ra tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Tủ đông của bệnh viện không hoạt động khiến rất nhiều sản phẩm lưu trữ trong tủ không thể bảo quản được. Hậu quả, các tế bào gốc thu thập từ bệnh nhân, lưu giữ cho tương lai khi cần thiết không thể sử dụng.
Đại diện Bệnh viện Nhi Los Angeles đã gửi thư tới gia đình của 56 bệnh nhân để thông báo về sự cố đáng tiếc và trấn an việc này sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe của các em trong thời gian tới.
Tế bào gốc giúp các bệnh nhân điều trị ung thư. Sự việc mất tế bào gốc khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho số phận của con cái họ. Ảnh: Shutter Stock.
Nguyên nhân của sự cố được tiết lộ là cảm biến nhiệt độ của tủ đông không hoạt động. Bệnh viện đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể cứu vãn được tình hình.
Tin tức này khiến các bệnh nhân hoang mang bởi nó ảnh hưởng đến quá trình hóa trị và xạ trị. Sean Anderson Coronoa (13 tuổi) là một trong 56 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Cậu học sinh lớp 8 đã phải trải qua liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc khi được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn 4 vào tháng 11/2018.
Theo các bác sĩ, việc điều trị này giúp cậu bé thoát khỏi của ung thư trong 3 năm. Elizabeth Anderson, mẹ ruột của Sean, lo lắng việc mất đi các tế bào gốc sẽ khiến con trai không thể tái tạo lại chúng trong tương lai và có thể mắc ung thư lần nữa.
Video đang HOT
Tế bào gốc được sử dụng trong y tế dự phòng nhằm phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch. Chúng được lấy từ cơ thể bệnh nhân, hoạt hóa, nuôi cấy. Sau đó, tế bào này được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân bằng phương pháp truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào các khu vực cần điều trị.
Theo Zing
Làm sao để tăng hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh súp lơ xanh có khả năng chống ung thư vượt trội. Nó có thể tiêu diệt các tế bào gốc là những tế bào khiến ung thư phát triển và tái phát.
Shutterstock
Vậy liệu có cách nào để tăng thêm hiệu quả chống ung thư của súp lơ xanh?
Một sự kết hợp mạnh mẽ của mầm súp lơ xanh và bông súp lơ xanh có thể làm tăng hàm lượng của hoạt chất chống ung thư sulforaphane lên nhiều lần.
Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Trong khi súp lơ xanh là một nguồn phong phú của sulforaphane, thì mầm súp lơ xanh lại có hàm lượng sulforaphane cao đến mức của một siêu thực phẩm.
Mầm súp lơ xanh - cây con mới mọc mầm được 3 ngày, chứa hàm lượng sulforaphane cao gấp 10 đến 100 lần so với bông súp lơ xanh trưởng thành.
Chỉ cần một phần 28 gram mầm súp lơ xanh chứa lượng sulforaphane tương đương với gần 700 gram bông súp lơ xanh. Mầm súp lơ xanh đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ ung thư vú.
Kết hợp súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh làm tăng tác dụng chống ung thư lên 200%, theo The Epoch Times.
Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡngAnh, cho thấy rằng việc kết hợp bông súp lơ xanh với mầm súp lơ xanh có thể làm tăng tác dụng chống ung thư gần gấp đôi.
Theo Elizabeth Jeffery, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Illinois (Mỹ), chỉ cần ăn 3 đến 5 phần súp lơ xanh mỗi tuần là đủ để ngăn ngừa ung thư.
Nên hấp súp lơ xanh chỉ 2 - 4 phút
Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là súp lơ xanh còn chứa một loại enzyme sống gọi là myrosinase. Enzyme này rất cần để giúp hình thành chất có hoạt tính chống ung thư sulforaphane.
Vấn đề là nhiều người đã nấu quá chín súp lơ xanh. Nấu súp lơ xanh quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy enzyme myrosinase này.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần cho vào lò vi sóng trong 2 phút hoặc hấp trong 7 phút là đã phá hủy myrosinase.
Giáo sư Jeffery khuyên nên hấp súp lơ xanh chỉ trong 2 - 4 phút để bảo vệ enzyme này và các loại chất dinh dưỡng khác có trong súp lơ xanh.
Một cách khác để đảm bảo vẫn giữ đầy đủ enzyme myrosinase là ăn mầm súp lơ xanh sống. Trên thế giới đã có nhiều nguồn cung cấp mầm súp lơ xanh.
Các tác giả lưu ý rằng các loại thực phẩm có chứa sulforaphane khác, như mù tạt và củ cải, có thể được thêm vào súp lơ xanh để tăng cường tác dụng chống ung thư. Ví dụ, rải mầm súp lơ xanh lên bông súp lơ xanh. Hoặc có thể làm sốt mù tạt để ăn kèm với súp lơ xanh.
Các nhà nghiên cứu lưu ý những người sử dụng thực phẩm bổ sung bột súp lơ xanh rằng việc bổ sung không phải lúc nào cũng có tác dụng nếu các chất bổ sung không chứa enzyme. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng enzyme myrosinase khi kết hợp với bột súp lơ xanh cũng sẽ làm tăng hàm lượng hoạt chất chống ung thư sulforaphane.
Các nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ. Với 4 người đàn ông khỏe mạnh ăn riêng súp lơ xanh, bột súp lơ xanh hoặc kết hợp cả hai.
Mầm chứa đầy đủ enzyme myrosinase, trong khi bột súp lơ xanh có thể không có enzyme này.
Các thử nghiệm được thực hiện 3 giờ sau bữa ăn, cho thấy sự hấp thu sulforaphane tăng gần gấp đôi khi mầm và bột được ăn cùng nhau. Theo các nhà nghiên cứu, điều này chứng tỏ myrosinase từ mầm súp lơ xanh đã thúc đẩy việc hình thành hoạt chất chống ung thư sulforaphane không chỉ từ mầm mà còn từ bột súp lơ xanh, theo The Epoch Times.
Theo thanhnien
GS.TS. Mai Trọng Khoa: Miễn dịch là phương pháp cứu cánh cho bệnh nhân ung thư di căn, tái phát Tại hội nghị quốc tế TRANSMED vừa diễn ra 2 ngày tại Bệnh viện Bạch Mai, trong 40 công trình khoa học cập nhật các tiến bộ, công nghệ mới về điều trị ung thư, có các báo cáo của Việt Nam. Trong đó, công trình "Điều trị đích và điều trị miễn dịch trong ung thư" của GS.TS. Mai Trọng Khoa (Trưởng...